Trang

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Xét mình xưng tội




1- Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

• Tôi có dành thời giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày không?
• Tôi có yêu mến Chúa với tất cả tâm hồn không?
• Tôi có tin mê tín dị đoan, đi coi bói, cầu cơ, dùng bùa ngải hay dính líu tới những đạo thờ
tà thần không?
• Tôi có đeo bùa may mắn, bùa hộ mạng, thờ cúng tượng ảnh không phải Thiên Chúa
không?
• Tôi có đặt mình hay những thần tượng của tôi (tài tử, người mẫu, danh ca…) trên Thiên
Chúa không?
• Tôi có vâng phục làm theo Lời Chúa như Giáo hội dạy không?
• Tôi có rước lễ trong lúc phạm tội trọng không?
• Tôi có cố tình nói dối hay che dấu tội trọng không xưng trong tòa giải tội không?
• Tôi có thờ ơ về những Giáo lý Công giáo không?
• Tôi có không tin tưởng Chúa hay tin Lòng thương xót của Ngài không?
• Tôi có nghi ngờ hay từ chối những giáo huấn, tín điều của Giáo hội không?
• Tôi có tham dự trực tiếp vào những việc thờ kính ngoài đạo Công giáo không?
• Tôi có là thành viên của những tổ chức chống Công giáo hay những tổ chức huyền bí
không?
• Tôi có kiêu ngạo, khoe khoang tài năng hầu được khen ngợi và được vinh dự không?
• Tôi có giận dữ, chửi Chúa không?

2- Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.

• Tôi có kêu tên Chúa cách vô cớ, xem thường hay dùng bất cẩn danh Chúa không?
• Tôi có chúc dữ cho người khác không?
• Tôi có xỉ vả một thánh nhân hay lạm dụng một vật thánh không?
• Tôi có danh Chúa vào việc phỉ báng, vu khống không?
• Tôi có càm ràm hay trách móc Chúa không?
• Tôi có nói xấu linh mục hay những người đã tận hiến cho Chúa không?
• Tôi có dùng danh Chúa thề hứa dối trá, bừa bãi không?
• Tôi có chửi thề người khác, hay thề hứa gian dối với người khác không?
• Tôi có không giữ lời thề hứa làm ảnh hưởng đến người khác không?
• Tôi có không thành thật, xấu hổ về đạo hay là người Công giáo không?
• Tôi có xấu hổ làm dấu Thánh giá hay cầu nguyện ở ngoài công cộng không?

3- Giữ ngày Chúa Nhật.

• Tôi có cố ý bỏ lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
• Tôi có đi lễ trễ vì lơ là không?
• Tôi có ra về sớm khi thánh lễ chưa kết thúc không?
• Tôi có khó chịu hay không thèm nghe linh mục giảng không?
• Tôi có làm việc xác ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
• Tôi có chia trí, lo ra hay cứ chú ý tới người khác trong thánh lễ không?
• Tôi có dự lễ với trái tim giận dữ hay không tha thứ không?

4- Thảo kính cha mẹ.

• Tôi có kính trọng hay vâng lời cha mẹ không?
• Tôi có khinh chê hay bỏ bê cha mẹ không?
• Tôi có không chăm sóc cha mẹ khi đau yếu, tàn tật, già cả không?
• Tôi có thiếu bổn phận với người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có làm gương xấu cho gia đình không?
• Tôi có tạo sự bất hòa cho gia đình không?
• Tôi có không muốn là cha, là mẹ không?
• Tôi có đối xử tàn tệ, lạm dụng với người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có đánh đập người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có từ cha mẹ, hay từ con cái không?

Với con cái:
• Tôi có thiếu chăm sóc những nhu cầu cần thiết cho chúng không?
• Tôi có không để chúng được học đạo, hay lãnh nhận các Bí tích không?
• Tôi có để chúng được phép lơ là bổn phận giữ đạo không?
• Tôi có thiếu sửa dạy chúng không?
• Tôi có làm gương xấu, dạy điều xấu hay xúi chúng làm việc xấu không?
• Tôi có đuổi chúng ra khỏi nhà hay không nhận chúng là con không?

5- Chớ giết người.

• Tôi có phá thái hay khuyến khích người khác phá thai không?
• Tôi có thi hành việc phá thai, hay buôn bán thuốc phá thai không?
• Tôi có làm hại hay làm tổn thương đến thể xác người khác không?
• Tôi có dính líu tới hay giết người không?
• Tôi có ước muốn cho người khác chết không?
• Tôi có âm mưu hay trả thù người chống đối tôi không?
• Tôi có lạm dụng rượu hay thuốc không?
• Tôi có làm cho người khác tai tiếng dẫn họ tới phạm tội không?
• Tôi có giận giữ hay phẫn uất không?
• Tôi có nuôi thù hận trong lòng với người khác không?
• Tôi có cắt bỏ bộ phận thân thể nào để làm mất khả năng sinh sản không?
• Tôi có không tha thứ, từ chối tha thứ cho người khác không?
• Tôi có ý định tự tử, hay trợ giúp người khác tự tử không?

6- Chớ làm sự dâm dục.

• Tôi có trung thành với lời hứa hôn nhân qua tư tưởng hay hành động không?
• Tôi có bất cứ hành động tình dục nào ngoài hôn nhân hay trước hôn nhân không?
• Tôi có xử dụng bất cứ phương pháp ngừa thai hay ngừa thai không tự nhiên không?
• Tôi có phạm tội thủ dâm không?
• Tôi có ấp ủ những tư tưởng không trong sạch, ước muốn tình dục với người khác không?
• Tôi có tôn trọng những người khác phái không?
• Tôi có hiếp dâm người khác không?
• Tôi có phạm tội đồng tình luyến ái, hay tình dục với người cùng phái tính không?
• Tôi có chăm chú vào những hình ảnh khỏa thân, khiêu dâm trên mạng lưới, sách báo, email hay nơi người khác không?
• Tôi có đang dùng thuốc ngừa thai không?
• Tôi có ăn mặc không kín đáo không?
• Tôi có gởi cho người khác bài viết hay hình ảnh không đứng đắn không?
• Tôi có xem phim hay chương trình xếp vào hạng khiêu dâm không?
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không?
• Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không?
• Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không?
• Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không?
• Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không?
• Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không?
• Tôi có say sưa rượu chè không?
• Tôi có dùng các loại thuốc phiện không?
• Tôi có dính líu tới buôn bán thuốc phiện không?

7- Chớ lấy của người.

• Tôi có lấy những gì không phải là của tôi không?
• Tôi có làm thiệt hại tài sản người khác với lỗi của tôi không?
• Tôi có trả lại hay đền bù những thứ lấy trộm, hay mượn của người khác không?
• Tôi có bài bạc quá mức và thiếu cung ứng nhu cầu cho gia đình không?
• Tôi có chia sẻ bố thí cho những người nghèo khổ không?
• Tôi có làm ngơ đui mù trước kẻ ăn xin không?
• Tôi có lường gạt hay gian lận người khác không?
• Tôi có gian lận thuế má, trong buôn bán, với bảo hiểm, cờ bạc, và trường học không?
• Tôi có từ chối hay lơ là trả những món nợ không?
• Tôi có tráo đổi giá tiền trên món hàng không?
• Tôi có lấy tài sản của hãng xưởng mang về nhà xài không?
• Tôi có không đóng góp tiền cho nhà thờ không?
• Tôi có trả lương xứng đáng hay hà hiếp nhân công không?

8- Chớ làm chứng dối.

• Tôi có nói dối không?
• Tôi có dấu tội không xưng trong tòa giải tội không?
• Tôi có lừa dối, kết án, tán gẫu người khác không?
• Tôi có nói hay loan truyền tin xấu về linh mục, tu sĩ hay người khác không?
• Tôi có nói xấu sau lưng người khác không?
• Tôi có thành thật khi giao dịch với người khác không?
• Tôi có chỉ trích, dèm pha, thiếu bác ái trong tư tưởng, lời nói không?
• Tôi có giữ kín điều bí mật của người khác không?
• Tôi có nguyền rủa hay chúc dữ người khác không?
• Tôi có sung sướng trên sự bất hạnh của người khác không?
• Tôi có từ chối nói chuyện hay hòa giải với người khác không?
• Tôi có ghen tương hay ganh tỵ với người khác không?
• Tôi có làm cớ cho người khác phạm tội không?
• Tôi có tham dự vào việc phạm tội của người khác không?
• Tôi có dạy hay chỉ cho người khác phạm pháp không?
• Tôi có lừa dối, đối xử tệ bạc, lạm dụng người tình của tôi không?

9- Chớ muốn vợ chồng người.

• Tôi có đồng lòng với những tư tưởng thiếu trong sạch không?
• Tôi có ước muốn tình dục với vợ người ta không?
• Tôi có xúi dục hay là nguyên nhân ly dị của người khác không?
• Tôi có cầu nguyện trong khi vẫn đeo đuổi những tư tưởng xấu hay cám dỗ không?
• Tôi có nuôi dưỡng ước muốn xác thịt với người khác không?
• Tôi có sờ đụng, hôn hít, ôm người khác với tư tưởng xấu không?
• Tôi có làm điều gì khiêu khích người khác có tư tưởng xấu không?
• Tôi có những cái nhìn ham muốn xác thịt không?
• Tôi có thích thú nhìn người khác ăn mặc hở hang không?

10- Chớ tham của người.

• Tôi có ghanh tỵ với những của cải mà người khác có không?
• Tôi có đau lòng xót ruột vì sự sung túc giàu sang của người khác không?
• Tôi có ước muốn cho người khác hay cho công việc của họ bị sụp đổ không?
• Tôi có gian lận trong việc phân chia tài sản gia đình không?
• Tôi có ham lợi hay ích kỷ không?
• Tôi có tin Thiên Chúa là người chăm sóc mọi nhu cầu thể xác tâm linh của tôi không?
• Tôi có đặt của cải, vật chất là mục đích chính của đời sống tôi không?
• Tôi có cho vay mượn với tiền lời cắt cổ không?

Các Điều Răn Của Hội Thánh

- Tôi có cố ý bỏ tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay Lễ Trọng mà không có lý do chính đáng không?
- Tôi có xưng tội một năm ít là một lần hay khi tôi mắc tội trọng không?
- Tôi có rước lễ ít nhất một năm một lần trong mùa Phục Sinh không?
- Tôi có tham dự các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh không?
- Tôi có kiêng thịt ngày thứ Sáu và giữ chay ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh theo Luật định không?
- Tôi có giữ chay một giờ trước khi rước lễ không?
- Tôi có đóng góp vật chất cần thiết cho các nhu cầu của Giáo Hội không?

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

bản tin SHDC số 105


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 105         &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
LỄ THÁNH GI0AN TIỀN HÔ năm B, 24-6-2012
I- LỜI CHÚA               xin xem trước
Bài đọc 1 : Sách Ngôn Sứ isaia           Is 49,1-6
Ta đặ ngươi làm ánh sáng muôn dân.
Bài đọc 2 : Sách Công vụ Tông Đồ      Cv 13, 22-26
Ông Gioan đã rao giảng để dọn đường cho Đức Giêsu
Tin mừng theo thánh Luca                   Lc 1,57-66.80
Tên cháu là Gioan
II- Ý Lễ : Gđ Nghĩa-Nhung gk 6 : lễ cho CLH thai nhi * chị Kim Liên (ph. Phước Hòa) : lễ tạ ơn * chị Phng gk 6 : lễ giỗ chồng Bênêđitô Hùng * Hợp ý xin lễ cho bà cố Têrêxa Phạm thị Hảo gồm : ac. Nghĩa-Nhung + ac.Hoàn-Lệ + c. Phụng gk 6 + ac. Lộc-Anh gk 3 + gđ Hồng-Hóa gk 9 + ac. Hoa-Lợi gk 9 : lễ cho 2 cố Têrêxa + ô. Châu gk 2 + ô. Khẩn gk 5 + b. Hồng gk 3 + ô. Vĩnh Phúc (lương) + c.Thanh gk 7 + giáo khóm 7 + c. Nguyệt gk 1 + Ca đoàn Cecilia + ac. Hóa-Tuyết Gò Tre + b. Điểm gk 5 * ch Y Tam Xuân : tạ ơn * gđ Vỹ-Oanh gk 9 : lễ tạ ơn * gđ Cảnh-Đoàn gk 1 : lễ giỗ cha mẹ Giuse và Catarina * ôb Hiền-Chung Tam Xuân : lễ cho cha me Tôma và Maria * gđ Vinh-Thủy Tam Xuân : lễ tạ ơn và cầu bình an * chị Ng gk 6 : lễ cho mẹ chồng Agatha, chồng Matthia và CLH * gđ Lộc-Anh gk 3 : lễ cho cha Simon Minh * chị Hoa (Li) gk 9 : lễ giỗ giáp năm cho dì ngoại giáo * gđ Hồng-Hóa gk 9 : lễ cho Giuse và Phêrô * chị Hải gk 1 : lễ cho lh thai nhi * gđ Văn-Trang gk 8 : lễ giỗ con Gioan Tú * gđ Trang (Sương) Tam Xuân : lễ bình cho mẹ và gia đình * gđ Hoàng-Chinh : lễ giỗ giáp năm cho mẹ, Mađalêna Sở.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều thứ Bảy 30-6 đến thứ Sáu 6-7: Thăng Tiến HN
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Chúa Nhật thứ 12 mùa thường niên năm nay, đúng ngày kính sinh nhật thánh Gioan Baotixita 24-6. Trong phụng vụ Giáo Hội, chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật : Sinh nhật của Chúa Giêsu (gọi là lễ Giáng Sinh) ngày 25-12; sinh nhật thánh Gioan Tiền Hô ngày 24-6; và sinh nhật Đức Mẹ Maria 8-9. Về bậc lễ thì lễ của Chúa Giêsu và của thánh Gioan là lễ trọng. Còn lễ của Đức Mẹ là lễ kính. Sở dĩ lễ sinh nhật thánh Gioan được nâng bậc lễ trọng, vì tư cách đặc biệt của Gioan là tiền hô, dọn đường Chúa đến, và nếu Chúa Giêsu là Mặt Trời cần cho mùa đông (ngày đông chí 21-12), thì thánh Gioan là mặt trăng cho mùa hè (hạ chí 21-6). Về thời gian thì thánh Luca (1,26) kể lại : Bà Êlisabét có thai được 6 tháng, thì thiên thần đến truyền tin, Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Mẹ Maria, vì thế Chúa Giêsu giáng sinh sau thánh Gioan 6 tháng. Vị trí của thánh Gioan được kể là quan trọng, mặc dù ngài thuộc về thời Cựu Ước, là vị ngôn sứ cuối cùng.
Hiệp thông chúc mừng bổn mạng của ông biện Min, giáo khóm 9, ông biện Sử, giáo họ Chu Lai và một số anh em nhận thánh Gioan làm Bổn Mạng.
2- Ngày thứ Sáu 29-6, kính trọng thể hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, đặc biệt đây là lễ mừng bổn mạng Nhà Thờ và Giáo Họ Trung Đàn. Thánh lễ Bổn Mạng được anh chị em Trung Đàn xin tổ chức vào lúc 15g00, trong nhà thờ. Xin mời cộng đoàn giáo xứ Tam Kỳ tham gia, chia vui cùng cộng đoàn Trung Đàn.
Chúng ta cũng hiệp thông, dự lễ và chúc mừng bổn mạng với nhiều vị Chức Việc giáo xứ, giáo khóm và khá nhiều anh em được nhận Thánh Phêrô, Thánh Phaolô làm bổn mạng.
3- Đức Cha Giáo Phận sẽ về ban phép Thêm Sức cho các em vào Chúa Nhật 5-8. Để chuẩn bị, các em sắp lãnh nhận Bí Tích này sẽ dành riêng tháng 7 này để ôn tập, học thêm về Bí Tích Thêm Sức, cũng như các điều cần thiết về giáo lý thành nhân. Xin thông báo trước để các cha mẹ thu xếp quỹ thời gian của con mình và gửi em đến lớp. Việc tuyển chọn các em đủ điều kiện để dọn mình lãnh nhận Bí Tích, thuộc trách nhiệm của giáo lý viên và Cha Quản Xứ. Bởi một lý do dễ hiểu, nếu em đã không đến lớp trong năm học, không dự lễ hằng tuần chung với các bạn, mà chỉ chờ tới “đợt” tổ chức ôn tập lãnh nhận Bí Tích mới “nhào vô”, thì rõ ràng là em không thiết tha với Bí Tích, có cho lãnh nhận rồi cũng bỏ mà thôi.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Không trách mắng, một thái độ hay trong gia đình



KHÔNG TRÁCH MẮNG

Tôi quen gia đình nhà White khi mới vào đại học. Họ hoàn toàn khác gia đình tôi, mặc dù vậy ở bên họ, lúc nào tôi cũng cảm thấy hết sức thoải mái. Jane White với tôi thoạt tiên là bạn trong trường, rồi kế tới cả gia đình đón tiếp tôi- một người ngoài- như thể đón một người em họ mới tìm ra.
Ở nhà tôi, mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, luôn luôn nhất thiết là phải tìm cho ra thủ phạm để trách mắng.
"Cái này là ai làm đây?". Mẹ tôi sẽ hét lên như thế trong nhà bếp hỗn độn như bãi chiến trường.
"Đó là tại con đó, Katharine!". Cha tôi sẽ đay nghiến mỗi khi con mèo biến mất hoặc cái máy giặt không làm việc.
Ngay từ khi còn nhỏ, anh chị em chúng tôi vẫn hay nói với nhau là trong nhà mình còn một người nữa là ông Trách Mắng. Mỗi tối ngồi vào bàn nhớ dọn cả cho ông ấy một phần ăn!
Nhưng gia đình nhà White lại không bao giờ quan tâm đến ai vừa gây ra việc gì, họ chỉ thu dọn những mảnh vỡ và tiếp tục sống vui vẻ. Tôi chỉ thực sự hiểu hết nét đẹp của nếp sống này vào mùa hè mà Jane qua đời.
Ông bà White có sáu người con, ba trai, ba gái. Vào tháng bảy, ba người con gái nhà White và tôi quyết định làm một chuyến đi từ Florida đến New York. Hai cô lớn nhất, Sarah và Jane đều là sinh viên. Người nhỏ nhất, Amy, thì vừa mới có được bằng lái xe. Tự hào vì điều đó, cô rất mong đến chuyến đi để được thực tập.
Hai cô chị chia nhau lái suốt chặng đầu của chuyến đi, đến một khu thưa dân cư họ mới cho Amy lái. Thế rồi cô bé đột nhiên đi lạc vào đường ngược chiều, đã vậy mà Amy vẫn tiếp tục cho xe chạy băng băng không dừng lại. Một chiếc xe tải đã không kịp dừng lại nên lao thẳng vào xe chúng tôi.
Jane chết ngay tại chỗ.
Khi ông bà White đến bệnh viện, họ thấy hai cô con gái còn sống sót của mình nằm chung một phòng. Đầu Sarah thì quấn băng còn chân Amy thì bó nạng. Hai ông bà ôm lấy chúng tôi khóc buồn vui lẫn lộn khi gặp lại các con. Họ lau nước mắt cho các con và thậm chí còn trêu Amy khi thấy cô bé học sử dụng nạng.
Với cả hai cô con gái, đặc biệt là với Amy, họ nói đi nói lại:" Bố mẹ mừng biết bao khi thấy con còn sống."
Tôi vô cùng kinh ngạc, không có kết tội, không có trách mắng ở đây.
Về sau, tôi hỏi ông bà sao lại không có một lời kết tội nào đối với việc Amy đã đi vào đường cấm.
Bà White bảo:"Jane đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng, nhưng nói hay làm gì thì có mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?"
Họ nói đúng, Amy tốt nghiệp đại học và lấy chồng vài năm sau đó. Cô trở thành mẹ của hai bé gái, và bé lớn nhất tên là Jane.
Tôi đã học được từ gia đình White một điều thực sự quan trọng trong cuộc sống: Trách mắng quả thật không cần thiết, đôi khi đó còn là một việc hoàn toàn vô ích.


                                            (Không rõ tác giả)

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Kinh Lạy Cha để cầu cho Các Linh Hồn


Đây là câu chuyện và LỜI KINH được kể lại trong một mạc khải "tư", có nghĩa là TIN hay KHÔNG TIN cũng được. Hội Thánh chưa lên tiếng chính thức. Tuy nhiên, ý nghĩa lời kinh không có gì là trái với đức tin chân chính của người tín hữu, nên chúng ta có thể xử dụng. Biết đâu, nhờ lời kinh này và với sự hy sinh của bạn, bạn đưa được một số linh hồn vào thiên đàng thì hay biết mấy.


Kinh Lạy Cha cầu cho các Đẳng Linh Hồn


Thánh nữ Mechtilde (1241-1299), người Đức, được đặc ân trông thấy Đức Chúa GIÊSU hiện ra nhiều lần. Và một trong những lần hiện ra ấy, Đức Chúa GIÊSU dạy cho chị Kinh Lạy Cha cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục. Cứ mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha này, thánh nữ Mechtilde lại trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Luyện Ngục được Chúa rước về Trời.

Câu chuyện xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ MARIA ở Einsiedeln bên Thụy Sĩ vào ngày Lễ Nến mùng 2 tháng 2 năm 1968. Đền thánh rất được các tín hữu Công Giáo năng lui tới kính viếng, hành hương.
Nhưng ngày mùng 2 tháng 2 năm 1968 là một ngày trong tuần và trời mùa đông thật lạnh. Đền thánh vắng vẻ không một bóng người. Bà Aloisia Lex đến viếng đền thánh cùng với mấy người bà con. Đang quỳ cầu nguyện, bỗng bà đưa mắt nhìn lên bàn thờ chính và trông thấy một Nữ Tu cao tuổi đang đứng đó. Nữ Tu mang y phục đan sĩ nhưng y phục trông thật cổ xưa như thuộc về mấy thế kỷ trước. Bà Aloisia liền tiến về phía Nữ Tu và được Chị trao cho một tờ giấy kinh. Bà nhận lấy và lơ đãng bỏ vào túi. Cùng lúc ấy, một hiện tượng lạ lùng diễn ra. Cửa nhà thờ bỗng mở toang và bà Aloisia trông thấy một đoàn ngũ tín hữu hành hương, đông vô kể, tiến vào nhà thờ. Các tín hữu ăn mặc thật nghèo nàn, và chân đi lướt trên mặt đất, giống như những bóng ma. Đoàn tín hữu hành hương dài như bất tận cứ tiếp tục nối đuôi nhau tiến vào nhà thờ. Trong nhà thờ, có một vị Linh Mục đang đứng đó và hướng dẫn cho các tín hữu biết phải đi đâu.

Trông thấy đoàn tín hữu đông vô kể bà Aloisia tự hỏi:
- Làm sao đền thánh nhỏ bé lại có thể chứa hết một đoàn người hành hương đông đảo đến như thế?

Vừa thắc mắc tự hỏi bà vừa quay mặt đi hướng khác, trong khoảnh khắc bằng thời gian thắp lên một ngọn nến. Nhưng khi nhìn lui thì bà lại thấy nhà thờ trống trơn, vắng vẻ y như trước!

Lòng đầy kinh ngạc, bà Aloisia Lex chạy đến hỏi những người bà con thì họ cho biết là không trông thấy một ai kể cả vị Nữ Tu cao tuổi! Bà Aloisia bối rối không biết mình mơ hay thật. Nhưng khi cho tay vào túi thì bà lại rút ra tờ giấy kinh mà vị Nữ Tu đã trao cho bà. Tờ giấy kinh là bằng chứng bà không mơ! Đây là lời kinh do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã dạy thánh nữ Mechtilde đọc, trong một lần Ngài hiện ra với thánh nữ.

Thánh nữ Mechtilde (1241-1299), người Đức, được đặc ân trông thấy Đức Chúa GIÊSU hiện ra nhiều lần. Và một trong những lần hiện ra ấy, Đức Chúa GIÊSU dạy cho chị Kinh Lạy Cha cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Tiếp đó, cứ mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha này, thánh nữ Mechtilde lại trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Luyện Ngục được Chúa rước về Trời. Sau đây là Kinh Lạy CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình.

Lạy CHA chúng con ở trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Thiên Quốc, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không yêu mến CHA đủ, cũng không tôn vinh CHA cân xứng, đúng với địa vị của CHA, Đấng vừa là CHÚA vừa là CHA, đã vì lòng nhân lành mà nhận các Linh Hồn làm con của CHA. Trái lại, các Linh Hồn vì phạm tội mà xua đuổi CHA ra khỏi lòng họ, nơi mà CHA vẫn hằng mong muốn ở lại.
Đ đền bù các lỗi phạm này, con xin dâng CHA tình yêu và lòng kính trọng mà Con CHA nhập thể, đã bày tỏ cùng CHA, suốt thời gian sống tại thế. Con cũng xin dâng CHA mọi việc hãm mình, mọi đền bù mà Con CHA đã làm và chính nhờ các việc lành này mà Con CHA tẩy xóa và chuộc đền các tội lỗi của loài người. Amen.

Chúng con nguyện danh CHA cả sáng. Con nài van CHA, lạy CHA Chí Lành, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tôn vinh danh thánh CHA cách cân xứng. Các Linh Hồn đã nhiều lần gọi tên CHA cách bất cẩn và đã làm ô danh tên gọi Kitô-hữu bằng đời sống bất xứng của mình.
Đ đền bù tội lỗi các Linh Hồn đã phạm, con xin dâng lên CHA mọi danh dự mà Con Chí Ái CHA đã làm cho danh CHA được cả sáng, bằng lời nói và bằng việc làm, suốt trong thời gian tại thế của Con CHA. Amen.

ớc CHA trị đến. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tìm kiếm cũng không hề ước mong cho Nước CHA trị đến, ước mong với lòng nhiệt thành và chú tâm đến Nước CHA, là Nước duy nhất nơi được an nghỉ đến muôn đời.
Đ đền bù cho sự hờ hững làm việc lành của các Linh Hồn, con xin dâng lên CHA niềm mong ước dạt dào của Con Chí Thánh CHA, Ngài không ngừng cầu mong cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục được mau mau vào hưởng hạnh phúc trong Nước của Ngài. Amen.

Ý CHA thể hiện dưi đt cũng như trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn đặt ý muốn của họ dưới ý muốn của CHA; họ đã không chu toàn thánh ý CHA trong mọi sự và rất thường khi, họ chỉ sống và hành động theo ý muốn của họ mà thôi.
Đ đền bù cho sự bất tuân của các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, con xin dâng lên CHA sự thuần thục hoàn hảo của Trái Tim đầy tình yêu của Con Chí Thánh CHA đối với thánh ý CHA và sự tuân phục sâu xa nhất mà Con CHA bày tỏ cùng CHA khi Con CHA vâng phục CHA cho đến chết trên Thánh Giá. Amen.

Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể với lòng ao ước đủ; các Linh Hồn cũng thường nhận lãnh Bí Tích này với sự lo ra chia trí và không có lòng mến, hay đôi lúc còn dám nhận lãnh cách bất xứng, hay tệ hại hơn nữa, đó là chểnh mãng trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể.
Đ đền bù mọi tội lỗi trên đây mà các Linh Hn đã vấp phạm, con xin dâng lên CHA sự thánh thiện cao cả và sự trầm mặc lớn lao của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Chúa chúng con, Con Chí Thánh CHA, cũng như tình yêu nhiệt thành mà qua đó Đức Chúa GIÊSU đã ban cho chúng con hồng ân khôn sánh này là bí tích Thánh Thể. Amen.

Xin CHA tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vì đã vấp ngã phạm bảy mối tội đầu, cũng như không muốn yêu thương cũng chẳng tha thứ cho kẻ thù của mình.
Đ đền bù cho mọi tội lỗi trên đây, con xin dâng lên CHA lời kinh đượm đầy tình yêu mà Con Chí Thánh CHA đã thân thưa cùng CHA, xin CHA thứ tha cho kẻ thù của Ngài, lúc Ngài bị đóng đinh trên Thánh Giá. Amen.

Xin chớ đ chúng con sa chước cám dỗ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì, rất thường khi các Linh Hồn đã không chống trả lại các cơn cám dỗ và các dục tình nhưng đã đi theo kẻ thù của điều lành và đã chìu theo các quyến rũ của xác thịt.
Đ đền bù cho các tội lỗi trên đây dưới mọi hình thức mà các Linh Hồn nơi Luyện Ngục đã phạm, con xin dâng lên CHA chiến thắng vinh quang mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chúa chúng con đã chiến thắng trên thế giới này, cũng như đời sống rất thánh thiện, việc làm và những lao cực, sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Amen.

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA hãy giải thoát chúng con khỏi mọi biến loạn, nhờ công nghiệp của Con Chí Ái CHA và xin dẫn đưa chúng con, cũng như dẫn đưa các Linh Hồn nơi luyện ngục vào trong Nước CHA, Nước của vinh quang vĩnh cửu, giống y như CHA vậy. Amen.

(”STELLA MARIS”, mensuel d'informations religieuses, Novembre/1993, trang 5)

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bài giảng lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, Bổn Mạng giáo xứ Tam Kỳ


Theo yêu cầu của một số ít người, muốn được xem lại bài giảng, chia sẻ Lời Chúa đêm lễ Bổn Mạng giáo xứ, mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi, kỷ niệm 80 năm thành lập giáo xứ Tam Kỳ ..... 

GIẢNG LỄ CHÚA BA NGÔI 2012
Kính thưa cộng đoàn Dân Chúa,
Chiều tối hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta long trọng mừng kính Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi làm bổn mạng giáo xứ, là thánh hiệu của nhà thờ chúng ta. Đây là một vinh dự cho giáo xứ Tam Kỳ, đơn giản vì chúng ta không đụng hàng với các giáo xứ bạn trong Giáo Phận. Chẳng có giáo xứ nào được như Tam Kỳ, mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi làm Bổn mạng cả. Đã vậy, hôm nay, chúng ta lại còn long trọng mừng kỷ niệm 80 năm thành lập giáo xứ, kể từ ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm 1932 xa xưa. để tạ ơn Thiên Chúa nhân lành, đã cho giáo xứ Tam Kỳ đứng vững cho đến nay, và luôn được liên kết và tôn thờ Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể mãi cho đến nay.
Thưa cộng đoàn, Thiên Chúa Ba Ngôi là một tín điều căn bản, mọi người tín hữu đều xác tín như thế, khi làm dấu thánh giá trên mình. chúng ta luôn luôn nhắc đến Thiên Chúa, Đấng hằng hữu. Thiên Chúa có Ba Ngôi, nhưng cùng một bản thể, cùng một uy quyền, bằng nhau mọi đàng. Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng vẫn chỉ là một Thiên Chúa mà thôi. Chữ nho gọi tắt là Thiên Chúa tam vị nhất thể đó.
Thế nhưng nhìn nhận có Thiên Chúa thật hay không thì lại tùy mỗi người. Không phải ai ai cũng đều nhận biết Thiên Chúa. Vì thế, nếu người tín hữu nhìn nhận và xác tín vào Thiên Chúa, thì đó là một vinh dự, một sự nhận thức mà không phải ai ai cũng có.
Trước hết, xin được kể lại với cộng đoàn mẩu chuyện đối thoại đơn sơ, nhưng xác thực chắc chắn để chúng ta cùng thấy vấn đề :
Có người kia vào tiệm để hớt tóc. Ông ngồi vào ghế và bắt chuyện thời sự với người thợ hớt tóc. Chuyện chỗ này đánh nhau, khủng bố, chuyện chỗ kia thiên tai dịch họa. Nơi này thì nghèo đói, dân chúng lang thang khổ sở, nơi khác thì dịch bệnh sida lan tràn, nhiều bệnh nhân bị bỏ rơi, phải chết trong đau đớn và tủi nhục. Anh thợ hớt tóc chợt lên tiếng : Đó, ông thấy không, làm gì có ông trời, có Thiên Chúa  Vì nếu có Thiên Chúa thì trời xanh có mắt ở đâu. Tại sao lại để xẩy ra những cảnh thương tâm như vậy, bệnh tật, chiến tranh, nghèo đói, chết chóc. Chỉ toàn chuyện khổ không à ! Đúng. Không thể có Thiên Chúa, vì nếu có Thiên Chúa công bằng và nhân ái như người ta vẫn hay nói thì làm gì có những chuyện buồn như thế được. Nếu có Thiên Chúa thì bây giờ ngài đã chết rồi, ngài không còn ý nghĩa, không còn tác dụng gì đối với loài người chúng ta. Tôi thì tôi chấp nhận chuyện không có Thiên Chúa. Và nếu có Chúa thì do con người tưởng tượng ra để bù đắp cho những chuyện mê tín nhảm nhí, chuyện của đàn bà và trẻ con mà thôi.
Người thợ hớt tóc nói một thôi một hồi trong khí thế suy tư của mình, như một đáp án chính xác và rõ ràng, làm người khách được hớt tóc phải cứng miệng luôn. Chính ông cũng chưa biết phải trả lời thế nào. Làm sao để giải đáp được vấn nạn nhỉ, trong khi chính ông thì luôn tin tưởng có Thiên Chúa và Ngài là đấng nhân lành, công bằng. Ngài có đó, hiện diện đó, nhưng thường im lặng. Chúa ơi, làm sao con có thể trả lời thắc mắc về Chúa cho người anh em con đây. Chúa ơi, xin giúp con với.
Thế rồi, hớt tóc xong, ông đứng dậy vươn vai, sửa lại quần áo, và ra đứng ngoài cửa để tính tiền. Bất chợt, đi ngang qua trước tiệm là một người đàn ông đầu bù tóc rối, râu ria rậm rạp và lởm chởm, trông thật bẩn thỉu. Ông nhìn thấy người đó và kìa, một ý tưởng hay lóe lên trong đầu. Ông vội quay vào, gọi người thợ hớt tóc lại. Ông nói ngay với anh : Này anh, tôi nói thật với anh, trong xã hội chúng ta, không có thợ hớt tóc. Anh có chấp nhận không ?
Anh thợ sửng cồ : Sao lại không ? Chính tôi mới hớt tóc cho ông đấy thôi. Tiệm này là tiệm hớt tóc, chuyên việc hớt tóc cho mọi người, ông không biết à ?
Ông khách từ tốn trả lời, tay chỉ về phía người đàn ông râu tóc bờm xờm : Đó anh xem, nếu có thợ hớt tóc, thì tại sao lại có người lôi thôi lếch thếch như vậy. Đầu tóc, râu ria bẩn thỉu. Thợ hớt tóc ở đâu mà để ông ta ra như vậy.
Anh thợ trả lời : thì chúng tôi vẫn có đó. Nhưng tại ông ta không chịu hớt tóc, chứ có phải tại không có chúng tôi, không có thợ hớt tóc đâu
Ông khách của chúng ta được dịp để giải thích. Anh nói đúng rồi. Vẫn có thợ hợt tóc đó chứ, nhưng tại cái ông kia từ chối không đến với các anh nên mới ra như vậy chứ gì. Đúng không nào. Thì cũng thế, tôi nói lại với anh vấn đề lúc nãy anh đưa ra. Thiên Chúa vẫn có đó, nhung tại loài người chúng ta không chấp nhận, không đến với Ngài, nên chiến tranh, hận thù, khủng bố, đói khổ, bệnh tật vẫn cứ triền miên. Thử đến với Ngài, thử nhìn nhận Ngài vẫn còn đó đi, sẽ học được nơi Thiên Chúa tất cả những gì cần để xây dựng hòa bình, chấm dứt hận thù, chia sẻ với nhau là hết nghèo đói, và bệnh tật thế nào rồi được chữa lành hết. Tất cả chỉ tại chúng ta đã từ chối Thiên Chúa đó thôi anh ạ.
Bây giờ đến lượt anh thợ cứng miệng. Bởi vì chính anh làm nghề hớt tóc nhưng lại bị người ta từ chối để rồi râu tóc bù xù, trở thành con người lôi thôi, bẩn thỉu. Thì ra chuyện từ chối nhau và những thiệt hại của nó, thật chẳng khác gì với việc nhân loại từ chối Thiên Chúa, như chính anh đang từ chối.
Vậy, những người tín hữu chúng ta thêm được niềm tin nhé để biết chắc chắn rằng mình không mê tín đâu, không nhảm nhí đâu. Chúng mình biết có Thiên Chúa thật mà, và chạy đến với Chúa, học nơi Lời Chúa để biết sống đời này sao cho thật tốt. Sống với Chúa, và cuộc sống có Chúa, thì tâm hồn bình an, hạnh phúc. Chúng ta chẳng khác gì người khách đến tiệm hớt tóc, nhìn nhận có thợ hớt tóc để chính mình được gọn gàng sạch sẽ. Nhìn nhận Thiên Chúa là điều có lợi cho chính mình, cho gia đình mình, và ngược lại, từ chối Thiên Chúa là một điều thiệt hại vô cùng.
Giáo xứ Tam Kỳ chúng ta đã tròn 80 năm xây dựng đức tin tại nơi này. Điều đó cũng có nghĩa là tại nơi này, các cụ của chúng ta đã nhìn nhận có Thiên Chúa, đã sống gắn bó với Ngài. Và ngôi thánh đường Thiên Chúa ba ngôi nơi đây là hình ảnh thanh bình hoan lạc của người tín hữu đang sống với Thiên Chúa. Các cụ của chúng ta từ hơn 80 năm về trước, đã đi tìm Thiên Chúa từ giáo xứ Thuận Yên, nơi có các ông cố tây, và cộng đoàn giáo dân để học cho biết lẽ thật về cuộc đời. Rồi đến thời cha già Simon Dương văn Vận, cha sở Thuận Yên, chính thức đến mở mang đời sống đức tin, xây dựng nhà thờ đầu tiên ở dưới phố bây giờ, mà lễ mừng đầu tiên được biết là lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm 1930. Và từ đó, danh hiệu Chúa Ba Ngôi đã được chọn cho nhà thờ Tam Kỳ để mãi mãi ghi nhớ. Đến năm 1932, thì nhà thờ này xây dựng xong và Bề Trên Giáo Phận là Đức Cha Tardieu Phú chính thức thành lập giáo xứ Tam Kỳ. Hôm nay lễ mừng 80 năm là như vậy. Thế rồi khi ông xã Hoàng đã dâng cúng 5 mẫu đất tại nơi chúng ta đang hiện diện đây, để làm nhà thờ mới to lớn hơn, vì con số giáo dân đã lên đến hơn 1000 người, thì năm 1940, Nhà thờ Tam Kỳ chính thức được chuyển về đây, như chúng ta đang thấy.
Niềm vui tìm được Thiên Chúa chẳng khác nào niềm vui của người nhờ hớt tóc, mà trở nên gọn gàng, sạch sẽ, các cụ tiền bối của chúng ta đã ra sức cộng tác với các cha quản xứ, nào là cha Simon Vận, cha Giuse Khương, cha Gioan Xuyên, cha Simon Ngọc để mở mang Hội Thánh tại địa phương này. Con số gần 10000 giáo dân vào thập niên 1960, đời cha Xuyên, cho thấy một cánh đồng truyền giáo phong phú và phát triển mạnh như thế nào. Thời kỳ thịnh vượng  đó, những giáo xứ khác được tách ra từ Tam Kỳ, như giáo xứ Tín Đức với cha Đaminh Nguyễn đức Huyên, giáo xứ Chu Lai với cha Gioan Baotixita Đoàn vĩnh Phúc, giáo xứ Lý Trà với cha già Phêrô Lê đức Châu là cả một dấu chứng tốt đẹp của cái cảnh một vốn bốn lời, lãi mẹ đẻ lãi con. Đến năm 1972, cha Bênedito Nguyễn tấn Khóa về nhận xứ và tiếp theo đó là biến cố 1975, chấm dứt chiến tranh, đất nước đi vào xã hội chủ nghĩa, giáo xứ Tam Kỳ bước vào thời kỳ khó khăn và tan tác. Giáo dân đi kinh tế mới. Các giáo xứ Tín đức, Chu Lai, Lý Trà phải giải tán, không còn nhà thờ, không có chủ chăn,  đoàn chiên tan tác. Tất cả phải nhập trở lại với Tam Kỳ và cha Bênêđitô phải kiêm nhiệm một địa bàn rộng lớn, gồm huyện Tam Kỳ và Nuí Thành, từ trên núi xuống dưới biển. Thời kỳ đầu, cha Khóa có sự trợ giúp của cha Phanxicô Xaviê Hồ quang Liêm. Nhưng rồi mất cha Liêm, một mình cha phải cáng đáng gần 9 năm trời mới lại có các cha phó về giúp đỡ liên tục, bắt đầu từ năm 1991, với cha Anphong Nguyễn hữu Long, rồi các cha Marcello Đoàn Minh, Đaminh Đặng bá Linh, Phêrô Hoàng gia Thành, Phaolô Ngô tấn Thu, Phêrô Nguyễn ngọc Phi, Philipphê Trương văn Long, và cuối cùng là cha phó Antôn Nguyễn thanh Vũ, thì cha Khóa hoàn tất thời gian 37 năm tại Tam Kỳ để đổi về Tam Mỹ và đến phiên tôi được Bề Trên đổi về đây ở với ông bà anh chị em từ cuối tháng 8-2009.
Kính thưa cộng đoàn. Đây không phải là lúc đọc lại lịch sử giáo xứ Tam Kỳ, vì phạm vi bài giảng lễ không cho phép. Sẽ còn thiếu thốn rất nhiều, vì chưa đề cập đến các vị câu biện, là những người giáo dân đã hăng say và hy sinh rất nhiều cho việc mở mang xứ đạo. Ai muốn biết nhiều hơn, thì xin mời vào trang mạng giaophandanang.org, hoặc blogger gxtamky.blogspot.com. Lúc này, chỉ xin phép nhắc qua những vị mục tử đã đến đây, đem hết tâm huyết làm việc vừa phát triển, vừa lưu tồn đức tin cho cộng đoàn dân Chúa, để tất cả chúng ta cùng thấy rằng, chúng ta phải mang ơn những người đi trước, các vị tiền bối, từ linh mục đến giáo dân. Chúng ta có được như ngày nay là nhờ công sức của các ngài. Chúng ta dâng lễ tạ ơn, kỷ niệm 80 năm lập xứ, là để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi đã gieo vãi hạt giống Tin Mừng và dùng các tiền bối để làm cho hạt giống phát triển. Sự đời, lúc thịnh lúc suy là chuyện dễ hiểu. Điều quan trọng là có Thiên Chúa đồng hành, có Chúa Kitô ở với Hội Thánh hay không ?  Có Chúa và nhiều người nhiệt tâm gìn giữ và vun trồng, ma quỷ và cửa hỏa ngục đã chẳng làm gì được. Nhà Chúa vẫn còn đó. Tháp chuông nhà thờ vững vàng vươn cao và tỏa bóng che chở đoàn chiên, để tiếng chuông chiều vẫn ngân nga, gọi mời chúng ta đến nơi thánh đường Thiên Chúa Ba Ngôi này mà chúc tụng, thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, là đấng tạo hóa, là nguồn sinh lực cho mọi Kitô hữu trên bước đường đời.
Thiên Chúa, đấng Tạo hóa, cũng chính là người thợ hớt tóc cừ khôi, mà tất cả những ai đến với Ngài đều trở nên sạch sẽ, tươm tất. Ai đón nhận Ngài, thì trở nên những con người  mới, và cuộc đời sẽ lại thêm phấn khởi vui tươi, sẽ bắt đầu và lại bắt đầu.
Đêm nay, chúng ta long trọng mừng kỷ niệm 80 năm  thành lập giáo xứ Tam Kỳ, trong niềm biết ơn Thiên Chúa nhân lành, tri ân các bậc tiền bối đã nhọc nhằn công sức vun trồng và giữ gìn cho cây đức tin sinh hoa kết trái nơi đây. Chúng ta nguyện tiếp bước các tiền nhân, sống kiên cường trong niềm tin và giáo dục con cháu mình, không thể để chúng lạc mất đức tin được nữa. Phải giúp con cháu thấy thế nào là chính lộ, là con đường dẫn tới Thiên Chúa để đi cho đúng, và đi cho đến nơi. Chúng ta không thể để cho công sức tiền nhân trở thành công dã tràng, nhưng hãy cùng nhau ra sức làm cho giáo xứ Tam Kỳ ngày một lớn lên trong lòng xã hội hôm nay, nói lên tiếng nói chứng nhận có Thiên Chúa thật, và Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, chúc lành và mời gọi chúng ta đến với Ngài. Ngài chính là Thiên Chúa Ba Ngôi, đấng hằng sống và hiển trị, muôn thuở muôn đời, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.

bản tin SHDC số 104


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 104         &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa nhật LỄ THÁNH THỂ năm B, 10-6-2012
I- LỜI CHÚA               xin xem trước
Bài đọc 1 : Sách Xuất Hành              Xh 24,3-8
Đây là máu Giáo Ước Đức Chúa đã  lập với anh em
Bài đọc 2 : Thư Do Thái                    Dt 9,11-15
Máu của Đức Kitô thanh tẩy lương tâm chúng ta
Tin mừng theo thánh Mác-cô        Mc 14, 12-16.22-26
Đây là Mình Thầy. Đây là Máu Thầy.
II- Ý Lễ : Cô Phương gk7 : lễ cầubình an gia đình * Đoàn hành hương : lễ tạ ơn * gđ Châu-Lý gk 3 : lễ tạ ơn * gđ Chung-Dung gk 1 : giỗ con trai 100 ngày
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều thứ Bảy 16-6 đến thứ Sáu 22-6: Legio Tam Kỳ
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Sau Thánh Lễ Chúa Nhật 10-6, Đại Hội Dân Chúa cấp giáo xứ, với bản tổng kết để trình Đại Hội Dân Chúa cấp Giáo Phận. Vì vậy, xin mời mọi người ở lại, thêm chút thời gian để lắng nghe.
Sáng thứ Sáu 15-6, lúc 5g30, Thánh lễ trọng thể mừng Bổn Mạng Giáo Phận, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ở ngoài sân Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng. Tất cả linh mục Giáo Phận cùng các vị Đại Diện Giáo Dân, mỗi giáo xứ hai người, được mời tham dự sinh hoạt một ngày họp hội để chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa cấp Giáo Phận sẽ kết thúc vào ngày 21-23 tháng 8.
Tối thứ Năm 14-6, không có giờ chầu Thánh Thể.
2- Cũng trong dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cộng đoàn Đoan Trai mừng kính Bổn Mạng. Đây là một cộng đoàn ít người, chỉ khoảng chừng 15 gia đình, thuộc phường Tân Thạnh, và ở bên kia cây cầu ximăng, phía ngoài Coopmart. Tuy ít hộ gia đình, nhưng Đoan Trai có khác biệt với các cộng đoàn khác, đó là có đất, có ngôi nhà nguyện nhỏ bé. Phần đất này đặc biệt là đã có sổ đỏ, xác nhận chủ quyền, rộng 1452,5m2, với ngôi nhà nguyện quá nhỏ 30m2 (6m x 5m) đã quá cũ kỹ. Đoan Trai vì thế, đáng lẽ phải được nâng cấp gọi tên là giáo họ, thay vì là giáo khóm, đơn giản vì có nhà nguyện. Thế nhưng lại buồn một chút là nhà nguyện mà không có chiêng trống gì cả, chỉ có sinh hoạt Thánh Lễ hằng tuần vào chiều thứ Năm lúc 15g00.
Đoan Trai đang cần được đổi mới. Trước hết là một bộ chiêng trống mới toanh gần 6 triệu vừa được ông cụ Năm Long ở giáo khóm 2 Tam Kỳ gửi tặng, để đến giờ kinh lễ, thí ít ra không có tiếng chuông thì có tiếng trống. Một điều đáng mừng !
Tiếp đến, Đoan Trai cần được sửa chữa xây dựng lại ngôi nhà nguyện đã xuống cấp nặng nề, vì được xây dựng từ năm 1969, do công đầu tư của cha Máctinô Trần văn Đoàn, khi đó là phó xứ Tam Kỳ. Hiện nay, với sự trợ giúp cũng của ông cụ Năm Long, anh chị em Đoan Trai dù nhỏ bé ít người, nhưng quyết tâm xây dựng tái thiết, làm sao cho Nhà Chúa được tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Có như thế, những anh chị em “ngủ dòm”, lâu nay đóng băng đức tin, sẽ có cơ hội nhìn thấy sức sống của Hội Thánh mà đón nhận ơn trở lại, hâm nóng đời sống đạo chăng ? Nên biết là Đoan Trai có rất nhiều người và gia đình có đạo, nhưng nay đã như cành lìa cây, xa rời Hội Thánh lâu năm.
“Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thông tin này đưa lên để kêu gọi trong cộng đoàn giáo xứ, qúi ông bà anh chị em nào thiết tha với tiền đồ Hội Thánh, với việc loan báo Tin Mừng, hãy vui lòng chung tay với ông cụ Năm Long, với Cha Xứ và anh chị em Đoan Trai để tái thiết xây dựng một ngôi Nhà Nguyện mới mẻ hơn, đẹp đẽ hơn.
Cộng đoàn Đoan Trai sẽ mừng Bổn Mạng tại nhà thờ Tam Kỳ sáng Chúa Nhật 17-06, chứ không thể tại nhà nguyện của mình, vì hoàn cảnh bó buộc.
2- Qua sinh hoạt trại thiếu nhi mừng Thiên Chúa Ba Ngôi, một chân trời mới tươi sáng đang tái xuất hiện cho giới thiếu nhi. Con em chúng ta ngoan và tốt lành, chưa bị lây nhiễm nhiều cái xấu của xã hội. Chúng tôi rất vui để tiếp tc lo lng cho con em ca giáo x. Điều cần thiết là xin cha m ph huynh hết lòng cng tác. Dự kiến, Ban Giáo Lý và Hùng Tâm Dũng Chí s t chc mt cuc tri na trong 2 ngày tại La vang và đi chơi Huế. Để đạt yêu cầu này, xin cha mẹ to điu kin cho các em tham d l chiu ti mi ngày, và tham gia vic chun b do các anh chị trưởng giúp bi dưỡng khi cn, (s xin phép ph huynh đàng hoàng

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Tìm hiểu về TÊN THÁNH


Tìm Hiểu Tên Thánh Của Người Công Giáo Việt Nam

Nguyễn Long Thao


Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương ?

Nguồn Gốc Tên Thánh 

Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.

Tên chính của người Tây Phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội . Và tên chính của người Tây Phương được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây Phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo Hội, đã lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên thánh.

Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do Thái Giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do Thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt da quy đầu gọi là Bris. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do Thái Giáo. Khi bị lưu đầy, người Do Thái bỏ tục lệ đặt tên thánh. Đến thế kỷ 12, các giáo sĩ Do Thái thấy cần duy trì căn tính dân tộc đã buộc các tín hữu đặt tên thánh như tục lệ cổ truyền. Nhờ đó mà ngày nay người Do Thái mới có một tên thứ hai là tên thánh.

Từ điển Bách Khoa Công Giáo, cho rằng tục lệ đặt tên thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội là biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh. Trường hợp cụ thể là vị tông đồ Paul của Kitô Giáo, sống vào thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, trước đây có tên là Saul, khi theo đạo Công Giáo đổi tên là Paul mà người Công Giáo Việt Nam gọi là thánh Phaolô.

Tên Thánh Qua Giáo Luật

Không có tài liệu nào nói người Công Giáo bắt đầu đặt tên thánh từ bao giờ. Chỉ biết vào thời giáo hội sơ khai người Công Giáo tây phương có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công Giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô Giáo để đặt tên. Đến thời Công Đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo Hội Công Giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô Giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.

Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, quyết định trên của công đồng Tridentino nhằm chống lại tục lệ của Giáo Hội Tin Lành, đặc biệt của Thanh Giáo. Các giáo hội Tin Lành cho phép tín hữu nhận tên các nhân vật trong Cựu Ước làm tên chính, như các nhân vật Abraham, Samuel, Jacob. Rachel. Do vậy các nhà tính danh học Âu Châu kết luận: Những người có tên riêng là nhân vật trong Cựu Ước thông thường thuộc giáo phái Tin Lành, người có tên riêng là các nhân vật thuộc Tân Ước là người Công Giáo.

Đến bộ giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo Hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công Đồng Tridentino buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh . Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh. Do vậy, đến bộ giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. Điều 855 của bộ giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. 

Lý Do Đặt Tên Thánh

Tại sao Giáo Hội Công Giáo đã quyết định lấy tên các thánh để đặt tên cho tín hữu? Giáo Hội đưa ra quyết định trên vì 2 lý do:

Thứ nhất, giáo hội tiếp tục duy trì truyền thống của giáo dân thời sơ khai. Những giáo dân đầu tiên là dân nô lệ, không phải công dân La Mã và theo tục lệ, khi người nô lệ được giải phóng, trở thành công dân La Mã, thì họ lấy tên riêng của chủ nhân thuộc giai cấp quý tộc làm tên mình. Tuy nhiên, với tín đồ Kitô Giáo thời đó, họ không thiết tha với các tên của các ông chủ cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo. Ðồng thời khi một quý tộc trả tự do cho hàng trăm người nô lệ thì hàng trăm người đó có cùng tên với chủ cũ. Kết quả là tập tục này không đáp ứng được nhu cầu phân biệt vì thời gian đó, người Âu Châu chưa biết đến tên họ. Tên họ của người Âu Châu mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Do nguyên nhân này nên các người nô lệ được giải phóngđã lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt tên cho mình. Ví dụ: Thimotheus, Stephanos, Laurentius là các vị thánh đầu tiên. Đang khi Kitô Giáo phát triển, lan tràn cả Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã mai một đi, tên thánh trở nên phổ thông hơn.

Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo muốn tôn trọng phẩm giá con người. Khi xưa số tên người Âu Châu còn ít, hệ thống tên họ chưa xuất hiện, thì để phân biệt, người Âu thường dùng tên mà người Anh Mỹ gọi là Nickname, người La Mã gọi là Agnomen, còn Việt Nam gọi là tên lóng, tên tục. Khi xưa tên lóng thường được đặt cho những người thuộc giai cấp nô lệ tại La Mã. Ví dụ các tên như Crassus nghĩa là người béo, Varus: người què, Baldie hay Calvin: người trọc đầu, Cecil: người mù, Claude hay Gladys: người què. Vì tên có nội dung hạ thấp phẩm giá con người nên giáo hội đã ban hành luật buộc các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp các trường hợp tên có ý nghĩa tiêu cực, phải lấy một tên thánh đặt thêm vào. Giáo dân Việt Nam cũng như giáo dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn nhận tên thánh vì còn giữ tinh thần bộ giáo luật cũ. Ngày nay, người công giáo Tây Phương không còn giữ tập tục lấy tên thánh để đặt tên riêng mà lấy bất cứ từ ngữ nào, có nghĩa hay vô nghiã, để đặt tên riêng.

Ý nghĩa tên thánh đối với người Công Giáo Việt Nam

Sở dĩ người Công Giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây Phương không có, là vì các giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây Phương. Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công Giáo Tây Phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công Giáo Việt Nam. Nếu đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có hẳn một tên thánh là Gioan Baotixita, thì đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh. Một ví dụ điển hình khác là thánh Gemma. Vì bố mẹ Ngài già rồi mới sinh con nên quý hóa đặt tên ngài là Gemma, có nghiã là ngọc. Trước đó, không có vị thánh nào tên Gemma cả. Tại San Jose, California vị linh mục chính xứ của tôi là Kevin Joyce. Kevin là tên riêng, là biến thể của tên Kelvin. Kelvin là tên con sông ở Tô Cách Lan. Joyce là tên họ. Linh mục Kevin Joyce không có tên thánh. Do đó người Công Giáo Tây Phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.

Vậy quyết định của các giáo sĩ thừa sai đặt tên thánh cho người Công Giáo Việt Nam là đúng hay sai? Nếu đặt vào bối cảnh hiện nay thì đó là điều không chấp nhận được vì tên người Việt Nam hiện nay không hề được đặt ra để hạ phẩm giá con người như kiểu người Hy Lạp, La Mã ngày xưa, mà được lựa chọn từ những từ ngữ có ý nghiã tốt đẹp nhất để đặt tên cho con cái. Tuy nhiên, nếu đặt vào bối cảnh Việt Nam trong thế kỷ 16 thì quyết định của các thừa sai có thể tạm chấp nhận vì phong tục dân gian lúc đó còn dùng những tên có nghiã xấu, gọi là tên tục, để đặt cho những đứa trẻ mới sinh ngõ hầu tránh tà ma. Ví dụ các tên như Bùn, Sẹo, Chó v.v…

Mặc dù giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ giáo luật năm 1983, khoản 1186:

Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo Hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài .

Hiện nay, người Công Giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Ngoài ra, vì sự hiểu biết của giáo dân còn hạn chế về các thánh nên người ta thường chọn các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo Hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tuy nhiên, giáo dân Việt vẫn chưa quen nhận các thánh Việt Nam làm tên bổn mạng.

Nguyên Tắc Xưng Hô Tên Thánh

Trong giao tế xã hội, người Âu Mỹ không lấy tên riêng mà lấy tên họ của một người để xưng hô. Người ta gọi Tổng Thống Obama, không ai gọi là Tổng Thống Barack. Obama là tên họ, Barack là tên riêng. Khi chưa lên ngôi Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người ta dùng tên họ Ratzinger để gọi ngài, không ai gọi ngài bằng tên đẻ là ĐHY Joseph. Chỉ trường hợp thân thiết lắm, người ta mới dùng tên riêng để xưng hô. Ở Việt Nam, để tỏ lòng tôn kính, giáo dân có tục lệ dùng tên thánh để gọi một vị Giám Mục, Linh Mục. Ví dụ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh được gọi là Đức Cha Giuse. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được gọi là Đức Hồng Y Gioan Baotixita.

Ở Việt Nam người Công Giáo có tục lệ mừng lễ bổn mạng là ngày mà toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên thế giới tưởng nhớ tới vị thánh đó. Khi chết, người Công Giáo không dùng tên húy hay tên riêng mà dùng tên thánh để cầu nguyện cho người quá cố. Như vậy, xét về mặt hội nhập văn hóa, tên thánh cũng có chức năng như tên thụy, tên hèm hay tên cúng cơm là các tên mà các người không phải là Công Giáo đã dùng để cầu nguyện cho người đã chết.