Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Bản tin SHDC số 118


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 118        &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM B, 30-9-2012
I- LỜI CHÚA               xin xem trước
Bài đọc 1 : Sách Dân Số                                         Ds 11, 25-29
Anh ghen dùm tôi à ? Phải chi toàn dân đều là ngôn sứ !
Bài đọc 2 : Thư Tông đồ Giacôbê                         Gc 5,1-6
Tài sản của các ngươi đã hư nát
Tin mừng theo thánh Mác-cô                       Mc 9, 38-43.45.47-48
Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi
II- Ý Lễ : chị Huệ Lý Trà : lễ cầu bình an * gđ Thế-Tuyền gk 6 : lễ giỗ cha Giuse Phúc * gđ Triều Phi Đoan Trai : lễ bình an cho mẹ * chịTiên gk 8 : lễ cho Lh Têrêxa * chị Kiểm gk 6 : lễ cho cha Antôn Thái và tạ ơn * ôb Anh-Ngát gk 4 : lễ cho hai em Gioan Baotixita và Augustinô mới qua đời * bà Điểm gk 5 : lễ xin ơn Chúa Thánh Thần * ôb Hùng Lý Trà : lễ cho Lh Giuse và CLH * Cộng đoàn gk 9 :lễ mừng Bổn Mạng, Đức Mẹ Mân côi * bà Thiết gk 7 : lễ tạ ơn * cô Phương gk7 : lễ cho chồng,Lh Giuse * gđ Quỳnh-Nguyệt gk 6 : lễ tạ ơn * anh Vọng : lễ cho Lh Anna và Đaminh* bà Phấn gk 5 : lễ cho cha mẹ Giuse, Isave.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 06-10 đến 12-10 : Giáo Khóm Lý Trà
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Tháng Mân Côi trở lại với các con cái của Đức Mẹ. Các gia đình trong giáo khóm lại lên đường đến với nhau để cùng nhau kinh nguyện, thăm viếng. Đặc biệt, lần này, trong giờ kinh, giáo xứ chúng ta cùng xử dụng tập sách nhỏ 20 Mẫu Kinh Gia Đình, do Nhóm Gia Đình Chúa ở Sàigòn phát hành. Qua đó, giờ kinh được linh động, ngắn gọn, để thực hiện. Xin cha mẹ cho con cái tham gia kinh nguyện giáo khóm với mình, vì đó là thành phần thừa kế đức tin của chúng ta.
2- Trong Thánh Lễ tối thứ Bảy, 06-10, sẽ có nghi thức Rửa Tội Dự Tòng kết thúc khóa học I/12 cho các anh chị. Đợt này có 6 người tân tòng. Sau đó các anh chị học chung Giáo Lý Hôn Nhân với các bạn khóa II/12 trong 1 tháng.
3- Tin về Ban Bác Ái giáo xứ. Ngày thừ Tư 5-9 vừa qua, Ban Bác Ái Caritas giáo xứ đã long trọng mừng lễ Bổn Mạng, kính Chân Phước Têrêxa Calcutta. Qua đó, cộng đoàn cầu nguyện để công việc bác ái được thực hiện êm đềm và nhẹ nhàng trong cộng đoàn, theo Lời Chúa dạy.
Xét về tổ chức, Ban BAXH Caritas giáo xứ trực thuộc Ban BAXH Caritas Giáo Phận do cha Macxenlô Đoàn Minh làm Giám Đốc. Khi hữu sự, như thiên tai thảm họa, hoặc trong kế hoạch nhân đạo như khám chữa mắt... Ban BAXH giáo xứ nhận chỉ đạo từ cấp Giáo Phận. Thế nhưng cấp Giáo Phận không tạo kinh phí cho cấp giáo xứ. Tất cả phải tự lo tại địa phương. Như vậy rõ ràng tổ chức Bác Ái Caritas ngày nay không còn như ngày xưa, được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ.
Kể từ khi thành lập ngày 6-8-2010, Ban BAXH Caritas giáo xứ đã tự tổ chức sinh hoạt, qua thành viên là các ông bà trưởng giáo khóm, xem xét tình hình anh chị em gặp lúc túng ngặt, cần giúp đỡ, đã thực hiện một số việc thăm viếng và trợ giúp người giáo, người lương, kẻ đau ốm liệt lào, người làm lại mái tôn. Tất cả cậy vào nguồn kinh phí do những người thiện tâm nơi khác góp vào cho Cha xứ, còn tại giáo xứ chúng ta thì chưa có kế hoạch.
Tuy nhiên, từ sau lễ Bổn Mạng của Ban BAXH, đã có một số anh chị em vui vẻ góp chút ít hy sinh để Ban BAXH giáo xứ thêm nguồn làm việc. Đó là : chị Kim Tiên gk 8 : 100 + chị Hoa Lợi gk 9 : 200 + chị Liễu-Hạnh gk 5 : 300 + anh chị Tín-Minh gk 5 : 500. Xin cám ơn quí anh chị em và xin kêu gọi tinh thần tự nguyện việc thiện nơi cộng đoàn.
4- Họp Ban Mục Vụ tháng 10, tối thứ Năm 4-10.
5- chúc mừng l Têrêxa Hài Đồng, Bn Mng mt s bà và chị em, trong thánh lễ tối thứ Hai, 01-10.

những truyện ngằn hay hay


Truyện cực ngắn..đọc...sao cay mắt quá !!!

Ước mơ

Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...

Phấn son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

Nghỉ lễ

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”

Ngày cưới của cha

Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quành quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng
như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...

Lòng tin

Xe ngừng…
- Mận ngọt đây! ...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá! ...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho

Lời hứa

Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”

Ba

Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghỉ cho khỏe.
Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.

TÌNH BẠN

Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".
Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị
chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".
 Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá? "
 Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".
 .....Hãy học cách viết trên cát và đá ...

Khoe

Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?" .... Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận"
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố ...

Chuyện của nội

Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...

Nhạt

Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
 Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
 ...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.
 Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...
...............................................

Anh Hai

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm ĐH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”


Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
 - Cua rang muối thật đó mẹ.
 Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
 - Còn răng đâu mà ăn?!
..........................................


Bàn tay

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... Mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... Chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
.................................................. ..

Ba

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…
...........................................



 (Quỳnh Châu)

 Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm.
Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái dỗ dành : "Ngoại có đi đâu!Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín.
Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo :"Mẹ có đi đâu!Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

Cái bóng (Hải Âu)

 Ông luôn phàn nàn về cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn mà gia đình dành cho mình. Ông chê bà ít học, chẳng tương xứng với sự lịch lãm của ông. Mọi việc ông thường tự quyết, chẳng coi bà vào đâu. Bà tồn tại bên ông như cái bóng lặng lẽ trong cuộc sống chung có nhiều thăng trầm.
Một ngày, bà nhẹ bỏ ông sau một cơn bạo bệnh. Ông ra vào ngẩn ngơ như thể đang kiếm tìm. Nhà thiếu bà, ông mới thấy rõ những khỏang trống. Ông nhận ra sự lịch lãm cũng chẳng tạo nên được một gia đình nếu thiếu đi sự hy sinh, chịu đựng âm thầm của bà..

Bố và con (Trần Ninh Bình)

Anh phụ trách công việc giao tế ở một công ty, lúc nào cũng tươi tắn, lịch sự và hòa nhã. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, buổi tối tắm rửa xong, đang nằm đọc báo trên giường trải drap trắng toát thì con bé bốn tuổi, mồ hôi mồ kê, chân tay lấm láp trèo lên. Anh cau mặt gắt con sao không chịu đi rửa chân tay trước. Con bé mếu máo :" Bố ơi, từ sáng tới giờ bố chưa mi con cái nào!"

Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)

 Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ...".



NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG DIỆU AN

 Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.

Lát nữa về (Phạm Thu Hiền)

Anh chị lấy nhau được 5 năm. Gia đình bất hòa nhưng có đứa con cũng đỡ phần nào.
Ngày ngày, khi chị đi làm, đứa con nhỏ ba tuổi thường khóc đòi chị. Chị dỗ dành :
- Nín đi con ! Lát mẹ về.
Năm sau, anh chị ly dị. Tòa cho anh nuôi đứa bé. Chị ôm nó khóc. Nó nhìn chị, ngây thơ :
- Nín đi mẹ ! Con đi chơi với ba, lát con về..


Vòng cẩm thạch (Jang My)

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường...Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiệc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía , cười :
- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

Cần thiết (T.T)

Ngày cô theo gia đình định cư ở nước ngoài, Thầy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, Thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón Thầy sang, nhưng Thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.
Một lần gọi điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi : "Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền". Cười buồn, Thầy ôn tồn đáp : "Anh chỉ cần em".

Nuôi mẹ (Nguyễn Thị Thao)

Con ở Đức về, giàu có, đón mẹ ra nuôi.Con dâu hồ hởi, cơm quà cho mẹ chu đáo. Giường mẹ màn mới, quạt riêng.
Mẹ như vàng.

Chồng biếu mẹ mọi thứ. Thương mẹ, anh hay gần gũi, trò chuyện, lại gởi quà về quê. Vợ nhìn soi mói. Bữa ăn thiếu đậm đà. Tối đến màn chẳng mắc. Lạnh nhạt...
Mẹ thành bạc.

Mẹ ốm, nằm một chỗ, khó ăn, khó ngủ, ho... Chồng chăm mẹ. Một mình vất vả mọi việc, vợ bực bội và lạnh lùng : "Xem thế nào đưa mẹ về quê..."
Mẹ thành rác vứt bờ tre.

Xót xa

Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
 - Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
 Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
 - Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
 Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.
 Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:
 - Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!

Tô mì
  
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..  
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Tìm hiểu Tin Mừng theo thánh Gioan


TÌM HIỂU PHÚC ÂM IV - PHÚC ÂM THÁNH GIOAN ( 1 )
NGUYỄN HỌC TẬP

Văn sĩ  Origene ở Alexandria ( Ai Cập ), thế kỷ III, một trong những nhà bình luận tiên khởi và thời danh nhứt về Thánh Gioan, đã xác định như sau, đối với một người biết đọc Phúc Âm Thánh Gioan:

   - " Không ai có thể biết được ý nghĩa Phúc Âm Thánh Gioan, nếu người đó không phải là người đã dựa đầu vào ngực Chúa Giêsu và đã được đón nhận từ Chúa Giêsu Mẹ Maria làm mẹ mình ".

Là bản văn có phẩm chất thần học cao, là  " đoá hoa giữa các Phúc Âm ".
Khởi đầu từ Clemente Alexandrino ( thế kỷ II - III sau Thiên Chúa Giáng Sinh), Phúc Âm Thánh Gioan được định nghĩa là quyển " Phúc Âm thiêng liêng " và định nghĩa đó vẫn được tiếp tục trải qua bao nhiêu thế kỷ.

Phúc Âm Thánh Gioan được viết với ngôn từ bí nhiệm và ít quen thuộc so với các Phúc Âm khác, ít được đọc hơn các Phúc Âm khác trong Giáo Hội thời tiên khởi, nhưng là con đường hoàn hảo hơn cả để đi đến hiểu biết tận cùng câu hỏi được các Phúc Âm khác đặt ra: căn tính đích thực của Chúa Giêsu là gì ?
Khởi đầu Phúc Âm của ngài bằng Lời Tựa, Thánh Gioan đã đi ngược lên đến nguyên thủy mạc khải sứ mạng con người của Chúa Giêsu:
   - " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời ".
Ngôi Lời nhập thể nơi con người - Chúa Giêsu, vẫn luôn luôn cư ngụ nơi cung lòng Chúa Cha:
   - " Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa ".
và khi Ngôi Lời hằng hữu mở mình ra, hội nhập vào trong thời gian để làm cho mình trở nên
   - " ...và Ngôi Lời đã nhập thể ",
Ngôi Lời ẩn che chính mình, để nhường chỗ cho bản tính nhân loại, trong tầm mức mỏng dòn, yếu hèn và đau khổ của nhân loại.

Phúc Âm Thánh Gioan được cấu trúc bằng nghệ thuật, theo một  khung sườn chính xác.
Lộ trình hướng dẫn suốt cả những gì được tường thuật lại đó là mục đích nhằm tuần tự tiến bước mạc khải ra Chúa Giêsu và như vậy, tuần tự cho thấy tiến triển đức tin và lòng cứng tin.
Trong mỗi giai đoạn, chính Chúa Giêsu là Đấng mạc khải chính mình, nhưng trước sự mạc khải của Người, con người bị bắt buộc phải quyết định: hoặc tin. hoặc không tin.
Các giai đoạn được sắp xếp tuần tự, giai đoạn nầy kế tiếp giai đoạn khác, làm cho công cuộc mạc khải dần dần tiến lên: Chúa Kitô luôn luôn càng lúc càng nói cho chúng ta biết sứ mạng của Người và con người càng ngày càng tỏ ra lòng cứng tin của mình.
Tính cách thảm đạm của những gì Thánh Gioan tường thuật càng thể hiện rõ hơn nữa, nếu chúng ta lưu ý rằng đối với Thánh Gioan, so với tác giả Phúc Âm, việc quyết định ngay từ bây giờ, trong chính đời sống cá nhân của mình, theo Chúa Kitô hay chống lại, là những gì đã tiên báo cho biết cuộc phát xét cuối cùng.
Ngay từ bây giờ, phải chọn ánh sáng hay bóng tối, giữa đức tin và lòng cứng tin, giữa tình yêu thương và thái độ dững dưng, giữa cái chết và sự sống.

Thánh Gioan, tác giả Phúc Âm, mà các họa sĩ thường phát hoạ ngài bằng hình biểu tượng chim đại bàng, sẽ lôi kéo người đọc lên cao đến Đời Sống bất tận, mà chúng ta đã ở dưới trần gian nầy có được , ngay từ bây giờ, tùy theo độ lượng mà chúng ta yêu thương anh em.

Cần phải có một tâm hồn suy niệm để thưởng thức được Phúc Âm Thánh Gioan.
Khi chúng ta vừa bắt đầu đọc Phúc Âm Thánh Gioan yên tĩnh và chăm chỉ, chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng tùy thuộc vào Phúc Âm ngài.
Và chúng ta sẽ còn mang theo Phúc Âm Thánh Gioan cho đến lúc xuống mồ.

I - Tác giả. 
Truyền thống xa xưa của Giáo Hội đều đồng thuận gán quyển Phúc Âm IV cho Gioan, con của ông Zêbêđê.
Một truyền thống xác nhận thánh Gioan là tác giả Phúc Âm IV, chúng ta cũng có thể tìm được lý chứng chính trong Phúc Âm.
Chính Phúc Âm cũng nói lên rằng văn bản Phúc Âm tùy thuộc vào một nhân chứng mắt thấy tai nghe. đó là một người Do Thái hoàn toàn biết rõ biến cố ở Palestine :

   - " Người xem thấy việc nầy đã làm chứng và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em cũng tin " ( Jn 19, 35).

Các nơi chốn và thời điểm không được đề cập đến trong các Phúc Âm Nhất Lãm, nhưng được xác định một cách chính xác trong Phúc Âm Thánh Gioan, ở tại hồ nước Betsaida ( Jn 5,2) , " Pilato đặt Người  ngồi ở một nơi gọi là Litostroto, tiếng Do Thái gọi là Gabbata " ( Jn 19, 13), mà các nhà khảo cỗ đã xác nhận chính xác những gì Thánh Gioan đề cập đến.

Đối với người đọc mới quen thuộc với Phúc Âm Thánh Gioan lần đầu, văn bản Phúc Âm cho biết ít nhứt được phat hành hai lần.
Thật vậy, ở các chương 20 và 21, chúng ta có hai đoạn kết luận:
   - " Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mắt các môn đệ; những những dấu lạ đó không đưọc ghi chép trong sách nầy. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người " ( Jn 20, 30-31).
Đoạn kết luận thứ hai:
   - " Chính môn đệ nầy làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
Còn nhiều điều khác Chúa Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra " ( Jn 21, 24-25).

Bởi đó các nhà nghiên cứu thấy được trong bản văn các dấu vết của " cuộc phát hành phức tạp ". được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau.
 Giai đoạn đầu,  có liên hệ với truyền thống truyền khẩu, liên hệ với thánh Gioan trong bối cảnh Palestine, trực tiếp liền sau khi Chúa Giêsu chết đi và trước năm 70 ( sau Thiên Chúa Giáng Sinh), năm Giêrusalem bị tàn phá, và được viết bằng tiếng aramaica.

Đó là giai đoạn đầu tiên  Phúc Âm thánh Gioan được viết bằng tiếng Hy Lạp, viết cho một đoàn thể dân chúng mới: đó là khối dân chúng dọc theo vùng duyên hải Tiểu Á, với trung tâm là thị xã Epheso. Cùng cộng tác cho lần phát hành nầy là một " tác giả Phúc Âm ", thu nhặt sứ điệp của Thánh Gioan và thích ứng hoá cho dân chúng liên hệ, có lẽ đây là lần được viết lên bài ca ngợi khen Ngôi Lời ( Logos), tức là Ngôi Lời Thiên Chúa là Chúa Kitô, được đặt thành Lời Tựa của Phúc Âm.
Ấn bản lần thứ nhứt nầy được kết thúc ở chương 20, như chúng ta vừa thấy ở trên, gồm có hai phần chính:
   - phần thứ nhứt ( chương 1-12), thường được gọi là " quyển các dấu chứng " , tức là bảy phép lạ được tác giả Phúc Âm chọn lọc để làm sáng tỏ diện mạo Chúa Giêsu, và mạc khải Con Thiên Chúa trước thế giới, thúc giục người đọc hướng theo hoặc từ chối.
   - phần hai của bản văn ( chương 13-20), thường được đặt tựa là " quyển giờ đây ", tức là quyển sách nói về thời điểm vinh quang và thượng đỉnh cuộc đời Chúa Kitô được hy sinh trên thập giá, gồm cả sự mạc khải mầu nhiệm sâu xa của Chúa Giêsu cho các môn đệ ( ví dụ như " những diễn từ vĩnh biệt " trong Buổi Tiệc Ly, như thường được gọi chương 13-17).

Sau cùng, như đề tựa của chương 21, cho thấy Phúc Âm còn được tiếp tục ấn bản lần thứ hai vào cuối thế kỷ I ( sau Thiên Chúa Giáng Sinh ), như trong một đoạn được viết ngụ ý:

   -" Chúa Giêsu đáp: " Giả như Thầy muốn anh ấy ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy. Do đó mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy không chết. Nhưng Chúa Giêsu đã khong nói với ông Phêrô là " Anh ấy sẽ không chết ", mà chỉ nói : " Giả sử như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? " ( Jn 21, 22-23),

nói về cái chết của Thánh Gioan , trong khi Giáo Hội tiếp tục trên con đường truyền giáo của mình, dưới quyền mục vụ được Chúa Phục Sinh phó thác cho Thánh Phêrô:

   - " Nầy anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh nầy không? " (  Jn 21, 15-19).

Sau những gì đề cập, chúng ta có thể kết luận thứ tự theo đó Phúc Âm Thánh Gioan được trình bày  làm cho người đọc hơi khó hiểu về phương diện lối hành văn và theo cách xếp đặt hợp lý.
Có lẽ những bất toàn đó là do thể thức, qua đó Phúc Âm được cấu trúc: tức là do cấu trúc khai triển chậm chạp theo thời gian, kết cấu bởi những yếu tố tiếp nối được thu thập trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, được sửa đi sửa lại, thêm bớt và các lần ấn hành khác nhau đối với cùng một chủ đề được huấn dạy.
Kế đến, tất cả sau cùng đều được phát hành, không phải bởi Thánh Gioan, mà sau khi ngài chết đi,  bởi các môn đệ ngài:

   - " Chính môn đệ nầy đã làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực " ( Jn 21, 24).

Như vậy, trong biến cố khởi thủy của Phúc Âm, các môn đệ của Thánh Gioan đem xen vào kế tiếp những yếu tố mà các vị không muốn bỏ mất đi, không cần quá quan tâm đến thứ tự hợp lý và thời gian tính.

Nhưng có môt điều vẫn chắt chắn, đó là Phúc Âm Thánh Gioan dầu được trình bày như vậy, vẫn còn mang dấu vết của một tác giả Phúc Âm, mà những gì ngài tường thuật đều được cấu trúc nói lên diện mạo của Chúa Giêsu, được trình bày trong nhân tính và thần tính của Người có tính cách thần học độc đáo.

II - Nơi chốn, ngôn ngữ và thời gian được viết ra.
Theo truyền thống ( Ireneo và Clemente Alexandrino), Thánh Gioan còn sống cho đến khởi đầu triều đại Traiano ( 98-117).
Nơi được viết ra, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng Phúc Âm Thánh Gioan được viết ra ở Epheso.
Về thời gian tính, các học giả đều có khuynh hướng cho biết rằng đó là vào các năm 100 đến 110.
Phúc Âm được viết bằng tiếng Hy Lạp, không có lối viết bay bướm, nhưng vẫn chính xác.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy có nhiều ngôn từ theo cách diễn tả của tiếng aramaico:
   - " hành động theo sự thật " ( Jn 3, 1-21)
   - " tin vào danh " ( Jn 1, 12; 2, 23; 3, 18).
Những ngôn từ vừa kể cho thấy Phúc Âm Thánh Gioan có liên hệ đến cách suy nghĩ và viết văn theo ngôn từ aramaico.

bản tin SHDC số 117


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 117        &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM B, 23-9-2012
I- LỜI CHÚA               xin xem trước
Bài đọc 1 : Sách Khôn Ngoan                               Kn 2,12.17-20
Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã.
Bài đọc 2 : Thư Tông đồ Giacôbê                         3,16-4,3
Người xây dựng hòa bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hòa bình, là cuộc đời công chính.
Tin mừng theo thánh Mác-cô                              9, 30-37
Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.
II- Ý Lễ : bà Hồng gk 3 : lễ cho chồng Phêrô Lộc * gđ Hùng Thọ gk 7 : lễ giỗ Maria Yên và cầu cho ông bà * bà Thiết gk 7 : lễ cho bà cố Têrêxa * gđ Sâm-Thanh gk 3 : lễ giỗ cha Giuse Sung * chị Đợi gk 1 : lễ tạ ơn * gđ Hiền Cúc hk 4 : lễ cho bà nội Isave * chị Bạch Tuyết gk 7 : lễ cho cha Giuse Đước * gđ Thành-Tuyến gk 5 : lễ xin ơn và lễ cho CLH * gđ Chín-Yến gk 4 :lễ giỗ cha (ngoại giáo) và cầu cho CLH * gđ Ánh-Hà gk 1 : lễ tạ ơn * gđ Nghĩa-Nhung gk 6 : lễ tạ ơn * gđ An-Hiệp gk 3 : lễ tạ ơn * a. Vọng : lễ cho 2 Lh Maria
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 29-9 đến 5-10 : Giáo Khóm Tam Xuân
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo Phận Đà Nẵng tiếp tục thành lập hai tân giáo xứ nữa, tách ra từ giáo xứ Hà Lam :
1- Tân Giáo Xứ Vân Đõa, sẽ được thành lập vào ngày mai, thứ Hai 24-9, lúc 8g00, tại nhà thờ Vân Đõa, xã Bình Đào, Thăng Bình, và cha Giacôbê Nguyễn hồng Phong, nguyên phó xứ Phú Thượng sẽ là quản xứ tiên khởi.
2- Tân Giáo Xứ Việt An, thuộc huyện Hiệp Đức và gồm cả huyện Phước Sơn, sẽ được thành lập vào lúc 14g00 chiều thứ Tư 26-9, tại nhà thờ Việt An. Cha Giuse Huỳnh công duy Minh, nguyên quản xứ Hà Lam, đi nhận nhiệm sở mới và là quản xứ tiên khởi. Xin mời anh chị em nào có thể được thì đến tham gia niềm vui được trưởng thành của các giáo xứ bạn này, cũng tương tự như đối với tân giáo xứ Khánh Thọ của chúng ta vừa qua.
Đồng thời giáo xứ Hà Lam sẽ đón nhận vị quản xứ mới là cha Tôma Nguyễn văn Tâm, từ giáo xứ Hòa Ninh đổi về.  Với việc thuyên chuyển và bổ nhiệm này, giáo hạt Tam Kỳ chúng ta có thêm ba giáo xứ mới, nâng tổng số giáo xứ trong giáo hạt là 10 giáo xứ và 1 giáo điểm Tam Mỹ, với 12 linh mục phục vụ.
2- Lưu ý quan trọng đối với các phụ huynh có con em đến lúc lãnh nhận các Bí Tích dịp cuối năm học giáo lý ngày 14-10-12.
Thông báo đã gửi đến quí vị phụ huynh tuần trước, nhưng nhiều vị còn nghễnh ngãng quá, không đưa con em đi học thêm giáo lý, để ôn tập về các Bí Tích. Quả thật, đây là một lỗi rất lớn của quý vị phụ huynh. Làm cha làm mẹ, đưa con đến lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội ngày xưa, là để các cháu được ơn Chúa và được giáo dục đức tin ngay từ lúc còn bé thơ. Thế nhưng, mải mê làm ăn, hoặc coi thường việc chuẩn bị riêng này cho các em, nhiều người đã không lo liệu cho con mình vào lớp học thêm giáo lý các tối Hai - Tư - Sáu mỗi tuần cho đến ngày bế giảng. Có người lại cho con ở nhà học thêm văn hóa, vì đã đóng tiền học phí, mất tiền thì uổng. Đã vậy, lại còn dễ dàng trách móc cha quản xứ và các giáo lý viên là khắt khe, nguyên tắc, khi con mình không được lãnh nhận Bí Tích. Nên nhớ là lớp giáo lý ngày Chúa Nhật là chung cho các em, còn em nào chưa Rửa Tội, chưa Xưng Tội Rước Lễ, thì phải được chuẩn bị riêng một thời gian ngắn.
Vậy xin mau mắn đem con mình đến lớp, trước đó là tham dự thánh lễ chiều với nhau, và ra về khoảng 20g30.
3- Khóa Giáo Lý Dự Tòng và Chuẩn Bị Hôn Nhân, (khóa II/2012) sẽ khai giảng vào tối thứ Hai 01-10, lúc 19g30. Các bạn trẻ chuẩn bị hôn nhân hãy sẵn sàng đến lớp

bản tin SHDC số 115


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 115        &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM B, 9-9-2012
I- LỜI CHÚA               xin xem trước
Bài đọc 1 : Sách Ngôn sứ I-sai-a                          Is  35,4-7
Mắt người mù mở ra, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò
Bài đọc 2 : Thư Tông đồ Giacôbê                          Gc 2,1-5
Nào Thiên Chúa chẳng chọn những người nghèo khó, để họ thừa hưởng vương quốc của Người hay sao?
Tin mừng theo thánh Mác-cô                      Mc 7, 31-37
Đức Giêsu làm cho kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được.
II- Ý Lễ : Gđ Hồng Trang gk 8 : lễ cho cha Philipphê * gđ Thức-Thúy gk 3 : lễ tạ ơn và cầu bình an * anh Thắng, cháu bà Nghĩa Tín : lễ cho Lh Luxia Hòe * anh Thuận TBình : lễ cho Lh Đaminh * gđ Anh-Lan, Trung Đàn : lễ tạ ơn * chị Huyền gk 7 : lễ cho cha Giacôbê * Ban Bác Ái giáo xứ : lễ cầu cho các ân nhân và việc bác ái * chị Ân gk 1 : lễ mãn tang chồng Giuse Hiến * anh Dinh, cháu đích tôn : lễ giỗ nội Giuse-Catarina Soa * ông Quáng gk 9: lễ mãn tang vợ Maria Nguyệt .
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 15 đến 21: Giáo Khóm Trà Cai
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Thành Lập giáo xứ Khánh Thọ và việc chuyển đổi các linh mục : ngày thứ Ba 4-9 vừa qua, Đức Cha đã thông báo giữa các cha trong Giáo Phận, về việc thành lập 4 tân giáo xứ (cho đủ 50 giáo xứ tương ứng với 50 năm Giáo Phận) và chuyển đổi công tác quản xứ. Như vậy, các giáo họ Trung Đàn, Gò Tre, Khánh Thọ, Tam Lãnh của chúng ta, sẽ cùng nhau hình thành Tân Giáo Xứ Khánh Thọ, và cha Đaminh Phan châu Bảo được bổ nhiệm, trở thành cha quản xứ tiên khởi. Lễ bổ nhiệm được tổ chức ngày thứ Năm 20-9, lúc 10g30, tại nhà thờ Khánh Thọ.
Nhân dịp này, toàn thể giáo xứ Tam Kỳ xin hiệp thông chúc mừng những người anh em ở các giáo họ trên đây, được cùng tiến lên trên cương vị một giáo xứ chính thức, được chung vai sát cánh và trở thành giáo xứ bạn, thân thiết với giáo xứ Tam Kỳ. Thật ra, việc này chẳng có gì mới lạ đối với cộng đoàn Tam Kỳ nói chung, vì đã từng xẩy ra từ năm 1996, khi cộng đoàn Thuận Yên được tách ra khỏi Tam Kỳ, sau đó năm 2007, đến phiên cộng đoàn Tam Thành, và nay thì đến lượt Khánh Thọ.
Chúng ta chúc mừng nhau, đây là dấu hiệu của tiến bộ và phát triển trong ơn Chúa thương, tuy chậm mà chắc.
Đồng thời, trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Đoan Trai chiều ngày 7-9, Đức Cha đã thông báo bổ nhiệm thầy Giuse Võ đình Hiến, một đại chủng sinh vừa mãn trường thần học Đại Chủng Viện Huế, về Tam Kỳ làm việc thực tập, chuẩn bị dọn mình chịu chức sau này. Cộng đoàn giáo xứ Tam Kỳ hoan hỷ đón chào thầy Giuse và sẽ cộng tác, nâng đỡ ơn gọi của thầy, giúp thầy tiến lên, thành người tận hiến phục vụ Hội Thánh Chúa.
Vậy, trưa thứ hai 10-9, xin mời toàn Ban Mục Vụ giáo xứ và các giáo họ, giáo khóm họp mặt với nhau tại nhà xứ Tam Kỳ lúc 11g00, tham gia việc tiễn cha phó Bảo và chào đón thầy Hiến.
2- Các bổ nhiệm khác được lưu ý : trong giáo hạt Tam K, có thêm hai Tân giáo x na, đồng thi vi Khánh Th : đó là tân giáo x Vit An, cha Giuse Huỳnh công duy Minh qun x và tân giáo x Vân Đõa, với cha Giacôbê Nguyễn hng Phong qun xứ. Cha Simon Nguyễn can Trường, phó x Trà Kiu v thay cha Long Tam Thành được đổi đi Hòa Thun, Đà Nng. Cha Tôma Nguyễn văn Tâm từ giáo xứ Hòa Ninh đổi về Hà Lam. Cha Nguyễn thanh Vũ, nguyên phó x Tam K, s làm qun x Hòa Lâm (Duy Trung, Duy Xuyên). Cha Têphanô Nhơn nhận chc qun lý Trung Tâm Mc Vụ.
       Các chi tiết chuyển đổi, mời xem nơi bảng thông báo.