Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh-phúc. Khi cái thòng lọng của số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng.
1.
Khi đưa mẹ chồng về đây an hưởng tuổi già, ai ngờ đó là gốc rễ sự chia ly của
chúng tôi.
Sau
khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà
những năm tuổi già. Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ,mẹ chồng tôi là chỗ
dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. "Khổ đau cay đắng"
bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi
thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa
cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn
nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi
giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói:
-"Đi đón mẹ chúng ta thôi!".
Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép
đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thânh hình mảnh mai bé nhỏ của
tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh
thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả
xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.
Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng
tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ
chồng tôi sau này không nhịn được bảo:
-"Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa
làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!"
Tôi
cười:
-"Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng
mọi người cũng vui vẻ".
Mẹ
chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười:
-"Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần
dần mẹ sẽ quen thôi!"
Mẹ chồng
tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được
hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách
túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao
nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn. Chồng tôi véo mũi tôi
nói:
-"Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá
thật có phải đỡ hơn không?"
Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trỗi
những âm điệu không êm đềm. Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa
sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện
nguợc đời đó? Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không
nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không
lời của bà. Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi,
mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ
duy nhất đấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng.
Còn
mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn
thêm. Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại,
bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi
nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi
đành phải lén lút rửa lại lần nữa.
Có
một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đập cửa phòng
đánh "sầm" một cái, nằm trong phòng khóc ầm ĩ. Chồng tôi khó xử, sau việc này,
suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc
kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh:
-"Thế em rốt cục đã làm sai cái gì
nào?"
Anh
trừng mắt nhìn tôi nói:
-"Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn
bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?"
Sau
đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong
gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không
biết nên làm vui lòng ai trước. Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng
nữa, xung phong đảm nhận "trọng trách" nấu bữa sáng. Mẹ chồng tôi ngắm con trai
ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách
nhiệm của người vợ.
Để
tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm. Lúc đi ngủ, chồng
tôi hơi buồn trách, hỏi tôi:
-"Ngọc Trân , có phải em chê mẹ anh nấu
cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?".
Lật
mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn
trề. Cuối cùng, chồng tôi thở dài:
-"Ngọc Trân, thôi em cứ coi như là vì
anh, em ở nhà ăn sáng được không?".
Thế
là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng. Sáng đó, tôi húp bát cháo
do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra
ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được,
tôi vứt bát đũa (chú thích: người
Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn oẹ hết. Khi tôi
hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách
phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn
tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố
ý..
Lần
đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi
nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học
nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.
Đón chào sinh mệnh mới, nhưng mất đi tính
mệnh bà!
Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà,
cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi
đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn
nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi
thật là tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi:
-"Ngọc Trân, trông sắc mặt cô xấu lắm, đi
khám bác sĩ xem nào".
Kết
quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn
oẹ, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách,chồng tôi và cả cả bà mẹ
chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy?
Ở
cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi. Mới chỉ ba hôm không gặp mặt,chồng tôi đã trở
nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng,nhưng trông anh rất đáng
thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi,
nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm
tôi bị thương. Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh
ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được
kêu lên với chồng tôi một tiếng: "Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!"
và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước nó không xảy
ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống. Vì sao một vụ cãi nhau đã
làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này?
Sau
khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi
ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên,
tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền. Tôi
lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết
kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn
ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt
lại"ồn ào" lăn xuống.
Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn
lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công
ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo:
-"Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn xe
cộ, đang trong viện."
Tôi
há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi
đã mất rồi.
Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.
Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệnh xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi
tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà,
chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một
nỗi thù hận sâu sắc. Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái
là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng
theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe bus đã đâm thẳng vào
bà...
Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của
chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu
như... trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ
anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét