Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

bản tin SHDC số 194

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 194       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật thứ 2 phục sinh năm A, 27-4-2014
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Công Vụ Tông Đồ                    Cv 2,42-47
Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung.
Bài đọc 2 : Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ   1Pr 1, 3-9
Thiên Chúa cho chúng ta tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng.
Tin Mừng theo thánh Gio-an                                Ga 20,19-31
Tám ngày sau, Chúa Giêsu đến, có cả ông Tôma.
II- Ý Lễ : Nhỏ-Việt gk 7 : lễ cho ba Phêrô Bởi * a. Cán Txuân : lễ giỗ giáp năm vợ Maria Vân * gđ Tài-Dũng Tcai : lễ bình an * a. Côi, Tiên Phước : lễ cho em Vinhsơn Phòng * c. Nhung (Phòng) gk 5 : lễ bình an và xin ơn  * c. Tạo Tcai : lễ cho Lh Maria,Phêrô và CLH * 1 chị TB : lễ cho Đaminh-Maria và Lh thai nhi * gđ Viên-Đông Txuân : tạ ơn và bình an * anh Cang Txuân : lễ cho cha Bênêditô * gđ Thư-Liên gk 1 : lễ bình an * 1 người : lễ cho CLH thai nhi * gđ Hiền-Cúc gk 4 : lễ giỗ nội Phêrô Nhơn * bà Thu-Hiển Đ.Nai : tạ ơn / CLH ÔBTTiên / bình an và xin ơn * c. Nguyệt gk 1 : lễ cho anh, Giuse * c. Trinh gk 5 : lễ cho chồng Têphanô Hậu * gđ Cường-Hiền Tcai : lễ giỗ nội Phêrô-Maira và BNLH * gđ Diệp-Loan Txuân : lễ cho cha Bênêditô * ôb Hiền-Chung Txuân : lễ cho Lh Gioakim và dâu Monica * gđ Năng-Nghiêu LTrà : lễ cha mẹ, Gioan và Agata * nhóm Cầu Nguyện Lòng Chúa thương xót : lễ cầu như ý * chị Đợi gk 1 : lễ tạ ơn và bình an * chị Viên gk 1 : lễ cho Phêrô và BNLH * gđ Tuấn-Mai gk 8 : lễ tạ ơn,cầu bình an * gđ Hồng-Trang gk 8 : lễ tạ ơn, cầu bình an * chị Hương (Xầy) gk 8 : tạ ơn, cầu bình an
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 3-5 đến 9-5-2014 : Giáo khóm Tam Xuân
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- KIẾN THỨC CÔNG GIÁO : Chuyện giỗ chạp theo cách lương dân và cách của người công giáo.
Giải thích : làm người, ai cũng cũng có tổ tiên ông bà. Vì thế việc tưởng nhớ ông bà tổ tiên được xem là việc trọng, để luôn nhớ về cội nguồn. Các cụ mới qua đời lại càng được tưởng nhớ nhiều hơn qua việc cúng giỗ.
a- Với người lương, việc làm này nói chung là thờ kính ông bà, và được gọi là đạo ông bà. Tuy nhiên, đúng hơn phải gọi là phong tục chứ không phải là đạo, vì lẽ dễ hiểu là không có văn bản, giáo lý, chỉ là việc xưa bày nay bắt chước. Mỗi gia đình là một tổ chức tự thực hành phong tục, và dễ dàng theo cách của mình. Chẳng có qui định nào, hoặc một khoản luật nào để buộc con cháu phải làm thế này, thế kia.
Tuy rất là tự do, làm hay không, và làm thế nào cũng được, không sợ sai phạm, nhưng cách chung là mọi gia đình đều lo làm giỗ để tưởng nhớ người đã khuất. Giàu thì làm giỗ to, nghèo thì làm nhỏ, đơn sơ, nhưng là phải làm, vì có làm giỗ mới gọi được là thảo kính ông bà.
Người lương thường làm giỗ có hai phần : cúng (lo liệu trên bàn thờ) và giỗ (lo bữa ăn cho con cháu và người quen).
Cúng là việc quan trọng, vì quan niệm đời sau cũng như đời này, nên bàn thờ cúng phải có mâm cơm dâng các cụ, cùng với hoa quả, hương đèn, kể cả hàng mã... Mọi sự được dọn lên và đến giờ đã chọn thì người đại diện cúng lạy, cầu nguyện với người đã khuất, về chứng giám lòng con cháu.
Giỗ là cỗ bàn được bày ra cho con cháu và người thân họp mặt cùng ăn uống. Đây là việc phụ, nhưng lại trở thành chính, vì trước mắt, là sự tham dự của những người còn sống. Thế nên phải dọn cỗ ngon hoặc sang, để chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội. Có thể vì vậy, mà có những gia đình phải sạt nghiệp vì nhiều đám giỗ trong năm. Nhưng cũng có thể ngược lại tăng thu nhập, nhất là nơi nhà quan chức xã hội.
Hình thức cúng-giỗ nơi người lương được coi trọng và xem đó là lòng hiếu thảo. Tuy nhiên vẫn có thể bất toàn, như đã thấy : sống thì con chẳng cho ăn. Chết thì con lại làm văn tế…ruồi.
b- Người công giáo không hoàn toàn như vậy được, vì theo giáo lý, các cụ chết là về với Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả. Nơi Thiên Chúa, con người không còn phải đói khát, và nên như thiên thần, nên chuyện cúng giỗ được tổ chức tùy hoàn cảnh, và có phần khác với người lương.
        Trước hết, việc cúng được thay thế bằng ý lễ cầu cho người qua đời, và con cháu cùng đi dâng lễ, dự lễ. Bàn thờ và di ảnh không cần mâm cúng, có thể trưng bày hoa quả, hương đèn, và mọi người sum họp cùng nhau kinh nguyện cho người đã khuất. Đây là chuyện quan trọng.
Giỗ là bữa ăn thì tương tự với người lương, cùng nhau ăn uống, thể hiện tình nghĩa trong gia đình và xã hội. Vì là chuyện phụ, nên có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Vì thế, người giáo dễ dàng bị người lương hiểu lầm là theo đạo bỏ ông bỏ bà.
Thời gian là liều thuốc bổ, sẽ lần lượt giải tỏa những hiểu lầm và đố kỵ như chúng ta đã có thể thấy.
2- Khai mạc Tháng Hoa kính Đức Mẹ, tại hang đá, lúc 19g00, ngày thứ Năm 01-5, không có Thánh Lễ. Thiếu nhi dâng hoa Sau đó Đức Mẹ lên đường về các giáo khóm, với chương trình kinh nguyện tại gia đình như đã quen. Thứ tự dâng hoa các tối thứ bảy trong tháng : giáo khóm 8 – giáo khóm 9 – giáo khóm Tam Xuân – giáo khóm 5.
3- Ban Mục Vụ họp tối 1-5, tại Văn Phòng.

4- Góp Quỹ Bác Ái : chị Hoa (Lợi) gk 9 : 100.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét