Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

bản tin SHDC số 331

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 331      &      ' 0235.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH, 30-4-2017
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Công Vụ Tông Đồ                    Cv 2,14.22-33
Cái chết không tài nào không chế được Người mãi.
Bài đọc 2 : Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ   1Pr 1, 17-21
Anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn là Đức Kitô.
Tin Mừng theo thánh Lu-ca                                  Lc 24,13-35
Họ đã nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh.
II- Ý Lễ : Gđ Khánh-Thảo gk 2 : lễ Lh Giuse* ô Lân Úc : tạ ơn hoàn công, cầu cho BNLH* Sơ Đào : lễ giỗ mẹ, Anna* c. Vân (Thuận) gk 7 : lễ cho Cố Bênêditô* gđ Đạt-Hiệu An Phú : cầu bình an, và Lh thai nhi* ôb Thụy-Khương gk 1 : lễ giỗ Lh Giuse, cầu bình an* Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ : lễ cho Lh cố Giuse mới qua đời* ôb Chiến-Nguyệt gk 3 + gđ Lộc-N.Anh gk 3 : lễ giáp năm cho Lh Têrêxa Hà* Giới Trẻ T.kỳ : giáp năm bạn Têrêxa / lễ cho cố Giuse*  cháu ngoại ở NTrang : giỗ cụ Maria Được* gđ Long-Thuận gk 3 : lễ giỗ Lh Anna* gđ Quang-Ninh gk 4 : lễ cho CLH / cầu bình an* a. Trung gk 7 : giỗ vợ Anna Thủy* gđ Tin-Khoe TPhú : giỗ 49 ngày ba Phêrô Hạnh / giỗ mẹ chồng (lương)* c. Hương gk 8 : tạ ơn, cầu bình an* c. Trinh (Cán) TXuân : giỗ mẹ, Maria Vân* gđ Thanh-Hiền gk 8 : lễ cho CLH và 2 con* c. B. Tuyết gk 6 : lễ CLH vô danh.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
Từ chiều 06-5 đến 12-5-2017 : Giáo Khóm Đoan Trai
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- Bước vào Tháng Hoa 2017 :  đây là tháng quan trọng, cao điểm của sinh hoạt cộng đoàn nơi các Giáo Khóm, và đặc biệt, do việc bầu chọn Ban Mục Vụ nhiệm kỳ mới, nên càng cần được chú trọng hơn nữa trong sinh hoạt Giáo Xứ.
Khời đầu : chiều tối ngày đầu tháng, thứ Hai 01-5, cộng đoàn dâng lễ tại Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức của Giáo Xứ. Tại đây, sau Thánh Lễ, anh chị em nhóm kính lòng Chúa thương xót sẽ thay mặt cộng đoàn xứ đạo dâng hoa khai mạc. Sau đó, cộng đoàn, tuỳ mỗi người, dâng lên Mẹ các nhu cầu cần thiết của chính mình, của gia đình mình, bằng các tâm nguyện được viết trên giấy (nhận nơi cuối Nhà Thờ sau Thánh Lễ Chúa Nhật), đặt trong lư hương đang tỏa hương, như lời Thánh Vịnh 141, câu 2 : "ước chi lời con nguyện, như hương trầm bay tỏa trước Thánh Nhan, được Chúa thương chấp nhận như của lễ ban chiều".
Và cuối cùng, các vị đại diện Giáo khóm lên đón nhận tượng Đức Mẹ, đem về Giáo khóm cùng Mẹ đi thăm viếng các gia đình và kinh nguyện với nhau. Đặc biệt, trong ngày chỉ định, Cha quản xứ và Ban Mục vụ đương nhiệm đến thăm, kinh nguyện và chủ trì việc bầu chọn những con người mới, lo việc phục vụ dân Chúa. Xin mời mọi người lớn nhỏ đều cố gắng tham dự. Không phải cứ tránh buổi họp mặt này là thoát được sự tín nhiệm của cộng đoàn.
Xin cộng đoàn cầu nguyện cùng Chúa và Đức Mẹ, để Giáo khóm mình tuyển chọn được những anh chị em có tâm, có tầm, đứng lên tiếp tục cùng các anh chị em nhiệm kỳ trước phục vụ dân Chúa trong tươi vui, hy sinh với nhau cho Hội Thánh được phát triển tốt. Hễ Giáo khóm đã chọn được người, thì Giáo Xứ cũng sẽ theo đó, có được những người nhiệt tình, phục vụ cấp độ lớn hơn. Bởi vì cách tổ chức của chúng ta là bầử cử theo chế độ đại nghị. Giáo khóm bầu chọn người cho Giáo khóm xong, thì các đại biểu này sẽ họp lại bầu chọn người cho cấp Giáo Xứ, từ những người đã được chọn. Giáo khóm nào có người được tiến lên Giáo Xứ, thì người dự bị của Giáo khóm sẽ tiến lên thay vào đó.
Cộng đoàn chúng ta sẽ có kết qủa bầu cử hai cấp này vào lễ Bổn Mạng Giáo Xứ, kính Thiên Chúa Ba Ngôi ngày 11-6, dưới hình thức lễ nghi bổ nhiệm, như đã tổ chức hai lần trước (2010 và 2013).
2- Các tối Thứ Bày trong tháng Hoa, cộng đoàn tham dự dâng hoa trước, vào lúc 19g00, và Thánh Lễ sau đó tại Hoa Viên Đức Mẹ Lữ Hành. Legio Tam Kỳ mừng BM tối 13-5.
Đặc biệt, tối thứ Bảy 13-5, Cha tân Tổng Đại Diện sẽ thay mặt Đức Cha Giáo Phận đến dâng lễ, mừng kính biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima đúng 100 năm. Đức Cha bận công vụ, gặp gỡ đồng hương Quảng Nam tại Sàigòn nên không thể về kịp, đã ủy thác lại cho Cha TĐD, là cha Bonaventura Mai Thái.
Xin Ca đoàn lễ Trà Kiệu "thử giọng" trong Thánh Lễ này.
3- Xin mời Ban Mục Vụ họp thứ Năm đầu tháng.

4- Góp Quỹ Bác Ái :  gđ Thanh-Hiền gk 8 : 300k + 1 chị gk 9 : 200k

bản tin SHDC số 330 (trễ)

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 330      &      ' 0235.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH, 23-4-2017
KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Công Vụ Tông Đồ                    Cv 2,42-47
Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung.
Bài đọc 2 : Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ   1Pr 1, 3-9
Thiên Chúa cho chúng ta tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng.
Tin Mừng theo thánh Gio-an                                Ga 20,19-31
Tám ngày sau, Chúa Giêsu đến, có cả ông Tôma.
II- Ý Lễ : (3 tuần) Cộng đoàn GK 8 : cầu bình an* 1 chị Thái Bình : lễ cho Lh Giuse* gđ Thảo-Bích gk 6 : lễ Lh Đaminh-Maria và thai nhi* gđ Tân-Mến+Thượng-Thắm gk 6 : lễ ngoại Maria, mới qua đời* c. B.Tuyết gk 6 : CLH thai nhi* c. Trang (Sương) TXuân : lễ mẹ, Anna Cư, cầu bình an, như ý* gđ c. Lựu gk 3 : lễ 100 ngày chồng Phêrô Nghĩa* gđ Tiên-Hương gk 1 : tạ ơn, cầu bình an* gđ Hùng-Nữ gk 2 : lễ cho ba GB Đào, Giuse và Matta* c. Báu gk 6 : lễ cho mẹ Maria, mới qua đời* gđ Sửu-T.Ba TXuân : Lh thai nhi và cầu bình an* c. Nhung (Phòng) gk 5 : tạ ơn, cầu bình an* gđ Chiến-Nguyệt gk 3 : xin ơn Phục Sinh cho Têrêxa* c. Thường TCai : Lh cha Bênêditô* gđ Hiền-Cúc gk 4 : lễ giỗ nội Phêrô Nhơn, BNLH* gđ Tuấn-Nguyệt TXuân : lễ cố Bênêditô và mẹ Anna* b. Phi gk 6 : lễ 49 ngày mẹ Catarina* gđ Châu-Thủy gk 1 : giỗ cha Bênêditô* gđ Tuấn-Tám gk 4 : giỗ Lh Phêrô* c. B. Tuyết gk 6 : xin ơn Chúa Phục Sinh* gđ Thu-Tình gk 9 : bình an, Lh thai nhi* c. Danh TMy: CLH thai nhi* c. Hoa gk 5 : bình an* ôb Nghĩa-Cao usa : lễ tạ ơn* gđ Thuần-Thao gk 6 : lễ BNLH gia đình* c. Viên gk 1 : Lh Phêrô và Lh mồ côi* gđ Thám-Tin TXuân : Lh thai nhi* Nhựt-Linh Sg : ơn hiệp nhất gia đình + bình an cha mẹ* ôb. Hiển-Thu BHòa : lễ CLH / tạ ơn, bình an/ Lh Giuse-Phêrô và BNLH* gđ Dung-Lợi LTrà : bình an và xin ơn* ôb Lân-Mai (Úc) : lễ ÔBCM và ACE, cầu bình an* ôb Cảnh-Đoàn gk 1 : Lh anh Giuse* ô. Trung TXuân : tạ ơn* c. Nguyệt gk 1 : lễ kính lòng Chúa thương xót* ô Anh TĐàn : lễ cho vợ Maria/ tạ ơn* c. Hoàng-Vui TPhú : tạ ơn, cầu bình an* c. B. Tuyết gk 6 : cầu bình an* b. Hoa gk 7 : giỗ chồng Phêrô Bởi.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
Từ chiều 29-04 đến 05-5-2017 : Giáo Khóm Trà Cai
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- CHƯƠNG TRÌNH THĂM VIẾNG, ĐỌC KINH VÀ CHỦ TỌA BẦU CỬ TẠI CÁC GIÁO KHÓM, trong tháng 5 :
Tháng Hoa, các gia đình trong Giáo Khóm thăm viếng, đọc kinh chung với nhau. Cha quản xứ và Ban Thường Vụ HĐGX xếp lịch để đến thăm, kinh nguyện và sau đó chủ tọa, giám sát việc bầu chọn người tham gia Ban Mục Vụ nhiệm kỳ sắp tới.
Thứ Hai 01-5 : Khai mạc tại tháng Hoa tại Hang Đá Lộ Đức.
Thứ Ba 02-5 : Giáo Khóm 1       Thứ Tư 03-5 : Ca đoàn tập hát
Thứ Năm 04-5 : Họp Ban MV      Thứ Sáu 05-5 : Giáo khóm 2
Thứ Bảy 06-5 : dâng hoa           Chúa Nhật 07-5 : Giáo khóm 3
Thứ Hai 08-5 : Ca đoàn tập hát Thứ Ba 09-5 : Giáo khóm 4
Thứ Tư 10-5 : Ca đoàn tập hát  Thứ Năm 11-5 : Giáo khóm 5
Thứ Sáu 12-5 : Giáo khóm 6      Thứ Bảy 13-5 : Dâng Hoa
Chúa Nhật 14-5 : Giáo khóm 7 Thứ Hai 15-5 : Ca đoàn tập hát
Thứ Ba 16-5 : Giáo khóm 8        Thứ Tư 17-5 : Ca đoàn tập hát
Thứ Năm 18-5 : Giáo khóm 9     Thứ Sáu 19-5 : Gk Trà Cai
Thứ Bảy 20-5 : dâng hoa           Chúa Nhật 21-5 : Gk Đoan Trai
Thứ Hai 22-5 : Ca đoàn tập hát Thứ Ba 23-5 : Gk Tam Phú
Thứ Tư 24-5 : Ca đoàn tập hát  Thứ Năm 25-5 : Gk Tam Xuân
Thứ Sáu 26-5 : Gk Lý Trà          Thứ Bảy 27-5 : dâng hoa bế mạc
Thứ Hai 28-5 : Ca Đoàn tổng duyệt, chuẩn bị cho ĐH Trà Kiệu
          Việc bầu chọn người làm việc trong Giáo Xứ là quan trọng. Chúng ta tìm và chọn người có khả năng giúp đỡ, phục vụ anh em, phục vụ việc chung. Trong cái nhìn Đức Tin, đây là một hồng ân, hơn là gánh nặng. Vì thế, không phải cứ vắng mặt trong cuộc họp là được thoát khỏi trách nhiệm. Nếu cộng đoàn vẫn dồn phiếu cho, thì mặc dù vắng mặt, bạn vẫn phải đón nhận nhiệm vụ này. Xin hãy cộng tác với Ơn Chúa để làm cho Hội Thánh địa phương mình được tươi đẹp. Cha quản xứ không hề tác động, chỉ chủ trì mà thôi.
2- Các lớp Giáo Lý vào học sau Lễ Chiều nay như thường lệ, chỉ trừ 3 lớp lớn (9–10–11), vì tham gia sinh hoạt Hùng Tâm Dũng Chí trong Cụm, tổ chức tại Giáo Xứ An Hòa vào Chúa Nhật này 23-5. Các thầy cùng đi với các em.

3- Góp Quỹ Bác Ái Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thứ Sáu Tuần Thánh : Tam Kỳ : 6.590.000$ + Chu Lai : 1.434.000$ = 8.024.000đ, đã gửi về TGM.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

người tín hữu mà lại "vô thần", bài của Đc Vũ Văn Thiên

Người tín hữu vô thần

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Cách nay chừng hai thập kỷ, hai chữ “vô thần” luôn gợi lên trong tâm trí chúng ta một ý thức hệ chính trị đối nghịch với các niềm tin tôn giáo. Hệ thống chính trị này luôn phê phán, tuyên truyền bóp méo, kỳ thị, thậm chí là tìm cách xóa bỏ các tôn giáo. Trong bối cảnh xã hội hôm nay, vô thần không chỉ là khái niệm dành cho những người kỳ thị tôn giáo hoặc vô tín ngưỡng, mà còn diễn tả một tình trạng đáng lo ngại nơi người Kitô hữu: đó là những người mang danh là tín hữu, nhưng lối sống của họ ngược lại với những gì họ tuyên xưng. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Mátta sáng 23-3-2017 vừa qua đã nói đến những người tín hữu bịt tai trước lời mời gọi của Chúa và ngài gọi họ là những người tín hữu vô thần.

Đức Thánh Cha nói: “Khi chúng ta không chăm chú nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ lánh xa Ngài và quay lưng lại với Ngài. Nếu chúng ta không lắng nghe Lời Ngài, chúng ta sẽ tìm nghe những lời khác…Khi khước từ Lời Chúa và khi cứng lòng, chúng ta sẽ trở thành những người công giáo bất trung, những người dân ngoại, và tệ hại hơn, những người công giáo vô thần, bởi vì chúng ta không yêu mến Thiên Chúa hằng sống” (Nguồn: Zenit, 24-3-2017). Theo vị Chủ chăn của Giáo Hội, khước từ Lời Chúa (mà ngài gọi là “điếc”) sẽ dẫn đến tình trạng thờ ngẫu tượng, tức là tôn thờ vật chất và những đam mê trần tục. Việc chối bỏ Lời Chúa cũng dẫn đến hậu quả là lầm lẫn trong nhận định, trong phân biệt giữa điều thiện và điều ác.

Người Kitô hữu có Lời Chúa là kim chỉ nam cho cuộc đời. Chúa Giêsu đã so sánh những ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, sẽ giống như người xây nhà trên nền đá, luôn bền vững trước bão tố mưa sa. Ngược lại, những ai không thực hành Lời Chúa giống như người xây nhà trên cát, sẽ sập đổ khi nước lũ dâng tràn (x. Mt 7,24-27). Thiên Chúa vẫn luôn luôn ngỏ lời với chúng ta, qua Giáo Hội và qua những biến cố xảy đến xung quanh, nhất là qua Lời Chúa trong Thánh Kinh. Thiếu ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta mất phương hướng và đi trong lầm lạc.

Trong thực tế, tình trạng những tín hữu vô thần khá phổ biến nơi các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta.

Có những người tin Chúa mà vẫn vô thần, vì họ không gặp gỡ Chúa và tâm sự với Ngài trong lời cầu nguyện. Vì thế, trong đời sống của họ thiếu những “khoảng lặng” để suy tư về hạnh kiểm của mình. Đối với họ, Thiên Chúa chỉ giống như một khái niệm. Đức Giêsu chỉ thuần túy là một nhân vật lịch sử xa xưa và giáo huấn của Người cũng chỉ là một mẫu gương luân lý. Người tín hữu không cầu nguyện giống như xác không hơi thở. Thánh Gioan Maria Vianey đã viết: “Lời cầu nguyện cần thiết cho người tín hữu, giống như mưa cần thiết cho đất trở nên màu mỡ”. Quả vậy, lời cầu nguyện là cầu nối giúp ta gặp gỡ Chúa, tiếp nghị lực siêu nhiên từ Ngài. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI khẳng định: “Tin là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó, một định hướng dứt khoát” (Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu, số 1). Sự gặp gỡ này thể hiện qua lời cầu nguyện. Đời sống nội tâm giúp ta càng ngày càng gắn bó với Chúa, nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc. Cảm nhận được sự hiện diện cao quý ấy, chúng ta sẽ mở rộng con tim, chăm chú lắng nghe và thực hiện lời Ngài. Ý thức được sự hiện diện của Chúa trong đời, chúng ta sẽ sống cao thượng hơn đối với những người xung quanh, sẽ dễ dàng tha thứ cho những xúc phạm. Xác tín có Chúa đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc sống, chúng ta sẽ nhìn mọi sự việc, mọi con người với cái nhìn mới, bao dung quảng đại và kiên nhẫn vị tha. Như thế, khi sống ở đời này, dù còn nhìn thấy Chúa mờ mờ như trong gương, lòng chúng ta đã kiên vững và được sưởi ấm, vì chúng ta tin vào sự hiện diện và tình thương yêu của Ngài trong giờ phút hiện tại. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Tôi kêu mời mọi Kitô hữu ở khắp nơi, ngay lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Đức Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 3).

Có những người tin Chúa mà vẫn vô thần, vì ngôn hành của họ trong cuộc sống đời thường không tương ứng với đức tin mà họ tuyên xưng. Đối với họ, giáo lý Kitô giáo rất cao đẹp và đầy tính nhân văn, nhưng chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà không được thể hiện trong cuộc sống. Nói cách khác, đời sống của họ không được xây dựng trên nền tảng đức tin, cũng không được đức tin soi dẫn. Lời Chúa mà họ nghe thường xuyên, chỉ giống như những thông tin trên các phương tiện truyền thông. Hậu quả là có những người mang danh công giáo mà vẫn gian dối, vẫn chia rẽ bè phái. Khi không ưng ý trong Giáo Hội thì họ phản ứng theo kiểu thế gian. Với một đức tin hời hợt và bề ngoài, khi phải lựa chọn, họ sẵn sàng nghiêng về phía lợi lộc vật chất và từ bỏ Luật Chúa; sẵn sàng gạt bỏ tiếng nói của lương tâm để nghe theo tiếng gọi của tiền bạc. Đây đó, vẫn có trường hợp cha mẹ công khai chối bỏ đức tin để con mình được vào học tại một số trường chuyên ngành hay làm việc ở một số cơ quan của nhà nước. Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Không phải tất cả những ai nói với Thầy: ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’, là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Do ảnh hưởng của quan niệm xã hội ngày nay, nhiều cá nhân và hội đoàn có khuynh hướng phô diễn đời sống đức tin qua những sinh hoạt tôn giáo sầm uất, nhưng tiếc thay, chỉ dừng lại bề ngoài. Vì thế, họ coi nhẹ việc học giáo lý để củng cố đức tin và tình hiệp nhất giữa các thành viên của một hội đoàn đạo đức. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc lên án những người biệt phái và luật sĩ. Người ví họ như những mồ mả tô vôi, bên ngoài thì đẹp đẽ, bên trong thì thối tha. Chúa Giêsu đã nhắc lại giáo huấn của ngôn sứ Isaia, lên án những người chỉ tôn thờ Chúa bề ngoài như sau: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệngcòn lòng chúng thì lại xa Ta (Mc 7,6).

Trong phần kết thúc bài giảng tại nhà nguyện thánh Mátta, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy kiểm điểm lương tâm trước mặt Chúa qua những câu hỏi: “Tôi có chuyên tâm nghe Lời Chúa không?”; “Tôi có cứng lòng trước lời dạy của Chúa không?; “Tôi có đánh mất lòng trung tín với Chúa và chạy theo tôn thờ những ngẫu tượng đang tràn lan trong cuộc sống hôm nay không?” “Phải chăng tôi đã đánh mất niềm vui của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu?”. Thiết tưởng mỗi chúng ta cần suy tư nghiêm túc để trả lời những câu hỏi này, nhờ đó Mùa Chay trở nên mùa hồng phúc cho chúng ta.

Mến Chúa, yêu người, đó là hai điều răn trọng nhất của Kitô giáo. Nói đúng hơn, đó chỉ là một điều răn duy nhất, tức là tình yêu. Tình yêu ấy hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân. Người tín hữu đúng nghĩa là người thực thi tình yêu, yêu Chúa và yêu người. Chúa Giêsu đã đưa ra tiêu chí cho tình yêu này: Mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như mình ta vậy. Thực hành được những tiêu chí này, chúng ta sẽ là người Kitô hữu đích thực. Thiếu những điều kiện trên, chúng ta có nguy cơ trở thành vô thần.

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: ‘Các ngươi chớ cứng lòng’ ” (Tv 94, 8). Ước gì mỗi chúng ta hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu tâm can, trở nên con người mới, để hình ảnh của Chúa luôn tỏa rạng nơi cuộc đời tín hữu chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Nguồn:Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

bản tin Sinh Hoạt Dân Chúa số 329

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 329      &      ' 0235.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm A, 09-4-2017
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Ngôn Sứ I-sai-a                        Is 50,4-7
Tôi sẽ không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ, tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Bài đọc 2 : Thư gửi tín hữu Phi-lip-phê              Pl 2, 6-11
Đức Kitô đã tự khiêm tự hạ, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Người.
Bài Thương Khó theo thánh Mát-thêu               Mt 26,14 - 27,66
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
II- Ý Lễ : bà Thiết gk 7 : lễ cho Lh Gioakim-Anna-Giuse* c. Quy gk 9 : lễ giỗ ÔBCM* a. Tiệm TB : Lh Đaminh* Vân Anh-Mừng : Lh Đaminh* gđ Long-Trình TCai : xin ơn, cầu bình an* gđ Quang-Huyền gk 7 : lễ cho ba Phêrô và CLH* gđ Khoe-Tin TPhú : lễ cho ba Phêrô Hạnh, cầu bình an* gđ Long-Nhung gk 4 : cầu bình an* gđ Thuận gk 2 : giỗ ba Phêrô và CLH* c. Thúy gk 3 : lễ 49 ngày chồng Phêrô Thức* ôb Cảnh-Đoàn gk 1 : giỗ ÔBTT Maria-Catarina* c. Tố Trinh (lương) : giỗ chồng Giuse Quang* Giới Trẻ T. Kỳ : lễ Thánh Tịnh,Bổn Mạng* gđ Việt-Diễm gk 7 : giỗ bà Anna* c. Trinh (Cán) TXuân : lễ giỗ mẹ, Maria* ô. Việt (Mỹ) : lễ cho em, Maria Nam* gđ Hà-Tâm gk 7 : tạ ơn* c. Kiểm-Đường gk 6 : lễ ÔBTT* c. Hậu-Thuyền gk 7 : lễ CLH* c. Tạo TCai : giỗ mẹ.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
Từ chiều 15-04 đến 21-4-2017 : Giáo Khóm 9
từ chiều 22-4 đến 28-4 : Nhóm Cầu Nguyện
   Lòng Chúa thương xót
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH :
Chúng ta bước vào Tuần Thánh, Tuần Thương Khó của Chúa Giêsu. Truyền thống Phụng Vụ và kinh nguyện trong tuần này giàu ý nghĩa và phong phú trong cách sinh hoạt. Từ những hình thức đơn sơ bình dân với cách ngắm đứng Cuộc Thương Khó của Chúa, quen gọi là Ngắm Lễ Đèn, đến các lễ nghi đặc biệt trong Tam Nhật Vượt Qua, tất cả đều nói lên trọng điểm đời sống Đức Tin của người tín hữu. Vì thế, Hội Thánh mời gọi các tín hữu sốt sắng tham dự các ngày Tuần Thánh, với chương trình như sau :
1- Thánh Lễ : lúc 5g30 sáng các ngày Thứ Hai – Ba - Tư
2- Ngắm Lễ Đèn : lúc 18g45, các tối thứ Hai – Ba – Tư, (dành thời gian còn lại cho ca đoàn Trà Kiệu tập hát). Có bảng phân công các bài ngắm do Ban Mục Vụ sắp xếp. Xin người có phiên, chịu khó dọn đọc, ngâm nga sốt sắng.
3- Tam Nhật Vượt Qua :
3/1- Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, lúc 5g30, Thánh Lễ Truyền Dầu Thánh tại NT Chính Tòa, qui tụ các Linh Mục chung quanh Đức Giám Mục Giáo Phận. Cuối lễ là nghi thức bổ nhiệm các Thừa Tác Viên Rước Lễ. Giáo Xứ Tam Kỳ có 4 người trong dịp này.
3/2- Chiều tối Thứ Năm Tuần Thánh : lúc 19g00, nghi thức Rửa Chân và Thánh Lễ kỷ niệm việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể. Sau Thánh Lễ, kiệu Thánh Thể Chúa sang Nhà Tạm và chầu Thánh Thể tới nửa khuya. Xin xem bảng phân công, và mỗi người nên theo phiên của giáo khóm mình, nhất là phiên càng về sau, thường bị vắng vẻ, ít người chịu khó chia sẻ với đau khổ tủi nhục của Chúa Giêsu. Nhà Thờ vắng Chúa. Nhà Tạm để trống.
3/3- Chiều tối Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày ăn chay nhiệm nhặt : lúc 18g30, cộng đoàn đi đàng Thánh Giá quanh Nhà Thờ, khởi đầu việc tưởng niệm cuộc  thương khó của Chúa. Sau đó trong Nhà Thờ, không có Thánh Lễ, nhưng cử hành Lời Chúa, Hôn Chân Thánh Giá và Rước Lễ. Trong ngày thứ Sáu, Cha xứ và thầy xứ sẽ đi thăm kẻ liệt, người già trong Giáo Xứ, giúp Rước Lễ Mùa Chay và Phục Sinh.
3/4- Tối thứ Bảy Tuần Thánh, lúc 19g00, tập trung từ sân nhà xứ, làm phép Lửa và rước Nến Phục Sinh. Mỗi người cần có nến riêng. Lễ Thánh Thủy ngoài sân Nhà Thờ. Anh chị em tân tòng được lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm vào đêm nay.
3/5- Chúa Nhật Phục Sinh, lễ Cả, Là ngày nghỉ ngơi việc xác : lúc 7g00, Thánh Lễ trọng kính mừng Thiên Chúa Phục Sinh. Trường Giáo Lý được nghỉ học ngày lễ cả.
Mong rằng không có ai bỏ mùa Lễ Cả này, và sốt sắng tham dự các buổi cầu nguyện, nghi lễ Tuần Thánh, để Chúa chúc lành.
4- Góp Ngân Sách Giáo Phận : ngày 26-3, tổng kết số tiền Giáo Xứ Tam Kỳ góp Ngân Sách Giáo Phận năm 2017 là : 65.434.000đ, với 253 người/hộ trong danh sách. Con số của năm ngoái 2016 là : 34.494.000đ với 213 người/hộ góp vào. Như vậy, năm nay, cộng đoàn Giáo Xứ nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sinh hoạt chung của Giáo Phận. Xin cám ơn.  

5- Góp Quỹ Bác Ái : thầy Đề gk 7 :200k + Chị Hoa gk 9 : 200k + anh chị Long-Hà Tam Xuân : 200k+ Quý Chức : 214k

chữ NHẪN của Tổng Thống Abraham Lincoln, hay

Bị gọi là ‘thằng đóng giày’, Tổng thống Lincoln đáp trả ra sao?

  • In bài này 
  • Gửi Email bài này
Thứ Tư, 05 tháng Tư năm 2017 09:00
Tác Giả: SE sưu tầm

lincoln 1

Là vị Tổng thống thứ 16, Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có. Câu chuyện nổi tiếng của ông dưới đây cho người ta nhiều dư vị.

Lincoln là con thứ hai trong một gia đình nông dân ở biên giới nước Mỹ. Mẹ mất sớm, từ nhỏ Lincoln đã phải lao động chân tay rất vất vả, làm thuê, khuân vác trong nông trại. Xuất thân có phần thấp hèn, lại không có được sự nghiệp chính trị ấn tượng tuy nhiên năm 1860 ông bất ngờ đắc cử Tổng thống nhờ chính sách ôn hoà, yêu hoà bình của mình.

Tất nhiên, việc Lincoln lên đứng đầu Nhà Trắng đã vấp phải những chỉ trích dữ dội. Các đối thủ thường buông lời dè bỉu và gọi ông là “gã nông dân”. Trong một cuốn tự truyện, Lincoln cũng tự miêu tả thời trai trẻ của bản thân mình như là “một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi”.

Các nghị sĩ Mỹ khi ấy đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, thuộc giới tinh hoa, thượng lưu trong xã hội. Việc một anh đóng giày như Lincoln đột nhiên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực cao nhất khiến họ không cam lòng.


Tổng thống Lincoln đọc diễn văn.

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Lincoln đã phải đối diện với thử thách. Trong khi ông đang đọc diễn văn nhậm chức, một nghị sĩ đứng dậy ngắt lời: “Thưa ngài, xin hãy nhớ rằng cha ngài đã từng đóng giày cho cả nhà tôi”. Tất cả cười ồ lên sảng khoái.

Thế nhưng Lincoln vẫn bình tĩnh, ngừng bài diễn văn của mình và tự tin đáp trả: “Tôi biết cha mình đã từng đóng giày cho cả gia đình ngài cũng như nhiều nghị sĩ khác. Bởi lẽ không người thợ nào có thể làm tốt như ông. Xin hỏi đã có ai trong các ngài phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng hay chưa? Chính tôi cũng biết đóng giày, nếu muốn tôi cũng có thể đóng cho các ngài một đôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng vô cùng tự hào về người cha của mình, một người thợ giày xuất sắc”.

Các nghị sĩ nghe xong đều im bặt. Họ thực sự cảm thấy một dư vị nào đó. Họ đã công kích Lincoln bằng những thứ lời lẽ dè bỉu cay nghiệt nhất. 

Nhưng đáp lại thái độ ấy là gì? Là một sự bao dung to lớn, sự điềm tĩnh vĩ đại của một người quân tử.

Sau đó, có người khuyên Lincoln trả đũa tay nghị sĩ nọ. Nhưng ông mau chóng gạt đi và nói: “Khi tất cả chúng ta trở thành bằng hữu thì sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào”. Phải là người có tấm lòng bao dung, rộng lượng như thế nào mới có thể “lấy đức báo oán” như vậy?

lincoln 2

Abraham Lincoln và tướng McClellan.

Vậy bí quyết nào đã giúp Lincoln hành xử cao thượng được như thế?

Tất cả có lẽ nằm ở chữ “Nhẫn”. Có thể nói, lòng nhẫn chịu là một truyền thống của người Á Đông. Từ xưa, đã có rất nhiều tấm gương chịu đựng nhẫn nhục làm việc lớn, được hậu thế nghìn đời tán thưởng như Việt Vương Câu Tiễn hay Hàn Tín.

    Nhẫn không phải là lùi bước, yếu hèn, nhu nhược mà là một loại cảnh giới, là đặt mình cao hơn đối phương, và bao dung họ.

Nội hàm của chữ “Nhẫn” (忍) là rất sâu sắc, ở trên là bộ “Đao” (刀), ở dưới là chữ “Tâm” (心). Nhìn từ cấu trúc con chữ thì có thể hiểu ra ý tứ là: 

Người biết nhẫn nhịn chính là có thể chịu được nỗi đau như là dùng dao mà đâm vào tim vậy. Tổn thương như thế đúng là quá sức chịu đựng của người thường. Dù bị kiếm đâm, dao cắt nhưng chữ “Tâm” kia vẫn vững vàng như bàn thạch, vẫn bất động.

Người biết nhẫn chịu thường là người có thể đạt được thành tựu. Việt Vương Câu Tiễn nếm mật, nằm gai suốt 10 năm, chịu bao tủi nhục trong tay kẻ thù cuối cùng cũng đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, rửa được mối thù. Hàn Tín chịu nhục chui háng kẻ vô lại sau này trở thành rường cột quốc gia, khai quốc công thần nhà Hán, danh thơm muôn thuở.

Nhẫn là một loại tu dưỡng tinh thần, là một cảnh giới của bậc quân tử. Thất phu chịu nhục thì tuốt kiếm tương đấu. Còn người quân tử coi chịu nhục là cơ hội để tu rèn tâm tính.

Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nhẫn được việc nhỏ, người ta mới có được tĩnh khí, sự điềm tĩnh. Một khi có được tĩnh khí thì mới có thể thanh tỉnh đầu óc, tĩnh tĩnh mà nhìn nhận vạn sự xảy ra trong đời, từ đó thấu được quy luật của vũ trụ.

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

thêm một bài mữa về cái khó và hay của tiếng Việt thân thương

Viết Về Nước Mỹ:Học Tây, Học Ta

31/03/2017Tác giả: Lại Thị Mơ
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.

* * *

Mẹ nó vừa đậu xe vào garage, là con Du-Đì và thằng Dim- Mì, đã xô cửa vào nhà, ngúng nguẩy than phiền với bà ngoại:

- Ngoại ơi, đi học tiếng Việt boring lắm.

Bà ngoại ở trên lầu, lật đật chạy xuống:

- Sao mà boring? vui chứ con.

Bà ôm cả hai đứa cháu vào lòng dỗ dành. Con Judy và thằng Jimmy, mà bà cứ gọi là Du-Đì và Dim-Mì.

Chả là bà thuộc về những người thích dấu huyền, mà nhà văn Đặng Trần Huân gọi người Việt mình ở Mỹ. Chữ nào cũng cho dấu huyền hết (cho dễ nói ấy mà). Hồi xưa thì Ma cì Macys, bây giờ thì Gú Gồ Google, Áp Pồ Apples…

Vì thích dấu huyền nên bà gọi thằng Tommy là Tô Mì, Jimmy là Dim Mì, Judy là Du Đì. Sau đó mỏi miệng quá bà chỉ gọi tắt con Du, thằng Mì, thằng Dim tụi nó cũng biết nói đứa nào. Nghe mãi cũng quen, bố mẹ cũng nói theo luôn.

Hai đứa nhóc đang cằn nhằn bà ngoại bắt đi học tiếng Việt ở nhà thờ mỗi sáng Chủ Nhật, thay vì được ngủ nướng ở nhà. Bà cứ dỗ ngon dỗ ngọt: các con không biết tiếng Việt thì làm sao nói chuyện với bà được. Bà đâu có biết tiếng Mỹ, mai kia lớn theo bà về VN làm sao nói chuyện được với ông bà nội và cousins. Các con còn nhiều cousin lắm, vẫn còn ở VN.

Nghe lời bà ngoại, hai đứa cháu cũng chịu đi học tiếng Việt ở nhà thờ VN mỗi sáng Chủ Nhật. Cô giáo mặc áo dài, tay lúc nào cũng cầm cây thước gỗ( mà chúng nó bảo dài và to lắm). Cô bắt tất cả phải ngồi im một chỗ, trong khi ở trường, lớp mẫu giáo của chúng nó được chạy lung tung trong lớp, miễn đừng mở cửa ra ngoài là OK.

Đi học tiếng Việt, cô cứ nhắc: im lặng, còn cây thước thì cô liên tục đập chan chát trên bàn. Những chữ thông thường cô nói im lặng thì con Du và thằng Dim hiểu,vì có bà ngoại nói mỗi ngày. Tuy nhiên những đứa không có ông bà ở chung. Bố mẹ quen nói tiếng Mỹ ở nhà, nên chúng cứ tỉnh bơ. Buộc lòng những ngày đầu, cô giáo phải xen thêm tiếng Mỹ: quiet, zip your mouth…

Cô bắt phát âm a,b,c bằng tiếng Việt. Cô là người ở miền Nam trước kia, nên cô dạy phát âm a, bê, cê, dê, đê… chứ không có theo kiểu cờ lờ mờ. Học xong 24 chữ cái, cô sẽ dạy ghép vần. Cô đọc bê o bo huyền bò. Khi mất nước, cô đã lớn, nên cô không biết đánh vần bờ o bo huyền bò. Cô dạy kiểu nào, không quan trọng, vì khi nhuần nhuyễn, trẻ em chỉ còn đọc nhẩm trong đầu, có ai đọc to lên nữa đâu.

Thằng Dim và con Du khúc khích kể cho bà ngoại nghe, chỉ có phát âm hai chữ con bò mà thằng Kenny nói mãi cũng không được. Nó cứ nói ngọng “coong bo”. Trong khi cô khen Jimmy và Judy nói rõ lắm, chẳng có ngọng chút nào cả. Tưởng chuyện gì? Chúng nó còn biết gọi quả chuối, vì bà ngoại không bao giờ hỏi: con có ăn banana không? Được đà chúng còn chỉ vào bức tranh trên tường, nói với cô giáo: đây là con vịt. Chữ vịt tròn trịa là niềm hãnh diện của bà ngoại dạy cho cháu ở nhà. Con vịt chứ không phải là con dịt. Thằng Dim và con Du cười ha ha khi nghe bà dặn dò. Có bà ngoại ở chung, các cháu banana, mà bà hay gọi đùa là Mỹ con, ngoài vàng trong trắng biết gọi trái cây hàng ngày được bà cho ăn, bằng tiếng Việt: quả chuối, quả táo, quả cam. Chỉ có vậy thôi, nhưng mỗi khi họ hàng gặp nhau. Bà ngoại cũng vui lắm, vì ai cũng tấm tắc khen cháu bà giỏi quá. Các cháu bà còn biết nói: chúc mừng năm mới mỗi khi tết đến.

Con Du và thằng Dim thắc mắc: con là chuối, còn bà là gì? bà nói tao là xoài, ngoài vàng trong cũng vàng luôn. Hai đứa bé cười ha ha, đặt ngay nickname cho bà là bà ngoại xoài.

Cô giáo bảo Du và Dim nói giỏi rồi, nhưng phải học đọc và viết nữa.Vì khi cô chỉ chữ con bò, Du đâu có biết cái gì. Du chỉ thấy hình mới biết.

Hai đứa cháu cằn nhằn cô giáo Việt Nam “ dữ” quá, cô của chúng nó ở trường đâu có screaming, lúc nào cô cũng nói nhẹ nhàng. Quả thật làm cô giáo ở VN thường bị mấy ông chồng dèm pha, bà ấy quen hét ở trường rồi, nên về nhà ít khi nào nói thấp giọng. Làm sao mà không hét, khi trong lớp sĩ số không bao giờ dưới 50, lớp dạy Toán ở trường Văn Học của thầy Trần bích Lan còn hơn một00 người. Học trò ngồi chen vai thích cánh, chứ có qui định dưới con số 25 như ở đây đâu.

Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Dạy học ở VN là trên đe dưới búa, nhất là sau ngày quê nhà đổi chủ. Kiếm được chút tiền lương ít ỏi, kèm theo 13kg và một ít nhu yếu phẩm, cô thầy giáo phải chịu bao điều khổ tâm. Bắt thi đua hết cái này tới cái khác từ tham gia lao động XHCN, đi quét đường quét sá ngày Chủ Nhật. Cho tới phấn đấu thành giáo viên tiên tiến của nhà trường cách mạng.

Họ dùng chữ lưu dung cho những giáo viên của chế độ cũ được giữ lại, như một ân sủng của chế độ mới. Họ dùng những tiếng thật kêu nhu yếu phẩm, nhu yếu gì mà chỉ có nửa kg đường và 13 kg gạo. Ai làm người đó ăn, ngày xưa dù là cấp bậc hạng bét trong Quân Đội VNCH là binh nhì vẫn có lương vợ con. Chủ mới không có cho phụ cấp, ai làm người đó hưởng. Học trò miền Bắc thì phá như quỷ, hỗn như gấu. Làm sao không hét được.

Tuy cằn nhằn, nhưng sau vài tuần hai đứa bé bắt đầu thích đi học sáng Chủ Nhật. Chúng biết đếm từ 1 tới 100, nhưng không thể phát âm mười lăm (15), hai mươi lăm (25). Mà chỉ có thể nói mười năm, hai mươi năm… mỗi lần như vậy bà lại nói: bà sợ hai chữ mười năm lắm, bà nhớ khẩu hiệu mười năm trồng cây, cứ ra rả phát ra suốt ngày từ cái loa phóng thanh trong xóm ngày xưa vẫn còn ám ảnh. Bà nói hai mươi năm là 20 years, chứ không phải là số 25. Em gái tôi gạt đi, kệ chúng nó bà ơi, cũng như mình nói ngọng tiếng Anh, tụi Mỹ vẫn hiểu như thường. Hai mươi lăm với hai mươi nhăm mấy khi nào dùng đến.

Chẳng biết khi nào đám trẻ mới đọc được một bài học thuộc lòng. Bởi vì các cô giáo chỉ đi làm thiện nguyện nên cũng đi dạy bữa đực bữa cái. Bà chỉ mong sao cháu bà đọc được kha khá, để bà còn dạy cháu ca dao tục ngữ, hoặc nghe bà kể chuyện cổ tích.

Quê nhà xa xôi, là một cái gì xa vời bà không với tới được. Mấy đứa cháu bà đã mang chúng về quê hương bằng những bát canh rau muống nấu với tôm khô. Để cậu Út đi làm về reo lên: hôm nay bà nấu món “thanh long quá hải”, rồng xanh qua biển là món ăn thường xuyên của cả nhà, khi ông ngoại còn ở trong trại cải tạo. Ngày xưa nghèo khổ mới phải ăn rau muống. Qua đây ăn rau muống đắt hơn ăn thịt gà. Em tôi khi vượt biên được nhận vào Mỹ sau 7 tháng 7 ngày ở đảo. Những ngày trên đảo ăn uống thiếu thốn, qua định cư bên Mỹ phải vừa đi học vừa đi làm. Không có tiền mua xe, phương tiện di chuyển là xe bus hay xe lửa. Đi chợ chỉ mua 3 món là gà, cải bắp và táo. Đã mấy chục năm vẫn còn ngán. Nhưng đặc biệt qua Mỹ, người Việt không ai bị ám ảnh về rau muống, mà trái lại ai cũng thích. Ngày xưa làm gì rau muống chui vào được nhà hàng. Bây giờ thì trái lại nhà hàng sang mới có món rau muống xào tỏi. Vì họ tính rất mắc. Hình như trong các món còn mang nét quốc hồn quốc túy, mà người Việt tha hương mang ra hải ngoại, đó chính là món rau muống xào tỏi. Để rồi các bà nội trợ cả Nam lẫn Bắc đều thi đua khoe tài: gỏi rau muống (có tôm thịt húng nhũi), dưa rau muống (lấy toàn cọng), canh chua rau muống…

Bà ngoại nói rằng, người Bắc đi tàu há mồm vào Nam, mang theo hạt rau muống. Người Bắc ăn rau muống nhiều đến nỗi bị chế diễu là dân rau muống. Còn người Nam thích ăn giá sống (người Bắc ăn giá phải trụng nước sôi). Từ đó Bắc kỳ gọi Nam kỳ là dân giá sống,

Về mặt ăn uống người Việt không bỏ được rau muống. Thì về cách suy nghĩ thầy cô giáo người Việt vẫn có một khoảng cách với học trò. Không thể nào họ có thể ngồi chênh vênh trên một quả banh, đặt ở bờ hồ bơi của trường. Học sinh tiểu học sẽ xô thầy xuống hồ rồi cười nắc nẻ. Chúng nó tha hồ bắn súng nước vào mặt thầy, hay làm đủ thứ trò để hành hạ thầy cô giáo của chúng. Đây là ngày hội của trường (school fair) các thầy cô phải làm hề cho trẻ con cười thoả thích. Trước khi rời trường trung học, học sinh cuối cấp còn được phép làm trò tinh nghịch gọi là prank. Có một trường vào ngày prank, bánh xe của các thầy cô đều bị xì hơi xẹp lép. Hoặc chúng lật ngửa bàn ghế ở các phòng. Có lần chúng lọt vào được lớp nhỏ hơn, đem giấu hết back pack, báo hại con nít khóc um sùm.

Còn ở trường đại học, gây quỹ kiếm tiền gọi là frundrazer, thầy cô mặc quần áo bơi, phải nhảy ùm xuống bơi, Mỗi khi có em nào mua vé ủng hộ. Người mua được quyền yêu cầu tên người nhảy. Đây là dịp cho học trò trả thù các thầy cô hắc ám. Cuối năm còn có mục đánh giá thầy cô từ phong cách giảng dạy, tới cách giao tiếp với học sinh. Ở nước dân chủ, người ta không hề trù dập người khác vì những lời góp ý. Không phải cứ là người lãnh đạo là luôn luôn đúng. Nobody perfect.

Vì cô giáo người Việt quá nghiêm trang, hơn nữa quan niệm của người lớn, lúc nào cũng chỉ muốn nhồi nhét kiến thức. Cha mẹ chỉ muốn con có kết quả tốt, điểm cao mang về. Nên đi học thêm tiếng Việt, trẻ con thấy quá đơn điệu, chỉ có vào lớp ê a, rồi về. Không có trò chơi, chỉ có bảng đen và phấn trắng. Nếu môn tiếng Việt được chính thức dạy ở trường, có lẽ học sinh mau tiến bộ. Vì chúng nghĩ là sự bắt buộc (mandatory), còn tới nhà thờ bữa đực bữa cái, và dạy không có phương pháp, nên cũng không hiệu quả lắm. Nhất là ở nhà cha mẹ cũng không khích lệ bằng cách dùng tiếng Việt ở nhà. Vì vậy trình độ tiếng Việt của trẻ em cũng bị hạn chế. Ở lớp tiếng Việt chỉ có những em nhỏ (đa số dưới 10 tuổi), các teenagers không thích ngồi ở những lớp này. Bơi ngược giòng thì rất mệt, vì vậy chuyện để thế hệ banana đọc được sách báo tiếng Việt không dễ dàng thực hiện. Mặc dù có nhiều trẻ nói rất sõi với ông bà cha mẹ ở nhà bằng tiếng Việt, nhưng đọc để hiểu được ca dao tục ngữ VN, như ước mơ của bà ngoại Judy và Jimmy, mãi mãi vẫn chỉ là ước mơ.

Ở những nơi có cộng đồng người Việt đông đảo. Như Việt Báo cũng có tổ chùa cho các em nhỏ viết văn. Đây là mục mà bà ngoại thích nhất. Bà mơ ước sẽ có ngày kể cho cháu nghe chuyện Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa để cho cháu biết nỗi thiệt thòi của những đứa trẻ mồ côi. Bà vẫn tin rằng nếu các cặp đôi còn nghĩ đến con, đừng quá ích kỷ, có lẽ họ sẽ không dễ dàng bỏ nhau. Để đưa đến cảnh tan đàn xẻ nghé nhan nhản như hiện nay.

Rồi tới nghi lễ tôn giáo, mai đây vô chùa, kinh sách viết bằng tiếng Việt, làm sao trẻ con đọc được. Ma chay cúng kiếng chắc cũng bỏ từ từ. Khi có người thân mất, trẻ con chỉ ngồi cho có mặt, hoàn toàn không có một chút ý thức gì về nghi lễ tụng niệm của Phật Giáo.

Ngoại trừ có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật trong nhà. Các cháu bà cũng gọi cha mẹ của chúng là bố và mẹ, bà là bà. Không có mom, dad, grandma gì cả. Ấy vậy khi nói chuyện với bạn, chúng cũng biết nói my mom như bạn của chúng. Đó là phong cách Việt vẫn duy trì trong nhà. Bà ngoại lúc nào cũng nhắc: mình là người Việt, các con phải luôn luôn nhớ điều đó.

Biết ăn các món ăn Việt, nói tiếng Việt dù không phải trơn lu lu, đọc lõm bõm, viết được vài chữ chúc tết, để gửi về chúc tết ông bà nội con ở VN. Đó là tất cả cố gắng của bà ngoại ráng duy trì nguồn gốc Việt của một gia đình lưu vong trên xứ Mỹ.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi.
Mẹ hiền ru tiếng ru xa vời, à à ơi tiếng ru muôn đời.
Vâng mãi mãi, người Việt còn tiếng Việt còn.
Đó là ước muốn muôn đời của những người già nhắn nhủ cho con cháu sau này. Luôn luôn hãnh diện: Tôi Là Người Việt Nam./.

Lại Thị Mơ

Bản tin Sinh Hoạt Dân Chúa số 328

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 328      &      ' 0235.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY năm A, 02-4-2017
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en                 Ed 37,12-14
Ta sẽ đặt Thần khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh.
Bài đọc 2 : Thư gửi tín hữu Rô-ma                      Rm 8,8-11
Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, ngự trong anh em.
Tin Mừng Thánh Gio-an                                       Ga 11, 1-45
Chính Thầy là sự Sống Lại và là Sự Sống.
II- Ý Lễ : Gđ Tuấn-Huệ gk 8 : lễ giỗ Lh Anna và Maria * b. Tám gk 7 : CLH mồ côi* ô. Rương Chiến gk 5 : lễ BNLH gia đình* b.Thiệu-Cân TCai : giỗ mẹ Maria, và con* ôb Khẩn-Nga gk 5 : lễ Catarina Vi và Têrêxa Hà* c. Hường (Hò) gk 7 : cầu bình an* ôb A-Minh NTrang : tạ ơn* gđ Nam-Thúy gk 5 : tạ ơn* các con-cháu gk 3 : lễ 49 ngày cụ Luxia Bá* c. Ân gk 1 : giỗ nội Giuse-Catarina* c. Xuân gk 6 : lễ tạ ơn* c. Phương : giỗ chồng, Giuse Thuận* gđ Chung-Dung gk 1 : lễ tạ ơn* a. Luật gk 6 : giỗ mẹ, Maria Luôn* c. B. Tuyết gk 6 : lễ các em Maria, Anna, Tôma* gđ Nghĩa-Nhung gk 6 : lễ ÔBTT và Lh Phaolô.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
Từ chiều 08-04 đến 14-4-2017 : Giáo Khóm 8
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- TUẦN THÁNH đang đến.
Theo cách tính 40 ngày Chay gồm cả ngày Chúa Nhật, thì tuần lễ thứ 5 Mùa Chay là tuần cuối cùng. Tuần Thánh đang đến, tuần sau, khởi đầu với Lễ Lá, sẽ là Tuần Lễ đặc biệt nhất trong năm, với ý nghĩa ngày nào cũng được gọi là ngày thánh của tuần thánh, để sẽ kết thúc vào Lễ Thánh Thủy, đêm Vọng Phục Sinh.
Vậy cộng đoàn Giáo Xứ chúng ta sẽ cùng nhau sống đạo mạnh mẽ hơn thường, cùng nhau tham dự đông đảo các nghi thức Tuần Thánh, theo ý nghĩa là "để cùng chết với Chúa Kitô và được cùng Người sống lại".
Lịch phục vụ trong tuần thánh, ngoài đơn vị chính là cộng đoàn Giáo Khóm 8, sẽ còn thêm danh sách người phục vụ, được Ban Mục Vụ sắp xếp và mời gọi tham gia.
2- Thống Hối Mùa Chay : kết thúc Mùa Chay với lòng sám hối, ăn năn vì đã đóng đinh Chúa vào thập giá, cộng đoàn Giáo Xứ sẽ cùng nhau thống hối, và xưng tội, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, vào chiều tối mai, thứ Hai 03-4, lúc 18g00. Các cha trong giáo hạt Tam Kỳ sẽ đến giúp giải tội, cho hối nhân được ơn Hòa Giải. Đặc biệt, anh chị em để lòng nguội lạnh, ơ hờ với ơn Tha Thứ của Chúa đã lâu, rất nên và cần được mọi người động viên đi xưng tội. Mùa Chay là mùa thống hối, trở về với Chúa mà !
3- Khóa Học Giáo Lý Dự Tòng và Hôn Nhân mới, khóa 1/2017, sẽ bắt đầu, vào tối thứ Tư 05-4, lúc 19g30, tại nhà xứ. Xin mời các anh chị đang chuẩn bị kết hôn, biết sớm lo liệu cho nhau, thì cùng đến tham dự. Khóa Học này sẽ kéo dài trong 6 tháng theo luật Giáo Phận qui định, là sẽ kết thúc vào đầu tháng 10, với mỗi tuần lễ đi học 3 buổi tối. Những năm qua với các khóa học đều đặn, (2 khóa/năm), đã đem lại kết quả tương đối tốt lành, các anh chị bước vào đời sống gia đình công giáo, hoặc hưởng phép chuẩn, đều có cơ hội và ý thức sống đạo. Xin các phụ huynh, cha mẹ thúc đẩy con cái biết lo lắng đời sống đạo với các Bí Tích hợp pháp, hơn là để lỡ "bị cháy", rồi lo liệu cách bất hợp pháp, không có Bí Tích Hôn Phối... khổ cho mình, khó cho người liên hệ.
4- Giới Trẻ Gx mừng Bổn Mạng, Thánh Tịnh (Phaolô Lê Bảo Tịnh) vào tối thứ Tư 5-4. Hiện nay Giới Trẻ đang cố gắng hình thành tổ chức và sinh hoạt đều, thường lệ vào tối Chúa Nhật, được thầy xứ và vài anh chị gia trưởng tham gia làm gương mẫu. Mong rằng Giới Trẻ đáp ứng được mong ước của Hội Thánh, và cùng tham gia tốt ngày Giới Trẻ Giáo Phận, 8-4 tại Giáo Xứ Phú Thượng, có Đức TGM Girelli, Đại Diện Tòa Thánh đến chủ tọa. Các cha mẹ nên nhắc bảo con cái tham gia sinh hoạt, cùng nhau tập làm việc thiện, quan tâm đến những con người có hoàn cảnh đặc biệt để giúp đỡ.
5- Ban Mục Vụ họp tháng 4, vào tối thứ Năm đầu tháng, 6-4, dự kiến việc bầu cử Ban Mục Vụ mới vào tháng 5, và phân công tháng Hoa sắp đến. Xin mời đến họp đông đủ.

6- Góp Quỹ Bác Ái : bà Sanh Trà Cai : 200k.