Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Việc bác ái không bao giờ là thừa, là phí cả. Có một câu chuyện cảm động.....

1 bà già bị xẹp lốp trên đường lộ
Một hôm một người đàn ông (Henry) trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường. 
Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi anh Henry bước xuống xe 1 chiếc xe Toyota cũ kĩ , anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. 
Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. 
Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? 
Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo nàn và đói.
Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi.
Anh nói: ‘Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp?' Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là: Henry .
Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Henry bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.
Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.
Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. 
Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. 
Henry chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. 
Henry chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. 
Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.
Anh nói với bà cụ, nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Henry nói thêm: ‘Và hãy nghĩ đến tôi’
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.
Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ.. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà.... Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.
Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Henry hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người nghèo đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng giúp đở một người lạ như bà mà không đòi hỏi sự trả ơn chi hết.....
Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc 100 đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ..nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất . Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…
Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: ‘Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.’
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm 4 tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.
Tối hôm đó, khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? 
Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh,
 ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh,Henry, ạ.’
Có một cổ ngữ ‘NHÂN NÀO QUẢ NẤY’. Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi yêu cầu bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng.  Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao.Bạn không luôn luôn trông thấy họ, nhưng bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đâu đó

 

bản tin SHDC số 239

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 239      &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 3 Phục Sinh, 19-4-2015
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :   sách  Công Vụ Tông đồ        Cv 3,13-15.17-19
Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Người đã sống lại
Bài đọc 2 : thư thứ 1 của thánh Gioan              1 Ga 2,1-5
Dức Giêsu là của lễ đền tội chúng ta và cả thế gian nữa.
Tin Mừng theo thánh Luca                                Lc 24,35-48
Có lời Kinh Thánh : người phải chịu tử hình, rồi sẽ sống lại.
II- Ý Lễ : Chị Huệ (Thược) : tạ ơn Ba Ngôi, và cầu cho ÔBTT * 1 người : lễ cho Antôn-Maria và cháu * Ôb Phát-Hồng gk 7 : lễ giỗ Lh Phêrô và BNLH * gđ Sương-Trang Txuân : lễ xin ơn * ôb Khóa-Cư Txuân : tạ ơn và bình an *Ôb Cân-Thiu Tcai : lễ giỗ mẹ, Maria và BNLH * bà Bội gk 6 : lễ cho cha Bênêđitô * chị Huyền gk 7 : lễ cho mẹ Luxia * ôb Hoàng-Hương Đtrai : lễ cho cha Bênêđitô * gđ Lý-Én gk 5 : bình an, xin ơn * bà S gk 7 : lễ cho ba, Giuse * gđ Minh-Thnh gk 8 : cầu bình an * a. Phúc G.Trẻ : cầu cho  công việc * chị Vân gk 1 : lễ cho cha Bênêđitô * Giáo khóm 2 : lễ cho cha Bênêđitô * chị Cúc gk 6 : lễ cho cha Bênêđitô * chị Phương Sg : lễ cho chồng Giuse Thuận * gđ Tài-Sơn Txuân : lễ cho cha Bênêđitô* ôb An-Hip gk 3 : lễ cho cha Bênêđitô * ô.Tnh TĐàn : lễ cho cha Bênêđitô * a. Luật gk 6 : lễ giáp năm mẹ Maria Luôn * Giáo khóm Đtrai : lễ cho cha Bênêđitô* Nhóm TTHôn Nhân : lễ cho cha Bênêđitô * gđ Đức-Nhưng gk 1 : lễ cho cha Bênêđitô * ôb Hoàng-Hương Đtrai : lễ cho CLH mồ côi mỗi tuần * ô. Tiến gk 8 : giỗ 100 ngày vợ Maria Cam * Ban Mc V GX : lễ cho cha Bênêđitô.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 25-4 đến 01-5-2015 :  cộng đoàn giáo khóm 6
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1. Hình thành tổ chức GIỚI trong giáo xứ :
Kết hợp với sinh hoạt Giới Thiếu Nhi – Giới Trẻ - Giới Người Cao Tuổi đã có trong giáo xứ, nay đã đến lúc chúng ta phải thành lập thêm giới Người Cha và Giới Bà Mẹ Công Giáo. Đây là những tổ chức chung của rất nhiều giáo xứ đã đi vào nề nếp, để anh chị em tín hữu được thêm phần sinh hoạt chung trong cộng đồng. Dự kiến là đến lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Bổn Mạng giáo xứ Tam Kỳ, hai Giới quan trọng này sẽ góp phần sinh hoạt trong giáo xứ, giúp gần nhau hơn, ngoài những sinh hoạt của giáo khóm và giáo xứ, cũng như ngoài những bổn phận tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.
Xin quí chức giúp lập danh sách các người Cha, người Mẹ trong giáo khóm của mình và gửi về Cha Quản Xứ trước ngày 01-5.
2- Góp Quỹ Bác Ái Gx :  anh chị Thanh-Hiền gk 7 : 200. Đặc biệt, bà Nhứt Tâm ở Mỹ, một người đồng hương, đã gửi về 10.785.000đ giúp vào quỹ Bác Ái để chăm lo trong suốt năm, cho các em khuyết tật lương giáo vùng Tam Kỳ mà Ban Bác Ái đã có danh sách. Được biết, số tiền này trích từ tiền hưu của bà Nhứt, vì khi nghe biết việc bác ái này, bà đã vui lòng giúp ngay. Xin cám ơn bà và cầu Chúa chúc lành cho bà cùng gia đình.
Ngoài ra, cũng có tin ông bà Hoàng-Hương, giáo khóm Đoan Trai sẽ lên đường sang Mỹ ở lâu dài tùy ý, giáo xứ chúng ta cũng xin tạm biệt và chia tay với ông bà. Ở Tam Kỳ, ông bà đã từng giúp việc bác ái một cách tự nguyện, nhiều lần sau những cơn bão lớn, ông bà đã giúp lương thực cho những hộ gia đình khó khăn trong các giáo họ Tam Lãnh, Khánh Thọ, Gò Tre… Cầu Chúa chúc lành cho ông bà trong cuộc sống mới.
XIN Ý KIẾN CỘNG ĐOÀN
         Việc cộng đoàn đọc Tin Mừng trong Thánh Lễ cùng với chủ tế ở giáo xứ Tam Kỳ đã bắt đầu từ Mùa Vọng, tháng 12-2012, đến nay được 2 năm rưỡi. Đây là việc đặc biệt, nói rõ là “ngoài qui định của Luật Phụng Vụ”, nhưng đã làm vì ích lợi cho cộng đoàn dân Chúa, theo cách nhìn của Lm Quản Xứ. Nếu bình thường, chủ tế đọc, thì rất nhiều người dễ lo ra, không chú ý, không nhớ nổi bài Tin Mừng, cũng như nhiều người khác chẳng biết việc mở sách như thế nào, mùa lễ gì, không tiếp cận với lời Chúa …
         Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác trái chiều, và không tham gia hưởng ứng. Vậy để thuận tiện cho cộng đoàn, chúng ta cần lấy ý kiến chung để tiếp tục hay thôi. Xin vui lòng trả lời trên giấy này và gửi lại bằng nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp.
     1- Việc đọc chung Tin Mừng có giúp bạn tiếp cận được với lời Chúa ? Có Lời nào đọng lại trong tâm trí bạn không ?                       Có - Không
     2- Bạn biết mở sách Tân Ước, với các số câu chữ ?  Có - Không
     3- Đọc chung làm người không có sách bị khó nghe,
không hiểu lời Chúa ?                                                 Có -Không
     4- Nhà Thờ thiếu sách cho bạn ?                            Có - Không
     5- Ngoài giờ lễ, có khi nào bạn mở đọc Kinh Thánh?   Có - Không
     6- Cuối cùng, theo bạn, Nhà Thờ có nên cho đọc chung Tin Mừng trong Thánh Lễ ?                                                                Có - Không

Cám ơn bạn, và xin gửi lại cho Nhà Thờ

Lễ Giỗ Mãn Tang cha Cố Bênêdiitô Nguyễn Tấn Khóa

LỄ GIỖ MÃN TANG CHA BÊNÊĐICTÔ NGUYỄN TẤN KHÓA
NGÀY 13/4/2015 - TẠI GIÁO XỨ PHÚ THƯỢNG.
             Những ngày này 2 năm về trước, không ít người trong và ngoài Giáo Phận Đà nẵng đã bàng hoàng, thảng thốt khi nhận được tin cha Bênêđictô Nguyễn Tấn Khóa qua đời. Vẫn biết rằng tuổi Cha đã già và sức đã yếu, tuy nhiên sự ra đi của một linh mục bởi một cơn đau đột ngột, khiến không ít người cảm thấy bùi ngùi thương tiếc. Nhưng với niềm tin vào lòng Chúa xót thương và với tinh thần phó thác, chúng ta chỉ biết dâng người Cha thân yêu cho Chúa và dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho người đã ra đi.
              Thấm thoắt 2 năm đã trôi qua. Hôm nay, nhân ngày lễ giỗ mãn tang, những người thân yêu của Ngài cùng anh em huyết tộc, linh tộc và anh em linh mục đoàn trong giáo phận lại quy tụ nơi Thánh đường Giáo xứ Phú Thượng, mảnh đất mà thân xác cha gửi lại, để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Cha. Dù thời gian vẫn không ngừng trôi, nhưng hình ảnh về một linh mục nhiệt thành, tài năng và nhân hậu nơi cha Bênêđictô vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người, nhất là với cộng đoàn tín hữu giáo xứ Tam kỳ, Thuận Yên, Khánh Thọ, Phú quý... Những tâm tình ấy giờ đây xin được kết thành lời cầu nguyện trong thánh lễ giỗ mãn tang cầu nguyện cho người Cha kính yêu.

Cha Quản xứ và cộng đoàn Giáo dân Tam kỳ lên viếng mộ Cha cố tại Nghĩa trang
Giáo xứ Phú Thượng trước khi vào dự Thánh Lễ cầu nguyện.

         Thánh lễ cầu nguyện cho cha Bênêđictô được cử hành vào lúc 09g00 ngày 13/04/2015, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ sự cùng khoảng 38 linh mục Giáo phận cùng đồng tế trong thánh lễ đặc biệt này. Về hiệp thông trong thánh lễ cầu nguyện cho cha Bênêđictô, còn có sự hiện diện của quý Tu sĩ nam, nữ, quý thầy Phó tế, quý thân nhân, quý khách và quý cộng đoàn giáo xứ trong giáo phận. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí thánh thiêng với tâm tình đạo đức và sốt sắng.





           Chết không phải là hết nhưng là sự biến đổi; đổi từ đời tạm sang đời vĩnh cửu, từ tình trạng vật chất thành linh thiêng. Với cái nhìn ấy, cái chết không chỉ đem lại niềm hy vọng mà còn giúp cho chúng ta tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Cha Bênêđictô đã chọn mảnh đất Phú Thượng để nằm xuống, bởi Cha biết rằng giáo dân Phú Thượng luôn kính trọng và yêu mến Ngài. Từ những suy tư ấy, Đức Cha chủ sự đã mời gọi cộng đoàn phụng vụ ôn lại ý nghĩa cuộc đời của cha Bênêđictô. Trong tâm tình tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài, chúng ta cũng được mời gọi để tìm ra ý nghĩa cuộc đời, để làm cho cuộc sống hôm nay thêm tươi đẹp và để sau khi chết, chúng ta được hưởng sự sống đời đời với Chúa. Với tất cả tình thân thương và niềm tin vào sự sống lại, chúng ta cùng nguyện cầu cho cha Bênêđictô sớm được vào hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa trên nước hằng sống.

          Kết thúc Thánh Lễ, Cha Stephanô Trần Ngọc Nhơn người được sinh ra và lớn lên tại Giáo xứ Tam Kỳ, từ những ngày còn chập chững, là người đã được Cha cố Bênêđictô dìu dắt và hướng dẫn cho cha trong bước đường tiếp nhận "Ơn gọi"và được chịu chức linh mục vào năm 2000, đã thay mặt cho anh em Linh tông, huyết tộc của Cha cố có đôi lời tâm tình và cảm ơn với Đức Cha Giuse cùng các Cha trong đoàn đồng tế đã hiệp dâng Thánh Lễ này.Trong giờ phút thiêng liêng và lắng đọng, Cha Stephanô đã nghẹn ngào nói lên những tâm tình trọng kính và tiếc thương .....

             Qua thánh lễ cầu nguyện cho Cha Bênêđictô hôm nay, ước gì mỗi ngày chúng ta luôn nhớ đến Cha trong lời cầu nguyện. Vì mang thân phận con người, tất nhiên ngài cũng có những yếu đuối. Lễ giỗ mãn tang không phải để kết thúc cầu nguyện cho cha Bênêđic tô, nhưng nhắc nhở mọi người thêm lời cầu nguyện cho ngài, và khi ngài về hưởng Nước Trời vinh phúc, ngài sẽ không quên chúng ta.
Thánh lễ kết thúc lúc 10g30. Sau đó, quý cha, quý tu sĩ, thân nhân và quý khách đã cùng dùng bữa cơm trưa tại khuôn viên nhà xứ.

             Anh Nguyễn Tấn Thi đại diện Linh tông, Huyết tộc.. gia đình Cha cố đã nói lời tri ân và cảm tạ Đức Cha, quý Cha, quý tu sỉ nam, nữ và cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận đã về hiệp dâng Thánh Lễ mãn tang cho Cha cố trong bửa cơm trưa.


Thánh Lễ Giỗ Mãn Tang cha Bênêđitô được tổ chức tại giáo xứ Tam Kỳ
Ngày thứ Ba 14-4-2015
             Ngày hôm sau, 14-4, đúng ngày cha Bênêđitô được Chúa gọi cách đây 2 năm, cộng đoàn giáo xứ Tam Kỳ đã tổ chức Thánh Lễ giỗ mãn tang cho Cha Cựu Quản Xứ của mình, người đã từng gắn bó với giáo xứ này 37 năm. Chính vì khoảng thời gian dài như vậy, cha Bênêđitô đã để lại nhiều dấu ấn nơi lòng người.
           Đúng vào lúc 19g00, Nhà Thờ đã đông đảo người đến dự lễ. Đây là những anh chị em đã được tiếp cận nhiều với Cha Cố. Họ đến để chia sẻ tâm tình tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất. Thánh Lễ được mở đầu bằng việc thắp hương tưởng nhớ. Từng lượt người tiến lên trước linh ảnh Cha Cố. Ai cũng muốn thể hiện tâm tình của mình, dù chỉ bằng một thể hương cỏn con. Vì thế, giờ phút thắp hương mặc niệm đầu lễ là khoảng thời gian dài nhất của Thánh Lễ. Cha Bênêđitô trong linh ảnh như tươi cười nhìn lại những anh chị em thân yêu xưa đã từng làm việc với ngài. Có người được ngài yêu thương vỗ về nâng đỡ, nhưng chắc chắn cũng có người đã phải đau khổ vì ngài, hoặc vì cách xử sự của ngài. Nhưng giờ đây tất cả là một. Một lòng một ý tưởng nhớ về Cha, và chung lời cầu xin Thiên Chúa nhân lành ban ơn phúc thiên đàng cho người tôi tớ một đời hy sinh vì đoàn chiên.
Phụng vụ lời Chúa không có gì thay đổi. Đó chính là lời Chúa của ngày thứ ba, tuần thứ 2 Phục Sinh. Tuy nhiên, với những lời quả quyết của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô về việc phải tái sinh mới được vào Nước Trời, và là niềm tin, là niềm vui được sống lại của người tín hữu, cha Quản Xứ đã khai triển thành niềm tin vững vàng của Cha Cố Bênêđitô. Chính ngài đã sống mạnh niềm tin đó và làm thành niềm vui yêu đời, lạc quan sống, là một tính cách của cha Cố. Dù gặp nhiều trúc trắc trong hành chánh của Nhà Nước xã hội chủ nghĩa và vô thần, nhưng cha Cố vẫn vui vẻ, vẫn lạc quan, và vẫn mạnh dạn đương đầu với sóng gió, để bảo vệ đoàn chiên, bảo vệ xứ đạo Tam Kỳ. Tính cách tếu hài trong cách xử sự của Cha Cố là một đặc điểm của ngài, đã làm cho nhiều cán bộ phải ngậm bồ hòn trong cay đắng mà không làm gì được Cha Cố. Người ta hiểu điều Cha Cố nói chứ, nhưng để bắt tội ngài thì không phải là chuyện dễ dàng. Như vậy, cha vẫn được sự tín nhiệm của các cán bộ, để làm việc cho đến khi nghỉ mọi công tác. Ơn Chúa nơi một đời người đâu phải là chuyện mà thế gian có thể tính toán bằng những cơ hội hoặc thủ đoạn được. Vì thế, Cha Cố Bênêđitô đã đi suốt đoạn đường chính trị xã hội trong bình an. Ơn Phục Sinh Chúa Kitô đem đến, chắc chắn và thật sự là một hồng ân cho cuộc đời của Cha Bênêđitô.
            Sau Thánh Lễ giỗ, cộng đoàn giáo xứ được mời ở lại để ăn giỗ, theo phong tục Việt Nam. Tuy nhiên đây lại không phải là một đám giỗ lớn lạo và long trọng như nhiều đám giỗ khác, mà thật sự là đơn sơ, và đơn giản. Những chiếc bánh bao nho nhỏ, những ly nước lọc tinh khiết, tạm thời đã là đủ cho những ai đến cùng chia sẻ nghĩa tình. Việc làm cũng nói lên tính cách thanh đạm của chính cuộc đời Cha Cố, là chẳng có gì sang trọng, hoặc giàu có để lại cho đời, cho con cháu. Chính ngài đã sống đơn giản và ra đi cũng giản đơn. Chỉ có thế thôi !
           Chúng ta sẽ còn tiếp tục cầu nguyện và tưởng nhớ đến người mục tử suốt một đời tận tuỵ hy sinh cho đoàn chiên. Đó là Cha Cố Bênêđitô Nguyễn Tấn Khóa.
           Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho linh hồn Cha Cố Bênêđitô được lên chốn nghỉ ngơi.
           Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.


                                                                                                                          Tam Kỳ, ngày 19/4/2015
                                                                                                                                MVTT Tam Kỳ
                                                                                                                             Giuse Nguyễn Sâm



Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

bản tin SHDC số 238

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 238      &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 2 Phục Sinh, 12-4-2015
Kính lòng Chúa thương xót
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :   sách  Công Vụ Tông đồ                  Cv 4,32-35
Các tín hữu chỉ có một lòng một ý.
Bài đọc 2 : thư thứ 1 của thánh Gioan              1 Ga 5,1-6
Mọi kẻ được Thiên Chúa sinh ra đều thắng được thế gian.
Tin Mừng theo thánh Gioan                               Mc 20,19-31
Tám ngày sau, Chúa Giêsu hiện đến và gặp Tôma.
II- Ý Lễ : gđ Sơn-Hà gk 5 : lễ cho cha mẹ Antôn-Luxia * gđ Tài-Giang gk 9 : lễ bình an công việc * cô Điểm gk 1 : lễ cho em Maria Nam * gđ Phong-Như gk 5 : lễ cho CLH * chị Điệp (lương) gk 3 : lễ 100 ngày cho ba Phêrô Hường (Long) * ôb Anh-Ngát gk 4 : lễ cho cha mẹ Ph.Xaivê-Maria * chị Huyền gk 7 : lễ cho mẹ Luxia mới qua đời * bà Quế :  lễ giỗ chồng Phêrô Cừ * ôb Tuyển TB : lễ cho Lh Đaminh-Maria * anh Khoa gk 8 : lễ cho ba Đaminh mới qua đời * gđ Quang-Huyền gk 7 : lễ cho các thai nhi * gđ Đức-Nhượng gk 1 : tạ ơn và cầu cho ÔBTT * ac Tiến-Nga : tạ ơn * gđ Hiến-Lệ gk 5 : cầu bình an và cho CLH * gđ Tuyết-Thiện gk 9 : lễ giỗ bố mẹ Giuse-Anna * chị Huệ (Thược) : 10 lễ cho CLH * chị Hà tạ ơn và cầu bình an * gđ Thức-Thúy gk 3 : lễ tạ ơn * gđ Liên-Cho gk 6 : lễ cho con Antôn,cầu bình an * gđ Thanh-Sen gk 3 : lễ cho cha Bênêđitô / lễ cho cố Têrêxa * chị Liệu KTCN : lễ giỗ cha mẹ * chị Vân KTCN : tạ ơn * chị Danh KTCN : lễ cho Lh Giuse mới qua đời * chị Bảy KTCN : tạ ơn bình an * ôb Hiển gốc Lý Trà : lễ cho cha mẹ dịp giáp năm mẹ / lễ tạ ơn / cầu bình an * Cđ Trà Cai : lễ mãn tang cha Bênêđitô * gđ Nhân-Huyền gk 7 : lễ giỗ nội Batôlômêô * chị Thịnh gk 8 : tạ ơn, cầu bình an và cầu cho thai nhi * chị Viên gk 1 : lễ cho Phêrô, cô Maria và BNLH * chú Hưng : tạ ơn * nhóm LCTX gx : lễ bổn mạng * gđ Tuyến-Hà gk 3 : lễ cho CLH
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 18-4 đến 24-4-2015 :  cộng đoàn giáo khóm 5
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Lễ Giỗ Mãn Tang cha cố Bênêđitô :
* Ngày thứ Hai 13-4-2015 : tại Nhà Thờ Phú Thượng, lúc 9g00, Đức Cha Giáo Phận cùng các cha đồng tế và cộng đoàn dâng lễ giỗ mãn tang cha Bênêđitô. Dịp này, Ban Mục Vụ sẽ là đại  diện giáo xứ để tham dự Thánh Lễ theo bổn phận, là con cái của Cha Cố suốt 37 năm.
* lúc 19g00, ngày thứ Ba 14-4, tại Nhà Thờ giáo xứ,  cộng đoàn chúng ta tổ chức Thánh Lễ giỗ mãn tang Cha Cố. Vì là con cái, được lãnh nhận các Bí Tích từ tay Cha Cố, anh chị em chúng ta có bổn phận dâng lễ, thắp hương tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài.
Sau Thánh Lễ, chúng ta ăn giỗ “nhẹ” trên sân nhà xứ.
2- Triều Thiên Tử đạo : những ngày đại lễ Phục Sinh vừa qua, Hội Thánh Việt Nam có 3 ngày lễ kỷ niệm Phúc Tử Đạo của : cha thánh Đaminh Vũ đình Tước – cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh – cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu. Xin lược qua tiểu sử các ngài :
2/1 : Ngày 02-4 : Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, linh mục dòng Đaminh tử đạo tại chỗ (Xương Điền, Nam Định). Ngài sinh năm 1775, tại Trung Lao, Nam Định. Khi đã là Lm Giáo Phận, ngài mới xin vào dòng Đaminh và được tuyên khấn năm 1812. Ngài đã chọn giải pháp chạy trốn hết sức có thể, còn nếu không trốn được, thì chấp nhận là Ý Chúa, đó là khi được hỏi chọn giải pháp nào. Vậy, quan quân đã bắt được cha lúc dâng lễ lén lút tại nhà giáo dân ở làng Xương Điền. Thế nhưng sự việc đã ra khác. Vì giáo dân chống đối việc bắt cha Tước gây nên xô xát, nên quan chỉ huy ra lệnh chém cha ngay tại chỗ, rồi bỏ đi. Hôm đó là ngày 02-4-1839. Cha Đaminh Tước thọ 64 tuổi. Thánh Tước không phải ra tòa án.
2/2 : Ngày 06-4 : Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh : ngài sinh năm 1793, tại làng Trinh Hà, Thanh Hóa. Lòng đạo thôi thúc ngài chọn sống khổ hạnh, ẩn tu, nhưng Bề Trên lại tuyển chọn và gửi sang truyền giáo bên Lào. Về nước, thầy Tịnh tiếp tục việc truyền giáo lúc khó khăn cực kỳ và bị bắt lần thứ nhất. Khi được tha, ngài được thụ phong linh mục lúc 56 tuổi, và bí mật làm giám đốc chủng viện. Thánh Tịnh viết được nhiều sách chữ Nôm về đạo lý.
Ngài bị bắt lần thứ hai và tử đạo ngày 06-4-1857, tại pháp trường Bảy Mẫu Nam Định, thọ 64 tuổi.
2/3 : Ngày 07-4 : thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu. Ngài sinh năm 1812, tại Vấp Gia Định. Được gửi du học tại Penang Philippine, ngài là linh mục thích “nhậu” theo kiểu Nam Bộ. Khi làm cha sở Mặc Bắc, Vĩnh Long, ngài bỏ rượu và bị bắt cuối năm 1860. Ngày 07-4-1861, quan ra lệnh chém đầu cha, vì nhất quyết không chối đạo, khi đó ngài được 49 tuổi.

3- Tiền ăn chay Thứ Sáu : 6.634.000đ (trong đó Cđ Chu Lai 500.000đ)

21 trường Đại Học Mỹ ở VN bị lật tẩy danh nghĩa

Đây là chuyện đáng buồn cho nền giáo dục tại Việt Nam, khi mà người ta đưa ra ánh sáng các sự thật về danh nghĩa các trường Đại Học của Mỹ được tổ chức tại Việt Nam.
Nhiều bằng cấp được gán cho các quan chức trong Nhà Nước, thật sự là bằng cấp giả.
Chúng ta xem danh sách này để khỏi bị lừa khi muốn gửi con em mình theo học các trường này, mà không cần phải sang đến Mỹ.
Than ôi, Việt Nam bây giờ là một xã hội gian dối trong mọi chỗ, vậy mà vẫn cứ tự hào là đỉnh cao trí tuệ... 
Thật đáng buồn !


Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo
21 trường Đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam CS.
 
 Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học, và trường học độc lập từ Mỹ, Tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường Đại học hiện có mặt tại Việt Nam CS không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, CS Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường Đại học, mạo danh Đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
 
 
Tiến sĩ Mark A.Ashwill, hiện là Giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một Công ty có trụ sở Hà Nội, và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục CS Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường Đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng gì.
Chính vì vậy mà các trường Đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường CS Việt Nam đang nhồi nhét vô đầu .
 
Học phí của những trường Đại học Quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng Sinh viên trong nước tham gia học rất đông.Hiện danh sách 21 trường Đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được Tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ đáp lại nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng Tiến sĩ giả cho khứa Nguyễn Văn Ngọc, phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường Đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm Sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang có những chứng chỉ quốc tế vô giá trị, nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiênai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một chóp bu cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
 
 
Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường Đại Học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

 
  1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc Tiểu bang Georgia.
  2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
  3. ĐH American City (American City University) thuộc Tiểu bang California.
  4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía Nam California.
  5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP  Sài Gòn.
 6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc Tiểu bang New Mexico/ California.
  7. ĐH Apollo (Apollo University) Tiểu bang California.
  8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
  9. ĐH Capstone (Capstone University) Tiểu bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc Tiểu  bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc Tiểu bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc Tiểu bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc Tiểu bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc Tiểu bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc Tiểu bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc Tiểu bang Delaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc Tiểu bang Delaware.

chuyện ý thức và giáo dục, mời xem : Quét rác và Xả rác

Chuyện Hai Người “Quét Rác” Và “Đổ Rác”
 Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
            Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
-Ông nói gì?
-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!
            Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
-Bộ đường phố này của ông hả?
            Người đàn ông trả lời ngay:
-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi.  Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
            Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
-Không nhặt thì sao?
            Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.
***
            Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
***
            Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:
-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
Sư hiền từ đáp:
-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.
            ***
            Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”
            Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.

Henry Hoang