Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

bản tin SHDC số 169

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 169       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chúa Nhật 28 thường niên năm C, 13-10-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách Các Vua quyển 2                        2 V15,14-17
Ông Na-a-man trở lại gặp người của Thiên Chúa và tuyên xưng
Bài đọc 2 : Thư thứ 2 gửi ông Ti-mô-thê           2 Tm 2,8-13
Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Đức Kitô
Tin Mừng theo thánh Luca                                  Lc 17, 11-19
Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?
II- Ý Lễ :  gđ Thái-Liên gk 3 : lễ tạ ơn và cầu bình an * chị Y Hiếu sinh viên : lễ cho em Nay Xuân * gđ Thy-Ánh gk 4 : lễ cho bố Đa-minh và cha cố Gioan B. * chị Nhung (Phòng) gk 5 : lễ cho chồng Vinhsơn * ôb Hiển-Thu : lễ bình an / lễ cho CLH * 1 người : lễ cho CLH và Lh vô danh * chị Nữ-Hạc gk 5 : lễ giỗ ba Giuse Tiễn * gđ Tiến-Tính gk 8 : lễ giỗ nội, Lh Maria * anh em Hiền-Kỳ-Lệ : lễ mãn tang ba Giuse Nhạn * chị Vân và Minh gk 6 : lễ giỗ mẹ Maria Thâm và CLH * gđ Hiền-Cúc gk 4 : lễ cho nội Isave Nhân.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 19-10 đến 25-10 : Giáo Khóm 4
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo Xứ Tam Thành chầu lượt :  Tam Thành là tên gọi theo xã địa phương bây giờ. Ngày trước, quen gọi là Kỳ Bình. Sau 1975, cộng đoàn Tam Thành được gửi gắm cho cha Nguyễn Bá Vi quản xứ An Sơn giúp đỡ, cho đến năm 1984, khu vực Tam Thành lại trở về với gx Tam Kỳ. Đây là nơi mà đức tin người công giáo có ảnh hưởng tốt với người lương chung quanh nên có nhiều người, hoặc theo đạo, hoặc trở lại đạo sau một thời gian bỏ đạo. Giáo xứ Tam Thành được thành lập ngày 26-12-2007, tách ra khỏi giáo xứ Tam Kỳ. Hiện nay giáo xứ có Nhà Thờ Tam Thành và Tam Lộc, với số giáo dân là 1450 người, đông hơn giáo xứ Tam Kỳ chúng ta. Cha quản xứ là Simon Nguyễn can Trường.
2- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa kết thúc Đại Hội lần thứ 12 trong tuần qua, từ ngày 7 đến ngày 11-10, tại Trung Tâm Mục Vụ Gp Sàigòn.
Các Đức Giám Mục đã gửi Thư Chung  đến  toàn  thể  cộng
đoàn dân Chúa, và kêu gọi Tân Phúc Âm Hóa đất nước, mà chủ đề năm 2014 sắp đến sẽ là Phúc Âm Hóa đời sống gia đình.  Nội dung Thư Chung của HĐGMVN khá dài, với chương trình và kế hoạch hành động trong 3 năm tới. Xin mời tham khảo, xem nơi bảng thông báo của Nhà Thờ giáo xứ.
3- Quỹ Bác Ái : anh chị Trước-Lư Trà Cai 100.+ chị Hoa (Lợi) gk 9 100.+ chị Kim Tiên gk 8 100.+ anh chị Tâm-Hà gk 7 100.
4- Kết quả việc quyên góp CN vừa qua, giúp đồng bào bị bão lũ miền Bắc Trung Bộ : 8.442.000đ, và đã gửi về TGM ngày thứ Hai 07-10 thành 8.500.000đ. Đây là ý thức của người tín hữu chúng ta khi chia sẻ với người hoạn nạn, kẻ ít người nhiều, (có người góp 500.000đ), hoàn toàn ẩn danh, để Chúa biết, qua đó giáo xứ Tam Kỳ đã đạt tới mức cao đặc biệt, vào hàng thứ 3 trong Giáo Phận, và hàng thứ 2 sau giáo xứ An Hòa, nếu xét theo tỷ lệ số giáo dân. (xin xem chi tiết nơi bảng)
Trở lại CHUYỆN XIN LỄ
Trước đây, trong hai lần, Bản Tin SHDC hằng tuần có đề cập đến chuyện xin lễ, ý lễ và bổng lễ, cũng như việc linh mục dâng lễ. Hôm nay, nhắc lại một chút để cộng đoàn cùng có nhận thức về một nếp sống, cách suy nghĩ của người có đạo.
Xin lễ là hành vi đức tin, là tin rằng những hy sinh của mình góp vào với giá Máu cứu chuộc của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, sẽ có hiệu quả, được Chúa nhận lời, ban ơn tha thứ cho CLH, hoặc ơn bình an, tạ ơn, ơn như ý xin... Bổng lễ là vô giá. Linh mục có nhiệm vụ ghi vào Sổ Lễ và trình ĐGM dịp tĩnh tâm hằng năm.
Đây còn là việc người giáo dân giúp nuôi sống các Lm trong việc mục vụ, và vì Lm chỉ dâng lễ và được hưởng một ngày một bổng lễ, nên các lễ còn lại phải gửi về TGM, hoặc chia sẻ cho các cha ở những nơi ít người xin lễ.

Ở Tam Kỳ, việc xin lễ là công khai, lên bản tin hằng tuần, vừa để hiệp thông trong cộng đoàn tín hữu, vừa tránh chuyện quên sót, không vào Sổ Lễ, vừa là thông tin ý lễ tâm tình của người xin lễ. Đây là chuyện công bằng và rất tốt lành, để ông bà cha mẹ, nhìn thấy con cháu hiếu thảo xin lễ cho người thân, bởi vì người công giáo ít chú trọng đến chuyện giỗ-chạp, ăn-uống, mà chú ý tới tâm tình cầu xin cho ông bà, người thân được hưởng lòng Chúa thương xót. Chuyện không phải là tò mò, nhưng có người đã chia sẻ thắc mắc với tôi về việc không thấy bà con mình xin lễ. Tất nhiên, không ai được đánh giá, xét đoán nhau, nhưng việc thiếu sót bổn phận đối với người đã qua đời, đúng là chuyện phải đề cập, phải nhắc nhau nhớ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét