Nhân dịp Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-tô 16 , ngày 06 tháng 1 vừa
qua, nhân lễ Chúa Hiển Linh, đã công bố việc chọn thêm 22 tân Hồng Y nữa cho
Giáo Hội, tôi xin được trả lời chung những câu hỏi của nhiều đôc giả về
vai trò và trách nhiệm của tước vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo La Mã như
sau:
Trước
hết, về ngữ căn (etymology), từ Hông Y (Cardinal) xuất phát từ nguyên ngữ
Latin CARDO có nghĩa là “cái bản lề" (hinge) tức bộ phân then chốt để giừ
cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa tượng trưng này, các
Hồng Y được mệnh danh là “những vị Hoàng
tử ( princes) của Giáo
Hội với 2 chức năng rất quan trọng sau đây:
1- Là cố vấn để đóng góp ý kiến (kiến thức và khôn ngoan)
cho Đức Thánh Cha trong việc điều hành và cai tri Giáo Hôi Công Giáo hoàn
vũ
2- Khi vào Mật nghị (Conclave) để bầu Giáo Hoàng mới ,
tất cả các Hông Y đủ điều kiện theo luật bầu cử đều đương nhiên là các
ứng viên (potential candidates có thể được bầu chứ không ra ứng cử) và
cũng là những người được quyền bỏ phiếu chọn (elector) Giáo Hoàng mới. khi đương
kim Giáo Hoàng qua đời ( x. Giáo luật (1983) ,số 349)
Theo
Luật bầu Giáo Hoàng hiên hành, áp dụng từ nhiều năm qua, thì khi tròn 80 tuổi,
các Hồng Y không còn được tham dự Mật nghị để bầu Giáo Hoàng
mới hay tham dự bất cứ mật hội nào do Đức Thánh Cha triệu tập và chủ tọa
để bàn thảo về một vấn đề quan trọng nào của Giáo Hội.Thêm nữa, khi
các Hồng Y đến tuổi 75, và hiện đang coi sóc các Tổng Giáo Phận hay
các Bộ hoặc Cơ quan trọng yếu trong Giáo Triều Roma thì cũng
phải xin từ chức, để tùy Đức Thanh Cha quyết định chấp nhận hay cho lưu nhiệm
thêm. Thí dụ, trường hợp Đức đương kim Giáo Hoàng.Bê-nê-đích-
tô 16, khi đang còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã xin nghỉ
hưu năm ngài 75 tuổi nhưng đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II yêu
cầu tiếp tục nhiệm vụ thêm thời gian nữa, nên ngài vẫn đảm trách chức vụ
Tổng Trưởng trên cho đến khi ngài được bầu lên ngôi Giáo Hoàng ngày
19-tháng 4 năm 2005 ( x.giáo luật 354)
Trước
năm 1917 tức là năm ban hành bộ Giáo luật cũ, (giáo luật mới 1983 thay giáo
luật cũ 1917) các Hồng Y có thể là những giáo dân không có chức linh mục
hay giám mục. được Giáo Hoàng ban cho tước vị này vì những lý do riêng tư.
Nhưng với Giáo luật năm 1917, thì người thường dân không còn được chọn nữa, mà
chỉ dành cho các linh mục hay giám mục xuất sắc mà thôi. Đến thời Đức cố Giáo
Hoàng Gioan XXIII, thì ai được phong tước Hông Y cũng phải được thụ phong Giám
mục nếu vị đó chưa là giám mục.Tuy nhiên cho đến nay thì tước Hồng Y vẫn
còn được trao cho một số linh mục xuất sắc, từng giữ các chức vụ quan trọng
trong Tòa Thánh hoặc là những thần học gia nổi tiếng như các linh
mục Yves M.J Congar (O.P) Henri de LuBac và Allen Dulles (SJ) ( đều
đã qua đời) ..Trong đợt Hồng Y mới được công bố ngày 06 tháng 1 vừa qua,
cũng có 3 linh mục xuất sắc, từng phục vũ đắc lực trong Giáo
Triều được chọn làm Hồng Y. Các tân Hông Y sẽ được trao mũ đỏ ngày 18 tháng 2
này tại Đền Thánh Phêrô.
Cũng
cần nói thêm là khác với thông lệ trong quá khứ khi Hông Y được chọn từ những
gia đình quí tộc ỏ Âu Châu hoặc những người được Giáo hoàng ưu đãi, thưởng công
riêng, các Hồng Y ngày nay phần lớn xuất thân từ những gia đình đạo đức, bình
dân, phải là nam giới và ít nhất là người có chức linh mục và
“ trỗi vượt về đạo lý, tác phong, đạo đức và khôn ngoan” ( x. giáo luật
số 351 & 1).Nhưng thường là các giám mục xuất sắc về đức độ và khả
năng để có thể trở thành Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong tương lai. Lại nữa,
vì Hồng Y có thể là linh mục , nên nếu vị này được đắc cử Giáo
Hoàng thì phải được Hồng Y niên trưởng tấn phong chức Giám Mục
trước khi đăng quang (nhậm chức Giáo Hoàng) ( x.giáo luật số 355, &1)
.
Tuy
nhiên việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y từ nhiều thập niên qua đều là
những vị có chức Giám mục hay đã được tấn phong giám mục sau khi được
phong tước Hồng Y.
Như thế cho thấy
chức Giám mục là chức thánh quan trọng nhất của Giáo Hội, vì Giám mục là những
người kế vị các Thánh Tông Đồ trong chức năng và sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cứu
độ, dạy dỗ chân lý và cai trị Giáo Hội. Chúa Giêsu xưa chỉ chọn các nam Tông
Đồ, mà người kế vị các ngài là các Giám mục ngày nay trong Giáo Hội. Hồng Y
không phải là một chức thánh mà chỉ là tước vị (Title) do Giáo Hội đặt ra vì
nhu cầu chọn người kế vị Thánh Phêrô, tức Đức Thánh Cha cũng là Giám mục Rôma và
là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Các Hồng
Y họp lại thành Hồng Y Đoàn riêng biệt ( College of Cardinals) do một vị
làm niên trưởng ( Dean)
Có 3
đẳng cấp Hồng Y sau đây.
1- Hồng Y Giám mục ; (Cardinal bishops) là những giám mục
từng coi sóc những giáo phận chung quanh Rôma nhưng nay là những Hồng Y thâm
niên làm việc trọn thời gian (full-time) trong Giáo Triều Roma. ( Roman
Curia)
2- Hồng Y Linh mục (Cardinal Priests) là những Hồng Y
hoăc làm việc trong Giáo Triều hoặc đang coi sóc cácTổng Giáo Phận ngoài
Roma tức là các Tổng Giáo phận ở Ý hay ở các quốc gia trên thế giới như
Paris, New York, Sydney, Houston, Saigon, Manilla v.v
3- Hồng Y Phó Tế (Cardinal
Deacons) từng là những Giám mục hiệu tòa ( Titular Bishops) tức là không coi
sóc Giáo phận nào,và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều.
Khi các
Hồng Y họp kín để bầu Giáo Hoàng mới, Hồng Y Trưởng đẳng Phó tế sẽ công bố danh
tánh vị được đắc cử và có thể thay thế Đức Thánh Cha để trao dây Pallium cho
các tân Tổng Giám mục hoặc cho người đại diện các vị vắng mặt. ( x. giáo luật
số 355, & 2)
Thêm
nữa, tất cả các Hồng Y, khi được Đức Thánh Cha chọn và trao tước vị này,
đều được chỉ đinh tước hiệu( Title) của một thánh đường trong hoặc ngoài Rôma.
Với tước hiệu đó, tân Hông Y đến thánh đường được chỉ định để nhận tòa
nhưng không có quyền quản trị nào về hành chánh, nhân sự cũng như tài sản của
thánh đường đó, mà chỉ hiệp thông để hỗ trợ về mặt tinh thần mà thôi.(
giáo luật số 357 &1)
Sau hết,
tất cả các Hồng Y, nếu không đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục
để coi sóc các Tổng giáo phận ở đâu trên thế giới, thì đều phải cư trú ở
Rôma hoặc phải trở về Giáo đô khi Đức Thánh Cha triệu tập để họp bàn việc
gì quan trọng của Giáo Hội (giáo luật số 356)
Chúng ta cầu nguyện nhiều cho các Hồng Y
–cách riêng cho 22 Tân Hồng Y của Giáo Hội để các ngài xưng đáng lãnh nhận và
chu toàn những nhiệm vụ mà Giáo Hội trao phó.
LM.
Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét