Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Mọi sự rồi sẽ qua. Chỉ có Đức Bác Ái tồn tại



image
Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói: xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa. Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:

- Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô-la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng, tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.


Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:
- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!

Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:

- Tại sao lại lấy làm tiếc về cử chỉ đẹp như thế?

Người thanh niên giải thích:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa !

Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:

- Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?

image

Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
- Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. 
Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, các bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.

Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy.


Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:


image
- Chú đã có lý, tôi mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh phúc chính là tôi.Các bác sĩ không biết được bí quyết làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

bản tin SHDC số 216

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 216       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 29 Thường Niên năm A, 19-10-2014
Cầu nguyn cho vic truyền giáo
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Ngôn Sứ Isaia                            Is 45,1.4-6
Đức Chúa đã nắm lấy tay phải vua Ky-rô để bắt các dân tộc suy phục ông.
Bài đọc 2 : Thư 1 Thê-xa-lo-ni-ca                                    Tx 1,1-5
Chúng tôi nhớ đến lòng tin, lòng mến và lòng trông cậy của anh em.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu                            Mt 22,15-21
Của Xê-da, trả về Xê-da, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.
II- Ý Lễ : chị Ánh-Thi gk 4 : lễ cho bố Đaminh và chồng Giuse Thi * chị Hương gk 8 : lễ tạ ơn, cầu bình an* ôb Cư-Khóa TXuân : lễ cho CLH mồ côi, bình an * chị Nga gk 8 : lễ cho em GB Lũy * chị Kim Anh, AnXuân : lễ cho CLH Phaolô-Matta, Phêrô-Anna, mẹ, Maria * bà Bội gk 6 : lễ tạ ơn và cầu bình an * gđ Hoa-Quang gk 7 : lễ tạ ơn và giỗ cha mẹ Giuse-Maria * cô Lài gk 9 : lễ tạ ơn - cầu cho cha mẹ Maria -Giuse * gđ Hạc-Nữ gk 5 : cầu bình an và xin ơn * b. Hà (lương) gk 3 : lễ giáp năm chồng Phêrô Anh * gđ Ý-Nga gk 7 : lễ cầu như ý* bà Khuê gk 4 : lễ tạ ơn và cầu bình an* bà Thiết gk 7 : lễ cho cha Bênêđitô.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 25-10 đến 31-10-2014 : cộng đoàn nữ tu
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- Cầu nguyện cho việc Truyền Giáo :  năm nào cũng vậy, Chúa Nhật thứ ba trong tháng 10 được dành để dân Chúa cầu nguyện, mời gọi nhau hướng về việc truyền giáo, là loan báo Tin Mừng.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người đã đến thế giới này từ hơn 2000 năm rồi, và Tin Mừng về Ơn Cứu Độ Ngài đem đến, tuy đã loan đi khắp thế giới, không quốc gia nào mà không có bóng dáng người Kitô hữu, thế nhưng con số người có đạo vẫn còn rất khiêm tốn. Trên thế giới có hơn 7 tỉ người đang sinh sống, thì chỉ có khoảng 1 tỉ người tin vào Thiên Chúa, nhưng vừa là Công Giáo, vừa là Tin Lành, Chính Thống.. Riêng tại tỉnh Quảng Nam, và cách riêng tại Tp Tam Kỳ chúng ta, theo Google, thì dân số tỉnh Quảng Nam năm 2010 là 1.419.503 người, và đối chiếu theo tài liệu của Giáo Phận thì tại Quảng Nam có 28.340 giáo dân. Như vậy, người có đạo chiếm tỷ lệ 2% dân số của tỉnh.
Riêng tại Tp Tam Kỳ, với dân số năm 2010 là 108.323 người, so với số giáo dân trong giáo xứ khoảng 1.200, thì tỉ lệ người có đạo còn xuống thấp hơn nữa, chỉ hơn 1%. Điều này cho thấy đúng theo cách diễn tả của Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, vào lễ Truyền Giáo năm 2005, rằng “chúng ta đang ở giữa một đại dương những người không nhận biết Thiên Chúa”.
Vậy làm thế nào góp phần vào việc loan báo Tin Mừng ?
Trước hết, phải là nơi chính bản thân. Tự thân, mỗi người cần cảm nghiệm “Niềm Vui Tin Mừng”, theo cách nói của ĐTC Phanxicô trong Tông Huấn đầu tay triều Giáo Hoàng. Có cảm nghiệm được niềm vui nhận biết Thiên Chúa, tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa dành cho mình, thì mới xác tín sống đạo. Người có đạo mà hễ buồn chán, hờn giận, tự ái là bỏ đạo, là chê trách lung tung. Có đạo mà lại sẵn sàng bỏ đạo để lập gia đình... thì đức tin hầu như không có. Đã không có đức tin thì cũng không làm sao mà truyền giáo được, dù là đang sống chung với người bạn đời không có đạo.
Nếu có đức tin, thì cũng cần phải gắn kết với anh chị em, tức là với Hội Thánh, là với giáo xứ, giáo khóm của mình, thì nhờ liên kết, bản thân mình mới vững, và nhờ đó, sẽ góp được phần của mình vào công cuộc loan báo Tin Mừng.
Sự kiện truyền giáo ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, vừa vì chính trị xã hội, vừa vì sự yếu kém, tự ti của người có đạo. Về vấn đề này, một cách nào đó, chúng ta cũng cần phải học tập, bắt chước anh em Tin Lành, với thứ “lửa” nhiệt thành của họ.
2- Trồng cây xanh cho công trình Đức Mẹ Lữ Hành :  công trình đang trên đường hoàn thiện, và sẽ cần một số cây xanh, có bóng, có tán lá, đẹp và giá trị để tô điểm khu vực. Xin cộng đoàn dân Chúa vui lòng giúp đỡ, tìm kiếm, hoặc giới thiệu, hoặc ủng hộ cây xanh, để Ban Mục Vụ chịu trách nhiệm đầu tư theo dõi công trình, sẽ nghiên cứu đem về trồng. Rất mong được sự quan tâm của quý ông bà anh chị em.
3- Thư Kêu Gọi của Ban Mục Vụ Mùa Giáng Sinh  đã được gửi đến từng nhà, đặc biệt có đề nghị quan tâm đến người nghèo trong mùa Lễ. Chúng ta mời gọi nhau, giúp nhau cùng tổ chức đại lễ Giáng Sinh sắp đến, thật sự cũng là một cách làm việc cho truyền giáo, khi chia sẻ Niềm Vui Tin Mừng cho người nghèo quanh chúng ta. Một lời mời gọi có ý nghĩa !

4- Góp cho Đức Mẹ Lữ Hành :  một bạn giới trẻ : 300.+

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Dọn cỏ, khai quang Nghĩa Địa Công Giáo

NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2014 : DỌN CỎ VÀ PHÁT QUANG TRÊN NGHĨA ĐỊA CÔNG GIÁO TẠI GÒ TRẦU

Theo kế hoạch của Ban Mục Vụ, chọn cho nhau ngày thứ Bảy 11-10 làm ngày giáo xứ ra quân làm vệ sinh nghĩa địa công giáo, để chuẩn bị cho Thánh Lễ Cầu Hồn ngày Chúa Nhật 02-11 sắp đến.
Phải dọn cỏ, làm vệ sinh trước, để đến ngày lễ Các Linh Hồn, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, một quang cảnh tốt đẹp giúp dễ nhìn hơn, nếu để đến gần ngày lễ mới khởi động.
Lễ đài kính nhớ Các Linh Hồn
Thời tiết của Tam Kỳ đã bắt đầu mùa mưa. Hôm lễ Mân Côi nước trôi đầy đồng 07-10, những trận mưa lớn đã đến với Tam Kỳ. Vì thế, sẽ thật khó khăn, nếu thời tiết ngày ra quân lại là ngay mưa gió. Nhưng không. Trời nắng tốt và chan hòa. Cái nắng không còn gay gắt nữa. Anh chị em trong các giáo khóm, với ý thức việc chung của mình đã đến đúng hẹn, để cùng nhau làm việc trong một buổi sáng. 
Điều khó khăn của tâm lý người Việt Nam chúng ta luôn luôn là "cha chung không ai khóc", "việc chung không ai lo". Vì thế, số lượng người lên nghĩa địa làm việc năm nay không nhiều lắm. Chỉ khoảng trên dưới 30 người, cả nam và nữ.
lao động cánh trái đường lên lễ đài
 Tuy vậy, không có gì khó, chỉ sợ làm không bền. Tất cả những anh chị em đã đến, đều không nề hà, ngần ngại với cỏ cây hoang dã, với gai góc của núi đồi.
quang cảnh sẽ sạch hơn, đẹp hơn
Bầu không khí làm việc tập thể là vui chung với nhau. Bằng những lời nói khôi hài, người này chọc người kia cười vui vẻ. Ai cũng chịu khó xốc vác trong công việc để mau chóng hoàn tất.
Ban Thường Vụ cũng có mặt, và đã quyết định mua ngay một thùng bia để giữa trời nắng, anh em nhấm  nháp với nhau cho đã khát.
Những đám lửa đốt cỏ rác bùng lên, mạnh mẽ cháy để thiêu hủy và dọn sạch, đã khiến cho khung cảnh nghĩa địa công giáo trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn. Ai cũng khen và vui mừng : chúng ta có một nghĩa địa tuyệt vời, làm nơi an nghỉ của người thân, cha mẹ, anh em, ông bà.

dọn cỏ phía bên phải lễ đài
Xin Chúa nhân từ cho Các Linh Hồn Ông Ba Tổ Tiên chúng con được lên chốn nghỉ ngơi - hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen. 

Lợp ngói nhà xứ, 18-20/9/2014

THAY NGÓI CHO MÁI NHÀ XỨ :
Tình hình mùa mưa đang đến gần. Mái ngói cũ của ngôi nhà xứ đã kinh qua nhiều năm tháng. Tuy bảo vệ tốt đẹp cho ngôi nhà khỏi nắng mưa, nhưng thời gian và thời tiết là hai cái thời đã gặm nhấm, đã ăn mòn tất cả. Nước mưa đã luồn lách qua những kẽ hở phát sinh theo năm tháng, chảy xuống các phòng ốc trên lầu.
Năm nay, giáo xứ Tam Kỳ chúng ta đón nhận thầy Antôn Lâm Trọng Thi về giúp xứ. Thầy đã được nhận một căn phòng trên lầu. Cùng với thầy Thi, có em GB Lê Như Hưng, đang là chủng sinh dự tu của Giáo Phận, trúng tuyển trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhạc Quảng Nam, nên được đến trọ nghỉ trên lầu. Với tình hình mưa gió và một mái ngói rệu rã, những thiệt hại về đồ đạc, máy móc, chắc chắn sẽ không tránh khỏi.
Bỗng chốc, như được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, cha Quản Xứ trên tòa giảng trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật 14-9 vừa đề cập đến lời Chúa trong Tin Mừng, vừa đặt vấn đề những việc phải làm, và thế là cha nói đến chuyện phải lợp lại mái cho ngôi nhà xứ.
Vấn đề đưa ra, tức khắc được sự tán đồng của Ban Thường Vụ HĐGX, và anh em đã nhất trí, xem ngày, chọn ngày lành tháng tốt cho công việc. Đó sẽ là ngày thứ Năm 18-9 :

Khởi động, những người gia trưởng của các giáo khóm Trà Cai, Lý Trà, là những nông dân thạo việc, cùng với một số ít anh em ở nội thị, đã xông xáo trèo lên mái nhà, tháo dỡ và chuyển hết ngói cũ xuống đất, với những phương tiện đơn giản, mượn về và chế chữa một chút, là nhẹ nhàng được công việc.
Ngày thứ nhất của công việc đã qua đi cách khí thế và tốt đẹp. Một mái nhà với toàn bộ rui - mè xương xẩu lộ ra. Chính nhờ đó, anh em đã nhìn thấy và cho ý kiến, nếu lợp tôn thì uổng quá, vì dàn gỗ còn nguyên vẹn, rất tốt cho mái ngói. Rất nên lợp ngói.
Vậy là phải chọn lựa ngói nào đây. 
Cuối cùng, trong tinh thần làm việc tập thể, anh em đã góp ý để cha xứ quyêt định chọn ngói Hà Nội, vừa rẻ, vừa có vẻ chắc chắn, thích hợp.
Ngày thứ hai của công việc, thứ Sáu 19-9, trời vẫn tiếp tục tốt đẹp cho việc lợp ngói. Nắng mùa thu nhưng vẫn còn vẻ gay gắt. Nhiều anh em phải ở trên mái nhà, giữa trời nắng gắt, không tránh khỏi sự mệt mỏi vì khát nước hoặc say nắng. Thế nhưng, với ngói mới đưa về, tất cả anh em đã nhanh chóng lợp xong trong ngày, một mái ngói đỏ au và mới toanh. Công việc phải dứt điểm trong ngày, nên mãi đến 19g00 tối, mọi người mới hoàn tất, xuống dàn để vui chung với nhau bữa ăn tối. Kết thúc phần chính của công việc.
Ngày thứ ba của công việc, chính là ngày cuối tuần, thứ Bảy 20-9, 3 anh em thợ nề chuyên môn : anh Cường Trà Cai, anh Vinh Tam Xuân và anh Dũng Tam Phú, có sự trợ giúp của anh Cán Tam Xuân nữa, đã trở lại hiện trường để làm nốt phần còn lại. Đó là bố khuyết, bố nóc cho mái nhà. Loại việc tuy đơn giản, nhưng thật ra mất nhiều thời gian. Cũng phải làm hết trong một ngày, cho một mái nhà dài 21m bố nóc, và 5mx4=20m bố khuyết.
ngày cuối cùng của công việc, 20-9-2014
Cuối cùng thì mọi sự cũng phải xong. Anh em xuống giàn nghỉ ngơi ăn uống giải mỏi, vui mừng với công việc đã hoàn thành tốt đẹp, an toàn không có sự cố tai nạn. Cha xứ trở vào Nhà Thờ dâng lễ tạ ơn ngày cuối tuần, thì một cơn mưa, tuy không đủ lớn, nhưng đủ để xác nhận các con cái Chúa đã làm được một việc phù hợp Thánh Ý Chúa. Cơn mưa cho thấy mái ngói mới đủ sức che chở ngôi nhà khỏi mưa nắng. và các cha các thầy ở dưới mái nhà này tạm thời được yên ổn.
Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, và cám ơn anh em. Một việc tưởng như rất bất ngờ, đầy ngẫu hứng, lại được giải quyết một cách đúng đắn.
Có thể cho thấy chi phí chung việc lợp ngói nhà xứ lần này là 35 triệu. Đó là không tính công cho những anh em làm việc cả 3 ngày cho nhà xứ, vì anh em đã rộng lòng, góp công cho nhà chung. Cũng phải kể đến số tiền khoảng 10.500.000 do một số ít anh chị em trong giáo xứ, khi nghe biết, đã mở lòng hảo tâm góp vào với cha Quản Xứ. Tuy có tốn kém hơn nếu lợp tôn, nhưng thật hợp lý, khi tái xử dụng ngói, vì bên mái Nhà Thờ là ngói, thì mái nhà xứ cũng phải ngói.
CHÚNG TA CÙNG TẠ ƠN CHÚA VÀ GHI NHỚ NHỮNG NGÀY VẤT VẢ THAY NÓI CHO NGÔI NHÀ XỨ, TỪ 18 ĐẾN 20-9-2014.

Bản tin SHDC số 215

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 215       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 28 Thường Niên năm A, 12-10-2014
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Ngôn Sứ Isaia                            Is 25,6-10
Đức Chúa sẽ đãi một bữa tiệc và sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người.
Bài đọc 2 : Thư Phi-lip-phê                                  Pl 4,12-14.19-20
Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu                            Mt 22,1-14
Gặp ai, anh em cũng mời hết vào tiệc cưới
II- Ý Lễ : gđ Khiêm-Hà gk 8 : lễ tạ ơn * gđ Sửu-Thu Ba : lễ tạ ơn 10 năm hôn phối * cộng đoàn giáo khóm 9 : lễ tạ ơn và cầu bình an, mừng bổn mạng, lễ Đức Mẹ Mân côi * gđ Chung-Thùy LTrà : lễ cầu bình an * gđ Tuấn-Hoa TCai : lễ cho ÔB nội và BNLH * gđ Tuấn-Mai gk 8 : lễ tạ ơn * chị Luận LTrà : lễ giỗ bố Antôn Khuê * chị Huệ (Nhơn) gk 2 : lễ tạ ơn * gđ Nhân-Huyền gk 7 : lễ giỗ ngoại Lh Giuse * một người : lễ cho CLH Simon, Maria, Phaolô / cha mẹ nội ngoại / ơn bình an * Cô Điểm Sg : lễ kính Mẹ Mân Côi / lễ tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi / Lễ Bình An / lễ cho Lh Mat-thêu* chị B.Tuyết gk 6 : lễ cho dì Têrêxa.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 18-10 đến 24-10-2014 : Ban Bác Ái Xã Hội Caritas
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- Kính Lòng Chúa thương xót và việc tổ chức :
Từ năm ngoái, một số ít anh chị em, với lòng đạo đức cá nhân, đã cùng nhau họp lại vào lúc 15g00 chiều mỗi ngày để đọc kinh và cầu nguyện kính Lòng Chúa thương xót. Việc làm này không có gì mới lạ, vì ở nhiều nơi, nhiều giáo xứ, đã có trước rồi. Ngay tại Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng, là trung tâm của Giáo Phận, anh chị em cũng họp nhau cầu nguyện kính LCTX. Vào Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh, Đức Cha Giáo Phận thông báo và từ khắp nơi trong Giáo Phận, nhiều người đổ về Nhà Thờ Chính Tòa để dâng lễ và cầu nguyện với ý như vậy.
Tại Nhà Thờ Chí Hòa ở Sàigòn, trước đây, vào các chiều thứ Năm hằng tuần, với sự điều động và tổ chức của cha Giuse Trần Đình Long, hàng nghìn nghìn người đổ về, gây trở ngại lưu thông khu vực thật, nhưng chỉ là để tham dự và chia sẻ với nhau tâm tình kính LCTX. Một số ít anh chị em Tam Kỳ đã có dịp đến đây, tham dự và về kể lại những gì tai nghe mắt thấy. Tại Chí Hòa, mọi người được nghe và nhìn thấy những chứng nhân thật sự, kết qủa của LCTX. Đó là những chứng từ sống động, những phép lạ tỏ tường, giúp cho người nghe thêm lòng tin tưởng, thêm sức mạnh cho đức tin. Tuy nhiên, có thể vì hiểu lầm, sợ ảnh hưởng không tốt, nên CQ đã đòi buộc Bề Trên phải ngăn cản, giải tán các buổi sinh hoạt thứ năm hằng tuần này, và cha G. Trần Đình Long đã rời Chí Hòa, về lại với dòng Thánh Thể của mình.
Dù sao, việc kính LCTX vẫn tiếp tục, và lan rộng khắp nơi, nhưng âm thầm hơn, và đi vào chiều sâu hơn. Điều này cho thấy đây là việc của Thiên Chúa, nên loài người không thể tác động được. Tại Tam Kỳ, anh chị em tự động hình thành giờ kinh nguyện với nhau, đúng vào giờ Chúa chịu nạn. Việc làm vẫn tiếp tục cho đến nay, tuy con số người tham dự có thay đổi, lên xuống...
Việc có thể làm và khuyến khích, như tại Chí Hòa, đó là buổi kinh nguyện của anh chị em ở Tam Kỳ có thể, và sẵn sàng đón nhận để hiệp thông và cầu nguyện cho các yêu cầu khẩn thiết của người giáo dân trong giáo xứ. Lúc đau ốm, lúc âu lo, lúc vui mừng tạ ơn, cần đến LCTX... xin anh chị em có thể bày tỏ, chia sẻ với nhóm cầu nguyện, cụ thể là với chị Maria Trần Thị Nguyệt, đt 01682.146966, hoặc với cha xứ 0935.586636. Nhóm cầu nguyện sẽ hiệp thông cầu nguyện, nài xin LCTX, cũng như chia sẻ niềm vui tạ ơn. Đây chỉ là việc đạo đức, không hề cầu lợi lộc, càng không phải là chuyện phô trương nhưng chỉ có mục đích  giúp đỡ nhau, cùng nhau  ca ngợi và làm sáng danh Thiên Chúa với lòng thương xót của Ngài, và thêm mạnh mẽ trong đức tin, như rất nhiều người đã được ở Chí Hòa.
2- Mở khóa học Giáo Lý Dự Tòng và chuẩn bị Hôn Nhân : ngày mai, tối thứ hai, bắt đầu khóa học mới, khóa II/2014, dành cho các anh chị em dự tòng cùng với người bạn công giáo chuẩn bị hôn nhân. Mời các bạn đến lớp lúc 19g30, đăng ký khóa học.
Một năm hai khóa, thuận tiện cho các bạn và cả cho phía giảng viên. Không có chuyện học riêng, học lẻ tẻ. Các bạn yêu nhau, có hướng đi tới tương lai thì nên nhanh chóng đặt vấn đề học hỏi đạo lý. Không nhất thiết phải chờ đến khi được cha mẹ đi “hỏi”, mới bắt đầu đi học, vì lúc đó, thường có xác định ngày tổ chức cưới xin. Không ai có khả năng làm gấp gấp cho vừa ý các bạn được !

3- Tháng Mân Côi, các cha mẹ nên dẫn theo con cháu cùng đi thăm nhà nhau, và kinh nguyện, vừa là niềm vui cho nhau, vừa giúp các cháu sống đạo chan hòa với mọi người.-

mời xem chân dung, con người Luca, Thánh Sử

Chân dung Thánh sử Luca

Trầm Thiên Thu


Thánh Luca (Hy ngữ: Λουκς, Loukás) là một trong 4 tác giả Phúc Âm, lễ kính ngày 18-10. Thánh Luca sinh tại Bithynia, là dân Hy Lạp cổ đại, thuộc thành phố Antiôkia ở Syria cổ. Các giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai nói rằng ngài là tác giả của Phúc Âm theo Thánh Luca và sách Công vụ Tông đồ, mới đầu chỉ là tác phẩm văn chương bình thường. Về sau, quyền tác giả củaThánh Luca được tái xác nhận bởi các vị uy tín của Kitô giáo như Thánh Giêrônimô và Eusêbiô (Jerome và Eusebius), mặc dù các học giả (đời và đạo) vẫn đồng ý về việc thiếu chứng cớ xác thực về tác giả.

Trong Tân ước, Thánh Luca chỉ được nhắc tới vài lần, và được Thánh Phaolô gọi là “thầy thuốc” trong thư gởi giáo đoàn Côlôxe. Như vậy, ngài được coi là thầy thuốc và môn đệ của Thánh Phaolô. Được các Kitô hữu thời sơ khai coi là thánh, ngài được coi là vị tử đạo mặc dù các chứng cớ khác nhau.

Giáo Hội Công Giáo tôn kính Thánh Luca là Thánh sử, và một số giáo phái lớn tôn kính ngài là bổn mạng các họa sĩ, y bác sĩ, học sinh sinh viên, người bán thịt.

Trong thư gởi Philêmôn, Thánh Phaolô có nhắc tới các cộng sự viên là Mác-cô, A-rít-ta-khô, Đê-ma và Lu-ca (câu 24). Thánh Luca cũng được nói tới trong Cl 4:14 và 2 Tm 4:11. Tài liệu khác về Thánh Luca có niên đại từ thế kỷ II, nhưng về sau được xác định là cuối thế kỷ IV, có ghi trong lời mở đầu của Phúc Âm theo Thánh Luca. Tuy nhiên, Helmut Koester nói rằng phần sau (chỉ có trong bản gốc Hy ngữ) có thể được biên soạn hồi cuối thế kỷ II.

Thánh Luca không là người Do Thái, nghĩa là không được cắt bì. Là người Hy Lạp nên ngài viết Phúc Âm bằng Hy ngữ. Khác với ý kiến của Thánh Êpiphaniô, Thánh Luca không thể ở trong số 72 môn đệ (Lc 10:1-9), vì ngài nói rõ rằng ngài chưa hề gặp mặt Đức Kitô (x. Lc 1:1-4). Như vậy, khá lạ khi Giáo Hội cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng trong lễ Thánh Luca lại nói về việc Chúa Giêsu sai 72 môn đệ, đi theo từng cặp. Hơn nữa, Thánh Luca không được Chúa Giêsu hoán cải, mà được Thánh Phaolô hoán cải sau khi Chúa Giêsu về trời.

Rất có thể Thánh Luca học nghề thuốc ở Tarsus, trường y cạnh tranh với Alexandria và Athens, và là trường y lớn nhất Hy Lạp cổ đại. Có thể Thánh Luca đã gặp Thánh Phaolô vào thời điểm này.

Không ai biết Thánh Luca là người mới theo Do Thái hoặc trực tiếp gia nhập Kitô giáo, nhưng chúng ta biết rằng ngài có kiến thức uyên bác về Cựu ước. Hơn nữa, rõ ràng Thánh Luca không chỉ biết Thánh Phaolô, mà còn biết nhiều Tông đồ và các môn đệ. Chính ngài đã chứng minh điều đó, khi ngài soan thảo Phúc Âm, ngài đã “cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự” (Lc 1:3) với các nhân chứng biết rõ cuộc đời Chúa Giêsu. Trong các nhân chứng đó không chỉ có một mình Thánh Phaolô mà còn nhiều người khác.

Còn nữa, Thánh Phaolô thường kết hợp Thánh Luca với Thánh Máccô. Chúng ta biết rằng Thánh Máccô là người gần gũi với Thánh Phêrô, do đó chúng ta có thể nói rằng Thánh Luca cũng quen thân với Thánh Phêrô và các Tông đồ khác.

Phúc Âm theo Thánh Luca dài hơn các Phúc Âm khác – mặc dù Phúc Âm theo Thánh Matthêu nhiều chương hơn. Phúc Âm theo Thánh Luca có nhiều câu và nhiều từ hơn, dĩ nhiên số chữ tính theo bản gốc bằng Hy ngữ. Trong các sách Tân ước, Phúc Âm theo Thánh Luca dài nhất – với 19.482 chữ, và sách Công vụ dài thứ nhì – với 18.451 chữ. Hai cuốn này dài bằng tất cả các thư của Thánh Phaolô cộng lại.

Thánh Luca giúp Thánh Phaolô nhiều trong khi thực hiện sứ vụ. Khi bị tù ở Rôma, Thánh Phaolô rất tin tưởng và quý mến Thánh Luca nê đã căn dặn Thánh Timôthê: “Chỉ còn một mình anh Lu-ca ở với tôi. Anh hãy đem anh Mác-cô đi với anh, vì anh ấy rất hữu ích cho công việc phục vụ của tôi” (2 Tm 4:11). Người ta tin rằng, sau khi Thánh Phaolô qua đời, Thánh Luca rao giảng Phúc Âm tại Ý, Gaul (Galát), Dalmatia, Macedon, và có thể cả ở Ai Cập.

Một số Giáo phụ cho rằng Thánh Luca chịu tử đạo, có thể bị đóng đinh vào cây ô-liu ở Elaea, thuộc Peloponnesus gần Achaia. Cách hiểu này có từ Thánh Hippolytus. Các Thánh Gregory Nazianzen, Paulinus, và Gaudentius thành Grescia cũng nói rằng Thánh Luca chịu tử đạo. Mặt khác, nhiều người khác (kể cả Thánh Bede và nhiều vị tử đạo) chỉ nói rằng “Thánh Luca chịu đau khổ nhiều vì đức tin và chết già ở Bithynia”.

Thánh Luca sống độc thân để phục vụ Thiên Chúa, không vợ không con, đầy Thần Khí Chúa, và qua đời lúc 84 tuổi. Thi hài ngài được đưa tới Constantinople và an táng tại Nhà thờ Các Tông Đồ, nhà thờ này do Hoàng đế Constantine xây dựng. Đầu ngài được đưa tới Rôma, đặt tại Tu viện Thánh Anrê. Các phần khác được đặt tại Tu viện Grecian trên Núi Athos.

Sau cuộc Thập Tự Chinh, thánh tích Thánh Luca được chuyển tới Nhà thờ Padua, và nghiên cứu khoa học năm 1992 đã xác nhận là chính xác. Chiếc xương sườn (gần trái tím) được đưa trở về Hy Lạp và lưu giữ tại Thebes. Ngoài ra, Thánh Luca là một họa sĩ. Ngài đã có các bức họa đầu tiên vẽ Đức Mẹ, Chúa Giêsu, Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Người ta còn cho rằng hình Đức Mẹ Vladimir 9Đức Mẹ Đen Czestochowa – Black Madonna of Czestochowa) được vẽ theo các hình có chữ viết của chính Thánh Luca.

Thánh Luca cũng được coi là tác giả của bức họa “acheiropoieta” (tượng không có tay). Hình Đấng Cứu Thế này được đặt tại một nhà nguyện đặc biệt ở trên Lầu Thánh (Holy Stairs) gần Đền thờ Latêranô ở Rôma, cũng gọi là Uronica. Truyền thống cho rằng Thánh Luca khởi sự làm tượng, nhưng được các thiên thần hoàn tất.

Tại sao Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò? (Thánh Matthêu có biểu tượng là Người, Thánh Máccô có biểu tượng là Sư Tử, Thánh Gioan có biểu tượng là Đại Bàng). Bốn con vật này xuất xứ từ sách Ngôn sứ Êdêkien và Khải Huyền. Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò xuất hiện từ thời các Giáo phụ, với hai lý do.

Thứ nhất, Phúc Âm theo Thánh Luca bắt đầu với Tư tế Dacaria và cuộc truyền tin về Thánh Gioan tẩy Giả. Của lễ dâng trong Đền Thờ là con bê hoặc con bò, điều này phù hợp để lấy Con Bò làm biểu tượng của Thánh Luca.

Hơn nữa, Thánh Luca biểu hiện chức tư tế của Đức Kitô rõ nét nhất trong các Phúc Âm. Việc sử dụng hình tượng con bò nhắc nhớ lễ hy sinh được các tư tế thời Cựu ước và thể hiện chức tư tế đời đời của Chúa Giêsu.

Thứ nhì, Thánh Luca có biểu tượng là Con Bò vì con bò nỗ lực lao động, đó là biểu tượng của việc rao giảng Phúc Âm: “Anh (em) không được bịt mõm con bò đang đạp lúa” (Đnl 25:4) và “Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, làm thợ thì đáng được trả công” (1 Tm 5:18). Thánh Luca là người làm việc nhiều trong việc rao giảng Phúc Âm, đặc biệt là giúp đỡ Thánh Phaolô. Do đó, biểu tượng Con Bò thể hiện sức lao động của con bò trong Phúc Âm và sự chịu đau khổ vì danh Đức Giêsu Kitô.

Trầm Thiên Thu (Tổng hợp và chuyển ngữ)

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 214       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 27 Thường Niên năm A, 05-10-2014
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 :  Sách Ngôn Sứ Isaia                            Is 5,1-7
Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là nhà Israel.
Bài đọc 2 : Thư Phi-lip-phê                                  Pl 4,6-9
Anh em hãy đem những điều này ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu                            Mt 21,33-43
Ông chủ sẽ cho các tá điền khác canh tác vườn nho
II- Ý Lễ : gđ Tuấn-Mai gk 8 : lễ bình an * ôb Tiến-Cam gk 8 : lễ xin mọi ơn lành * a. Vương HàThanh : lễ cho ba Antôn Tùng * gđ Sơn-Hà gk 5 : lễ cho ba Antôn Khánh * gđ Tuấn-Hà gk 9 : lễ tạ ơn/ lễ cầu bình an / lễ cho Lh Phêrô * bà Thiết, chị Hường, chị Hường (Hò) gk 7 : lễ bổn mạng Têrêxa * Nam-Nguyệt TXuân : tạ ơn và cầu bình an * gđ Bảo-Huy gk 9 : lễ giỗ nội Lh Maria * gđ Hiền-Cúc gk 4 : lễ giỗ Lh Isave Hoen * bà Phấn gk 5 : lễ giỗ chồng Giuse Viên * gđ Trí-Hậu LTrà : lễ tạ ơn * bà Hạnh, An Trường : lễ tạ ơn *
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 11-10 đến 17-10-2014 : Thăng Tiến Hôn Nhân
THÔNG TIN QUAN TRNG
1- Phiên phục vụ tuần này của Giới Trẻ, mà chính là ca đoàn Lê Bảo Tịnh. Nhân đây, xin đặt lại vấn đề tổ chức giới trẻ giáo xứ
Thông thường phụ trách giới trẻ là các thầy giúp xứ, hoặc cha phó, là những người trẻ với nhau, rất dễ gần gũi. Năm nay, thầy Antôn Lâm Trọng Thi về giúp xứ, tiếp tục nhận công tác này và qui tụ các bạn trẻ từ độ tuổi xong cấp Ba, các sinh viên từ các nơi về Tam Kỳ học tập.
Giới trẻ của giáo xứ được cha Quản Xứ quan tâm, nhưng ít được các cha mẹ bạn trẻ hưởng ứng, nhắc nhở động viên con cái tham gia, nên con số sinh hoạt thường chỉ vào khoảng 20 người, trong đó lại có các sinh viên tạm trú Tam Kỳ. Tuy ít oi, nhưng với sự điều động của các anh chị phụ trách, các bạn trẻ thường làm được nhiều việc hữu ích:
1- Việc thu nhận ve chai : vào các Chúa Nhật đầu tháng, giới trẻ đi xin ve chai, loại rác tái chế từ nhiều gia đình, để tích lũy thành qũy từ thiện. Từ những đồng tiền nhỏ, gom thành số tiền lớn, quỹ giới trẻ đã từng ủng hộ nhiều việc chung Nhà Thờ và giáo xứ như góp sửa mái ngói Nhà Thờ, góp mua ghế nhựa, góp cho Đức Mẹ Lữ Hành... và nhất là từng quý 3 tháng, giúp tạo một bữa ăn chiều cho các bệnh nhân tâm thần tại khu nhà An Dưỡng Xã Hội ở xã Tam Ngọc.
2- Phục Vụ : Chiều thứ Bảy 27-9 vừa qua, giới trẻ đã cùng với thầy xứ đến thăm bệnh nhân tâm thần tại Tam Ngọc, thực hiện một bữa mì quảng ngon lành và chất lượng, do chính các bạn nấu nướng pha chế. Qũy giới trẻ xuất ra để làm việc thiện. Chỉ còn việc gọi nhau đến làm và đem phân phối cho bệnh nhân. Việc làm này rất hay và có giá trị, giúp nhau nhìn đến những hoàn cảnh éo le và đáng thương, giúp chia sẻ vật chất, kể cả tinh thần, khi nói chuyện khôi hài với  người tâm thần. Người trẻ có ý thức về xã hội là chuyện nên làm. Chỉ tiếc là nhiều cha mẹ, nhiều bạn trẻ trong giáo xứ vẫn cứ tự nhiên đứng ngoài, luôn cho rằng mình “già”, mình lớn rồi, nên không chịu hòa đồng.
- Giới trẻ giáo xứ cũng nhận một phiên phục vụ, để cùng chia sẻ trách nhiệm Nhà Chúa, từ quét dọn đến phục vụ Thánh Lễ. Tương lai giáo xứ Tam Kỳ chính là ở những người trẻ này.
- Chuyện sinh hoạt giới trẻ dẫn đến việc tạo nên ca đoàn Lê Bảo Tịnh, để người trẻ góp tiếng hát cho phụng vụ Nhà Thờ thêm trẻ trung, mạnh mẽ, và từ từ tiến bộ. Các sinh hoạt hằng tuần vào buổi tối Chúa Nhật, từ 19g30-21g00, không phải là chuyện trẻ con, hát hò vui chơi lăng nhăng, nhưng là những giao lưu cần thiết, để người trẻ không cô đơn về đức tin, về lối sống đạo, nhưng luôn có bạn đồng hành. Tháng 10 Mân Côi, giới trẻ gọi nhau, có thêm thầy xứ đồng hành để đến thăm nhà nhau, thăm cha mẹ các bạn và cùng nhau kinh nguyện. Loại hình rất hay, có tình nghĩa. Tại sao phụ huynh chúng ta không thúc giục con cái tham gia ?
Nhân đây, cũng xin mời các bạn sinh viên, kể cả thành phần các bạn Êđê, M’Nông, Sê-đăng... đang theo học tại Tam Kỳ cùng đến tham gia. Giáng Sinh năm nay sẽ dành tiết mục văn nghệ cho các bạn dân tộc được góp phần theo khả năng của mình. Hãy gia nhập Giới Trẻ.
2- Mở khóa học Giáo Lý Dự Tòng và chuẩn bị Hôn Nhân : ngày mai, tối thứ hai, khai giảng khóa học mới, khóa II/2014, dành cho các anh chị em dự tòng cùng với người bạn công giáo chuẩn bị hôn nhân. Mời các bạn đến lớp lúc 19g30, đăng ký khóa học.
Một năm hai khóa, thuận tiện cho các bạn và cả cho phía giảng viên. Không có chuyện học riêng, học lẻ tẻ. Các bạn yêu nhau, có hướng đi tới tương lai thì nên nhanh chóng đặt vấn đề học hỏi đạo lý. Không nhất thiết phải chờ đến khi được cha mẹ đi “hỏi”, mới bắt đầu đi học, vì lúc đó, thường có xác định ngày tổ chức cưới xin. Không ai có khả năng làm gấp gấp cho vừa ý các bạn được !
3- Để chuẩn bị cho Thánh Lễ Cầu Hồn kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên tại nghĩa trang công giáo Gò Trầu ngày 02-11, Ban Mục Vụ kêu gọi ra quân làm vệ sinh, dọn sạch sẽ cỏ rác tại nghĩa trang. Sáng ngày thứ Bảy 11-10, lúc 7g30, xin mời các gia đình cử người đến làm công ích chung tại Nghĩa Trang.
4- Góp cho Đức Mẹ Lữ Hành : anh Hứa Văn Thành gk 1 : 300.+ anh chị Tuấn-Hà gk 9 : 1.000. + đôi bạn trẻ Trung-Thảo gk 9 : 200.+ anh chị Tiến-Từ Thái Bình, gk 5 : 500.  Xin cám ơn.

5- Góp Quỹ Bác Ái :  ac Tuấn-Hà gk 9 : 500.+ BMVụ : 280.+ 1 chị gk 9 : 100.  
6- Góp cho Nhà Giáo Lý : chị Lương Lý Trà : 200.