Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

“Trong ‘cõi người ta’, cái gì cũng chỉ là tương đối”


Thứ tư Lễ tro khai mạc mùa chay thánh. Việc rắc tro lên đầu nhắc nhớ thân phận con người chỉ là cát bụi, một mai sẽ lại trở về bụi tro.
Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc đã từng viết: “Thảo nào khi mới chôn nhau đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Điều mà Nguyễn Gia Thiều cảm nhận về cái mong manh của kiếp người cũng là điều mà Giáo hội muốn mỗi Kito hữu ý thức trong mùa chay thánh này, để mà thống hối, để mà ăn năn và cầu xin Thiên Chúa ban cho những ơn lành để sống sao cho trọn kiếp người, nhất là để sống điều mà Đức Benedit 16, trong sứ điệp Mùa chay 2012 đã kêu gọi các tín hữu “hãy quan tâm nâng đỡ nhau”.
Để có thêm chất liệu suy tư và để cùng nhắc nhớ nhau sống thánh trong mùa chay thánh này, chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý độc giả bài viết có tựa đề “Mong manh” của Đức giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng, viết về thân phận mong manh cát bụi của con người.
Kính chúc Đức cha, quý đọc giả một mùa chay thánh thiện.
Tựa do Nữ Vương Công Lý đặt.
“Phù vân quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2)
Lại một Mùa Chay nữa đang về. Nghi thức khai mạc Mùa Chay mang ấn tượng đặc biệt qua việc xức tro trên đầu các tín hữu. Những thực hành đạo đức của Mùa Chay như sám hối, cầu nguyện, bác ái, chay tịnh đều nhằm nhắc chúng ta nghĩ về thân phận mỏng giòn của kiếp người.
Một năm vừa qua đi được đánh dấu bằng biết bao sự kiện vui buồn. Có những niềm vui của chiến thắng, thành công. Có những nỗi buồn của tan vỡ, thất bại. Mỗi người tự do lượng giá những gì đã xảy ra. Với cái nhìn đức tin, các tín hữu có thể đón nhận những sứ điệp Chúa nhắn gửi cho nhân loại. Nhìn lại năm đã qua, người viết mời quý Độc giả cùng suy tư về hai chữ “mong manh”, phần nào gồm tóm “sự đời” đã và đang diễn ra.
1- Sự mong manh của quyền lực
Năm 2011 chứng kiến sự sụp đổ của một loạt các nhà độc tài trên thế giới:
– Khởi đi từ sự kiện một anh bán rau trên hè phố tự thiêu vì bị cảnh sát chèn ép, một cuộc cách mạng mang tên “Cách mạng Hoa Nhài” đã ra đời tại Tunisia. Người thanh niên tự thiêu ngày 17-10-2010 có tên là Mohamed Bouazizi. Mục đích của anh nhằm phản kháng việc cảnh sát cấm anh bán hàng trên đường phố. Công chúng tức giận và bạo lực gia tăng sau cái chết của Bouazizi. Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, một nhà độc tài, đã phải từ chức ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm nắm quyền.
– Ngày 11-2-2011, ông Hosni Mubarak từ chức sau 30 năm ở cương vị tổng thống Ai Cập. Hàng triệu người dân đã đổ ra đường phố và hô vang khẩu hiệu “Ai Cập tự do”. Bầu không khí lễ hội hiện diện tại hầu như mọi con đường, khu phố khắp nước. Biến cố này đưa lịch sử đất nước sang một trang mới. Từ New York (Mỹ) cho đến London (Anh), nhiều người Ai Cập cũng chào đón một kỷ nguyên “hậu Mubarak”.
– Ngày 1-5-2011, tin thủ lãnh Al-Qaeda Bin Laden bị sát hại đã được loan đi. Sinh thời, nhân vật “trùm khủng bố” này đã trở thành nỗi ám ảnh của nước Mỹ, kể từ khi tòa Tháp đôi tại New York bị đánh sập vào ngày 11-9-2001. Tin này được Nhà Trắng xác nhận vào lúc 7 giờ ngày 1-5. Vì những lý do chính trị, ông Bin Laden đã được thủy táng. Nghi thức thủy táng được thuật lại như sau: “Xác ông được trùm vải trắng và đặt trong một cái túi chứa vật nặng để cho chìm hẳn xuống đáy biển. Miệng túi được cột rất chặt. Cái túi được cho trượt xuống biển bằng một tấm ván. Lúc đó là 6 giờ (giờ quốc tế) tức khoảng 12 giờ sau khi Bin Laden chết. Toàn bộ diễn biến lễ thủy táng kéo dài khoảng 50 phút” (trích từ trang WEB “Tin tức 24 giờ”, ngày 5-5-2011).
– Sau 42 năm trên vị trí lãnh đạo quốc gia Lybia, đại tá Gadhafi đã bị giết ngay tại quê hương của mình là thành phố Sirte. Khi nghe tin này, hàng loạt xe hơi trên đường phố tại Tripoli đã đồng loạt kéo còi kèm theo tiếng súng bắn chỉ thiên để ăn mừng. Gadhafi bị lật đổ hồi tháng 8-2011, trong làn sóng nổi dậy lan khắp thế giới Ảrập. Toà án hình sự quốc tế (ICC) cũng đã phát lệnh bắt Gadhafi vì các cáo buộc tội ác chống lại loài người.
Một vài trường hợp điển hình trên đây cho thấy quyền lực trần thế thật là mong manh. Có những người ở vị trí lãnh đạo một quốc gia trong suốt gần nửa thế kỷ. Nếu họ là những bậc minh quân, thì quốc gia ấy được hưởng biết bao điều tốt lành. Nếu họ là những người độc tài, quốc gia ấy phải gánh chịu những hậu quả vô cùng thảm hại. Khi ở địa vị “thế thiên hành đạo” mà họ không biết đặt ích lợi của người dân làm đầu thì ngai vàng của họ sẽ bị lung lay và sụp đổ. Với danh nghĩa “công bộc của dân” mà không biết lo lắng cho dân được hạnh phúc thì chiếc ghế của họ cũng không thể tồn tại lâu dài. Có người nói: “Quyền lực giống như cát trong lòng bàn tay. Càng xiết chặt, cát càng chảy tuột, nếu nhẹ nhàng, cát vẫn còn đó”. Trước tòa Philatô, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài…” (Ga 19,11). Mọi quyền năng từ Trời mà đến, nhưng một khi không thuận ý Trời, thì quyền năng ấy sẽ bị lụn bại. Mọi chức vụ đều nhằm làm đẹp ý dân, nhưng một khi không còn mang lại cho dân hạnh phúc, thì chức vụ ấy sẽ thành vô nghĩa.
2- Sự mong manh của những tiến bộ kỹ thuật
– Người dân Hoa Kỳ, nhất là những ai cư ngụ ở thành phố New York, đã có một thời tự hào về Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center), nổi bật với Tòa tháp đôi gồm 110 tầng, được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Khởi công từ 1966 và khánh thành vào 4-3-1973, nó vượt qua chiều cao của tòa Empire State lịch sử, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Ấy vậy mà biểu tượng của niềm tự hào này đã bị tiêu hủy ra mây khói trong vòng vài phút, trong trận khủng bố do hai chiếc phi cơ Boeing đâm vào, ngày 11-9-2001. Tòa tháp đôi sụp đổ đã mang theo sinh mạng của khoảng 4.000 người. Du khách đến với New York hôm nay chỉ còn nhìn thấy một khu đất hoang tàn, với những phế tích còn lại của Tháp đôi và những dòng chữ tưởng niệm các nạn nhân vô tội do trận khủng bố dã man này.
– Nước Anh và nước Pháp đã từng đi đầu trong công nghệ sản xuất máy bay với chiếc Concorde, là máy bay chở khách siêu âm thương mại thành công nhất. Bay thử lần đầu năm 1969, Concorde bắt đầu được đưa vào phục vụ năm 1976 và có thời gian hoạt động dài 27 năm. Chiếc máy bay này được mang danh là “Chú chim trắng trên bầu trời”, và đã lập được nhiều kỷ lục, gồm thời gian bay 2 giờ, 52 phút và 59 giây giữa New York và London, ngày 7-2-1996. Mặc dù được đánh giá ở mức kỹ thuật hoàn hảo tuyệt đối, ngày 25-7-2000, máy bay Concorde đã gặp phải một tai nạn tại Gonesse, Pháp. Vụ tai nạn đã làm thiệt mạng 100 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn trên khoang cùng 4 người dưới mặt đất. Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng đầu tiên và duy nhất của loại máy bay này. Sau vụ khủng bố tại New York ngày 11-9-2001, Concorde đã được cho ngừng hoạt động ngày 24 tháng 10 năm 2003, chuyến bay “về hưu” diễn ra ngày 26 tháng 11 năm ấy. Niềm tự hào của những ai đã tạo ra “chú chim trắng trên bầu trời” dần đi vào dĩ vãng.
– Những ngày đầu năm 2012 này, thế giới kinh hoàng khi nghe tin chiếc tàu du lịch hiện đại và khổng lồ của Italia gặp nạn. Chiếc tàu này mang tên giống như chiếc máy bay Concorde. Tên đầy đủ của nó là Costa Concordia. Con tàu trị giá 750.000 Mỹ Kim đã gặp nạn ngày 14-1-2012 ở khu vực đảo Giglio, miền Tuscany, Italia. Tàu Concordia có trọng lượng 114.500 tấn, đang chở 4.200 hành khách, đã va vào đá ngầm. Biến cố này được giới báo chí gọi là “Tàu Titanic Italia”. Một điều trùng hợp kỳ lạ là sự kiện này xảy ra sau đúng 100 năm, kể từ khi con tàu Titanic gặp nạn. Chiếc tàu Titanic chuyên chở 2.201 hành khách đã bị đắm ngày 15-4-1912 làm thiệt mạng hơn 1.500 người.
Những trường hợp điển hình được nêu trên đây cho thấy dù mạnh mẽ đến đâu, thì khoa học kỹ thuật cũng không bao giờ được coi là hoàn hảo. Dù tối tân hiện đại đến mức nào, thì con người cũng không thể coi những sáng chế tinh vi là tối thượng. Khi đã đạt tới đỉnh cao của công nghệ, người ta bị cám dỗ khước từ Thiên Chúa, thậm chí còn có người báng bổ tự cho mình có thể thay thế Thiên Chúa. Họ tự cho mình có thể làm được mọi sự. Theo họ, Thiên Chúa đã trở thành một nhân vật của huyền thoại, hoặc giả nếu Ngài có hiện hữu thì Ngài cũng không phải là Đấng Toàn năng. Thấy rõ được nguy cơ này, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết trong Tự sắc về Năm Đức Tin như sau: “So với quá khứ, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là ngày nay não trạng này thu hẹp lãnh vực những điều chắc chắn hợp lý vào lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật”. Tuy vậy, vị Cha chung của Giáo Hội khẳng định với chúng ta: “Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự thật, tuy bằng những con đường khác nhau” (Tự sắc Porta Fidei, số 12).
3- Sự mong manh của kiếp người
Ngẫm về sự mỏng manh của kiếp người, tác giả Thánh vịnh đã thốt lên:
“Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
 một cơn gió thoảng là xong,
chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103, 15-16)
Những phát minh khám phá trong lãnh vực y khoa, dù rất hiện đại, cũng không thể kéo dài cuộc sống của con người trên cõi dương gian. Kiếp người vẫn mỏng giòn, sớm nở chiều tàn, như đóa phù dung.
– Mong manh giữa sự sống và sự chết. Mỗi năm, cả nước có đến trên chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông, hàng ngàn người chết do tai nạn lao động. Tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng nghiêm trọng đã và đang cướp đi sinh mạng của biết bao người. Có nhiều người còn trẻ đã phải vĩnh viễn ra đi. Biết bao sáng kiến, biết bao quy định, nhưng số người chết vẫn không giảm. Đã nhiều người lên tiếng, nhưng xem ra tình trạng này chưa được cải thiện. Người dân đành phải sống theo kiểu “ai có thân người ấy lo”. Những điều trên đây cho thấy kiếp người thật mong manh, nay còn, mai mất. Mỗi khi ra đường là lo lắng, chỉ khi về tới nhà mới chắc là mình được an toàn.
– Mong manh giữa cái thiện và cái ác. Chỉ một chút nóng giận cũng cướp đi một mạng sống. Chỉ một lý do đơn giản cũng làm mất một cuộc đời. Có những người suốt đời chân chất, ăn ở hiền lành, vậy mà một giây phút không làm chủ được bản thân đã trở thành kẻ giết người. Xã hội hôm nay cho thấy ranh giới giữa thiện và ác thật mong manh. Hậu quả là vợ đốt chồng, con giết cha. Xã hội khá nhiều những người con “nghịch tử”. Sự bất hiếu có nguyên nhân muốn đặt lợi lộc vật chất làm ưu tiên hàng đầu. Xã hội đưa ra nhiều phong trào, nhưng chỉ giống như “ném gạch giữa ao bèo”. Giáo Hội phát động nhiều chiến dịch, nhưng chỉ như “muối bỏ biển”. Liều thuốc có hiệu quả chắc chắn phải là sự cải hóa nội tâm. “Tâm bình, thế giới bình”, chỉ một khi con người có lương tâm ngay thẳng, chân thành hướng thiện, lúc đó họ mới có thể góp phần xây dựng một cuộc sống an bình.
– Mong manh giữa khôn và dại. Gần đây, thành phần những người phải ra trước vành móng ngựa càng ngày càng đa dạng. Họ là quan chức cao cấp, là người mẫu, là diễn viên điện ảnh, là chủ khách sạn, là người cha người mẹ, là trẻ vị thành niên. Ai cũng hối hận nhưng đã quá muộn màng. Trước khi bị bắt, ai cũng nghĩ mình khôn. Sau khi vào tù, mới ngỡ ra mình dại. Những người đang khôn, bỗng trở thành dại trong chốc lát, vì tham vọng, ghen tương và vì lóa mắt trước những cám dỗ vật chất. “Vàng là vật chất tỏa sáng, nhưng không phải bất cứ thứ gì tỏa sáng đều là vàng”. Nhiều người ngẫm ra điều ấy thì thấy mình đã quá dại dột. Làm sao biết mình khôn thực sự? Tác giả Thánh vịnh trả lời: “Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Tv 111, 10). Thực thế, khôn ngoan theo kiểu người đời sẽ làm con người hư mất. Khôn ngoan trong ơn nghĩa Chúa sẽ đem lại cho con người vinh quang. Vị Tông đồ dân ngoại cũng đã đúc rút kinh nghiệm quý báu đó cho chính mình: “Chúng tôi không sống theo lẽ khôn ngoan người đời, nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa” (2 Cr 1, 12).
Thì ra trong “cõi người ta”, cái gì cũng chỉ là tương đối. Quyền lực, danh vọng và của cải chỉ có ý nghĩa khi nó nhằm phục vụ ích chung. Quyền lực được lâu bền nhờ tinh thần phục vụ, thân thế được lưu danh nhờ biết sống vì tha nhân. Đức Giêsu đã nói về quyền lực: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. Đức Giêsu đã áp dụng triết lý sống này nơi bản thân Người: “Con Người đến không phải được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,25-28). Khái niệm “lãnh đạo là người phục vụ” của Tin Mừng đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn hóa của các nước có truyền thống Kitô giáo.
Khi nhận ra sự mong manh của cuộc đời, chúng ta không bi quan chán nản trước những bất toàn. Khi thấy rõ giới hạn của con người trần thế, chúng ta vươn tới Đấng toàn năng cao cả. Vâng, Thiên Chúa là Đấng trung thành. Ngài luôn hướng dẫn cuộc đời chúng ta và trả công cho chúng ta theo như chúng ta đối xử với anh chị em mình.
Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Giáo phận Hải Phòng
Nguồn: WHD 

ĂN CHAY TRẺ TRUNG !



Tôi có hai lần gặp trường hợp được miễn ăn chay kiêng thịt. Lần thứ nhất là lần chạy loạn vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1975. Năm ấy tôi chưa đến tuổi ăn chay, nhưng những người lớn chung quanh tôi đều được Đấng bản quyền địa phương cho phép miễn ăn chay vì ở trong trường hợp bấn loạn nguy cấp. Lần thứ hai là khi bị bắt đi làm “thanh niên xung phong”, quanh năm ăn cơm với rất ít đồ ăn.
Nói là cơm cho “khí thế công trường” nhưng thật ra là khoai mì khô nấu với vài hạt gạo, nói là đồ ăn cho oai chứ đó là nuớc lã nấu với muối có cho vào vài cọng rau muống đã héo trước khi bắc lên bếp. Đến ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm ấy, đơn vị tuyên bố cho công nhân ăn thịt, tiêu chuẩn mỗi người một miếng rưỡi mỡ heo (khoảng bằng một trong những cái nắp chai bia mà lãnh đạo đơn vị đang uống với nhung nhúc thịt thà lúc đó).
Hai anh trưởng tràng của chúng tôi là anh Dũng và anh Long sau khi xin ý kiến Đấng Bản quyền, tuyên bố cho anh em được ăn thịt vì đã ăn chay quanh năm rồi, vả lại một miếng rưỡi mỡ ấy theo cái nhìn ngây ngô của tôi thì chắc chưa đủ phá chay (!). Hai anh bây giờ là linh mục Nguyễn trí Dũng ở Đà nẵng và linh mục Nguyễn hữu Long giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Chắc chắn các anh còn nhớ những tháng ngày chay tịnh ấy. Và riêng tôi, khi nhìn đàn em ở đất nước này hôm nay tương đối khá hơn, có thể ăn nhiều hơn một miếng rưỡi mỡ mỗi ngày, tôi chợt nghĩ đến việc ăn chay của các bạn trẻ.
Một cha xứ kể lại cứ mỗi lần chuẩn bị Lễ Tro hay Thứ Sáu Tuần Thánh, có nhiều bạn trẻ vào hỏi cha: “Thưa cha, ăn chay có được uống cà phê không, có được ăn mỡ nước không, có được ăn hột vịt lộn không, có được uống bia không?”. Tôi ngày đó cũng hay nghĩ: sau 12 giờ khuya có được ăn không? Ăn chay mà đói quá có thể ăn thêm không?
Bây giờ nhớ những câu hỏi ấy, tôi thầm nghĩ có thể Chúa Giêsu sẽ buồn bã hỏi lại: “Con có yêu mến Thầy không? Con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Vậy ăn chay là gì và có cần phải tính toán với Chúa đến từng miếng ăn, từng phút ăn chay không?
Tôi xin không dùng Luật Hội Thánh cũng như những nguyên tắc luân lý để lý giải, bởi vì thật ra người Công giáo mỗi năm chỉ ăn chay có hai lần, so với các tôn giáo khác là quá ít, thành ra luật buộc cũng chẳng là điều gì quá đáng. Nhưng ý nghĩa chay tịnh xét về mặt tình cảm đối với Con Người Giêsu đau khổ thì thật là lớn lao. Ở khía cạnh này, chay tịnh là lắng lòng mình lại, xa tất cả những gì gần gũi nhất của mình, là miếng ăn miếng uống, để sà vào lòng Giêsu mà hỏi Người: “Chúa còn khát không, xin cho con chia sẻ. Chúa còn cô đơn không, con xin hầu chuyện với Chúa. Chúa còn ngã xuống dưới làn roi quất bạo tàn không, xin cho con cùng ngã xuống với Chúa”.
Các bạn trẻ có thể gặp nhiều khó khăn khi ăn chay. Mỗi ngày các bạn quá quen với những món fast food, những ly nước ngọt được quảng cáo ngoa ngữ là làm tan cái nóng trong người. Các bạn quen với việc vào lớp vừa nghe giảng vừa thưởng thức bữa sáng hay bữa ăn thêm cho đủ sức ngồi nghe những bài giảng chẳng lấy gì là bổ ích hay hấp dẫn. Cho nên chay tịnh với bạn là hy sinh lớn lao. Không hẳn hy sinh là vì không ăn, mà hy sinh là vì bạn phải bỏ một thói quen, dù chỉ bỏ trong một ngày.
Nhưng nếu suy nghĩ một chút thôi, bạn sẽ thấy có nhiều ngày khác bạn phải ăn chay ấy chứ. Đi xe buýt bị móc túi, thế là ăn chay “tự nguyện” cả ngày. Bị đau răng cấm ư? Ăn chay ba ngày đấy nhé.
Hồi tôi còn sinh viên, có một chuyện rất hài hước xảy ra cho cô bạn ngồi gần tôi trong lớp, chuyện mà tôi cho là trên cả thế giới này chắc chỉ xảy ra có một lần. Cô bạn tôi hôm ấy mua một ổ bánh mì thật thơm ngon, định nhâm nhi trong buổi học, nhưng vì giảng viên môn học khó quá, nên cô nàng để trong hộc bàn, định giờ ra chơi sẽ lim dim thưởng thức.
Thế rồi dường như hôm ấy cô nàng có số ăn chay hay sao mà vừa nghe chuông ra chơi, cô nàng thò tay xuống hộc bàn, và chụp vội được, không phải ổ bánh mì, mà là mấy ngàn đồng và mảnh giấy nhỏ ghi một câu đầy tính cướp bóc: “Bạn ạ, thông cảm nhé, tui đói quá, mua lại của bạn. Bạn cầm mấy ngàn này ra mua ngay ổ khác”. Bạn thấy chưa, đâu phải lúc nào muốn ăn cũng có thể ăn ngay? Nhưng chay tịnh tự nguyện mới có ý nghĩa thật sự.
Vậy xin hỏi lại câu vừa hỏi: ăn chay là gì? Đức Giêsu vào sa mạc ăn chay bốn mươi ngày và Người cảm thấy đói. Lúc đó Người làm gì? Người kết hợp với Cha của Người và dùng Lời Kinh Thánh để chống lại những cám dỗ của quỉ vương và của trần thế.
Như vậy, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta ăn chay là giảm bớt những đồ ăn thông thường để lòng mình lặng lẽ suy ngắm Lời Chúa, Lời của tình yêu. Luật Giáo Hội dạy ăn chay là ăn một bữa no bình thường và một bữa còn đói, nghĩa là hãm bớt sự thèm ăn thèm uống. Khi hãm dẹp được những đòi hỏi bình thường ấy, chúng ta hoà mình vào nhịp sống của Đức Giêsu trong Mùa Chay Thánh.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu hơn, khi bạn trẻ có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy!
Bạn là cô gái khoái món bún riêu vô cùng, bún dọn lên rồi kìa, nhưng lại là nó, chính nó mới làm cho món bún riêu hấp dẫn, mà cũng chính nó làm hại hơi thở thơm tho của bạn. Nó lại là mắm tôm ấy. Ăn chay đi nhé bạn. Ví dụ nhỏ xíu ấy cho chúng ta, những người trẻ thấy rằng ăn chay là hy sinh cho yêu thương, mà thật ra ăn chay cho tình yêu là ăn chay đẹp và hấp dẫn lắm chứ phải không bạn.
Hãy tưởng tượng người tình Giêsu đẹp lộng lẫy hiện ra trong ngày bạn ăn chay. Người muốn lắng nghe bạn tâm sự, bạn có nỡ bỏ Người mà đi tìm món ngon vật lạ không? Hãy khoan nói đến giáo luật, cũng hãy khoan nói đến lời cha giải tội, bạn ơi hãy nhìn Giêsu với tư cách Người là người yêu của bạn. Ăn chay không chỉ là bớt món ăn, mà còn là bớt một chút giờ ngủ, bỏ một thói xấu, nhịn một lời cay cú, bớt một ánh nhìn hằn học. Ăn chay còn là ném đi những thói quen tội lỗi, quăng bỏ những trang sách thước phim đen tối và tiêu diệt thói ngạo mạn coi trời bằng vung.
Bạn nhớ không, khi Đức Giêsu đau đớn nguyện cầu ở trong Vườn Dầu, những môn đệ Người thương yêu lại ngủ. Họ chẳng “ăn chay giấc ngủ” với Người. Khi Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, ai là người lặng lẽ giữ chay trọn vẹn cho tình yêu ngoài Mẹ Maria và những môn đệ thân yêu nhất?
Kinh Thánh viết: “Phúc cho ai biết tự kiềm chế mình từ khi còn trẻ” (Ai ca 3, 27). Bất cứ sự phóng túng nào cũng dễ dẫn đến hiểm nguy. Sự tự chế chính là cái thắng cho chiếc xe cuộc đời. Tuổi trẻ thích lao xuống dốc hơn là leo lên núi cao. Không có thắng, tất cả sẽ đổ nhào. Mùa Chay chính là lúc người trẻ nhìn lại mình và lối mình đang bước để từng giây từng phút ngoi lên. Như vậy, chay tịnh là lối sống đẹp của người trẻ tuổi, bởi vì hy sinh là đặc tính của tuổi trẻ và của tình yêu. Ăn chay là hy sinh cho tình yêu, đơn giản quá và đẹp quá phải không bạn?
Không chỉ trong ngày Lễ Tro và ngày Thứ Sáu thánh, mà mọi ngày trong năm, các bạn trẻ đều có thể ăn chay, nhiều ít tuỳ bạn, nhưng mỗi lần nhịn bớt miếng ăn hay bỏ đi một thói xấu, là bạn gần gũi với gương mặt thống khổ của Đấng Cứu Độ hơn. Bạn hãy nhìn lên Đức Maria và thánh Giuse, các ngài là những mẫu gương chay tịnh tuyệt hảo, và nhờ đó các ngài gần gũi với Con mình biết bao.
Bây giờ, bạn và tôi, chúng ta hãy chậm rãi đọc lại và suy ngắm lời này “Các con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Rồi chúng ta hãy cùng thưa với Chúa về những ngày chay tịnh còn lại.
                                                                       Gioan Lê Quang Vinh

         (Lê Quang Vinh là cựu chủng sinh Gioan của Giáo Phận Đà Nẵng. Anh đang dạy tiếng Anh Đại học ngoại ngữ Tp HCM, và cũng là cộng tác viên viết nhiều bài dí dỏm, giàu suy tư từ thực tế được đăng nhiều báo đời-đạo.)



Sinh hoạt dân Chúa số 92

Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B 26 - 2- 2012


I- LỜI CHÚA                     
Bài đọc 1 :   sách Sáng thế                                              St 9,8-15
Sau hồng thủy, Thiên Chúa lập giao ước với ông Nô-ê
Bài đọc 2 : thư I của Thánh Phêrô Tông đồ               1Pr 3,18-22
Nước đó là phép Rửa nay cứu thóat anh em
Tin Mừng Thánh Mác-cô                                     Mc 1,12-16
Đức Giêsu chịu Satan cám dỗ, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
II- CÁC Ý LỄ ĐÃ NHẬN :  
gđ Hoa-Quang gk 7 : lễ tạ ơn * anh Minh gk 5 : lễ tạ ơn bình an *  chị Huyền gk 7 : lễ cho cha mẹ Giacôbê và Maria * gđ Phát-Hồng gk 7 : lễ giáp năm mẹ Maria Chính / lễ tạ ơn và bình an * chị Lài gk 9 : bình an * gđ ô Khẩn : lễ bình an * gđ Thanh-Huyền gk 7 : lễ cho hai con / lễ cho CLH mồ côi * gđ Hạnh-Thu Gò Tre : lễ tạ ơn * gđ Liễu-Hạnh gk 5 : lễ 100 ngày cho mẹ Mađalêna Nhị * gđ Thông-Nữ Đoan Trai : tạ ơn  
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA, tuần sau
từ chiều thứ Bảy 03-3 đến thứ Sáu 09-3 : Ca đoàn Cecilia
IV- LỜI HẰNG SỐNG trong tuần : chúng ta Giêsu nói : “Thời kỳ đã mãn. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15)
Đặt vấn đề : Triều đại Thiên Chúa đã đến gần, nhưng 2000 năm qua rồi, người ta vẫn chưa thấy gì là triều đại Thiên Chúa đến cả. Nếu hiểu theo nghĩa đen của Lời Chúa, thì đúng là ngày Tận Thế vẫn chưa đến. Nhưng chắc chắn Chúa Giêsu không dùng ngày tận thế để đe đọa thiên hạ, trái lại, Ngài có ý giới thiệu một triều đại của tình yêu mà Ngài đang khai mở cho thế giới. Sám hối không phải để chuẩn bị tận thế, mà là để xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa.
 THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Các Linh Mục Giáo Phận tham dự tuần tĩnh tâm năm 2012, bắt đầu từ chiều thứ Hai 27-02 đến chiều thứ Sáu 02-3  tại Tòa Giám Mục Đà Nẵng. Đây là tuần lễ sống “cách ly” (vào hoang địa) với thế giới bên ngoài, theo nội qui tĩnh tâm. Vì thế, nếu có yêu cầu cần thiết, xin liên lạc với Văn Phòng Tòa Giám Mục (Đt 0511.3826628) để được gặp qua phép của Đức Cha.
Xin cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục chúng tôi được sốt sắng việc tĩnh tâm, sám hối, xác định ơn Chúa và việc phục vụ dân Chúa.
Tại nhà thờ, các buổi kinh tối Mùa Chay trong tuần như thường lệ và công bố Lời Chúa, đọc Tin Mừng mỗi ngày với việc phục vụ của nhóm Thăng Tiến Hôn Nhân. Chiều tối thứ Sáu, đi đàng Thánh Giá trọng thể ngoài sân nhà thờ.
2- Khóa tập huấn công tác bác ái dành cho các thành viên ban Bác Ái các giáo xứ thuộc giáo hạt Tam Kỳ được tổ chức tại nhà xứ Tam Kỳ vào chiều thứ Bảy 03-3 đến chiều Chúa Nhật 04-3. Cha Đoàn Minh, Giám Đốc Caritas Giáo Phận và ban giảng huấn đến làm việc và dâng lễ Chúa Nhật với cộng đoàn giáo xứ.
Tại Tam Kỳ, xin mời quý chức là trưởng các giáo khóm, cũng là người phụ trách công tác bác ái tại khu vực tham gia khóa học để thêm phần hiểu biết và phục vụ tốt cho cộng đoàn. Chúng ta sẽ gặp gỡ và làm việc chung với quý chức các giáo xứ bạn trong giáo hạt Tam Kỳ.
3- Các bạn sinh viên công giáo ở xa về Tam Kỳ học tập, nếu không có phương tiện như xe đạp để đi lại, nhất là để đi lễ Chúa Nhật, thì đăng ký với Cha Xứ để nhận xe đạp làm phương tiện. Đây là chương trình thực hiện cho  các sinh viên xa nhà, trong thời gian học tập ở Tam Kỳ. Các bạn được mượn xe đạp để xử dụng, sau khi học xong, lại để cho các đàn em khóa sau tiếp tục. Nhờ đó, các bạn có thể tham gia dễ dàng các thánh lễ Chúa Nhật, đồng thời, nếu có dịp, Cha Xứ sẽ tổ chức sinh hoạt qui tụ giới sinh viên công giáo, cũng là một thuận lợi cho các bạn được hội nhập, được góp phần của mình trong Hội Thánh Chúa.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Sức khỏe: đồng hồ cơ thể (sơ lược)


     Cơ thể của bạn có một đồng hồ. Mỗi cơ quan trong cơ thể của bạn có một lịch trình sửa chữa / bảo trì trên cơ sở hàng ngày.
Nếu bạn cảm thấy không bình thường tại những thời điểm trong ngày (đau đầu, thiếu sinh khí), bạn cần biết cơ quan nào đang cố gắng sửa chữa những thiệt hại nãy sinh trong cơ quan đó, và các cảm giác bạn đang gặp phải là kết quả năng lượng cơ thể đang tập trung để thực hiện những sửa chữa này.
Bảng sửa chữa
Phổi: 3-5 giờ sáng
Ruột: (hoặc ruột kết) 5-7 giờ sáng
Dạ dày: 7 -9 giờ sáng
Lá lách: 9 -11 giờ sáng
Tim: 11 giờ sáng -1 giờ trưa
Ruột nhỏ: 1 -3 giờ trưa
Bàng quang: 3 -5 giờ trưa
Thận: 5 giờ trưa -7 giờ chiều
Tụy: 7 giờ chiều – 9 giờ tối
Mạch máu và động mạch: 9 giờ tối – 11 giờ tối
Túi mật: 11 giờ tối – 1 giờ sáng
Gan: 1 giờ sáng – 3 giờ sáng
Phổi: Phổi là cơ quan đầu tiên trong ngày được sửa chữa và bảo trì. Phổi bắt đầu nới lỏng các chất thải nhiễm độc từ 3 đến 5 giờ sáng, và khi bạn thức, điều này là lý do tại sao đôi khi bạn ho. Phổi của bạn đang cố gắng trục xuất các chất thải đã được nới lỏng. Nếu quý vị bị ho vào buổi sáng, điều này nêu lên rằng chế độ ăn uống và lối sống của bạn cần chỉnh đổi.
Ruột già hoặc ruột kết: 5 đến 7 giờ sáng là thời gian của cơ quan này. Một đại tràng lành mạnh cần nước để làm tốt công việc của mình, xả các chất thải có nước 24 giờ /7 ngày. Buổi sáng là thời gian quan trọng nhất để uống thật nhiều nước cho quá trình này, và thời gian tồi tệ nhất để nạp caffe. Caffe là một loại hóa học lợi tiểu và rút nước từ ruột già đến thận và bàng quang cho việc sơ tán của nó. Cơ thể bạn cần nước vào buổi sáng để sửa chữa và bảo dưỡng ruột già và ruột kết. Điều này giúp bạn duy trì được tiêu hóa, bình thường hóa trọng lượng, làm chậm quá trình lão hóa. Khi bạn tưới nước cho cơ thể của bạn mỗi buổi sáng với nước tinh khiết (lên đến 32 oz.), sức khỏe của bạn được cải thiện. Nếu bạn chờ cho đến khi đại tiện trước khi ăn vào buổi sáng, sẽ làm đại tràng lành mạnh hơn.
Bao tử: Giữa 7 và 9 giờ sáng, dạ dày đang sửa chữa và không muốn đối phó với một bữa ăn lớn. Trong khi ruột già và ruột kết cần chất lỏng để sửa chữa vào buổi sáng, dạ dày cần rất ít. Chất lỏng (nước tinh khiết hoặc nước trái cây) hoặc trái cây tươi giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, uống nước vào buổi sáng giúp cho sức khỏe tối ưu.
Lá lách: Từ 9 đến 11 am lá lách được làm sạch. Trong thời gian này / quy trình này hoặc khi lá lách là ở trong trạng thái suy yếu, bạn có thể bị dị ứng hoặc không thể chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Điều này là bởi vì lá lách làm việc với gan và hệ thống miễn dịch của bạn. Một lá lách khỏe mạnh sản xuất các kháng thể khi có nhiễm trùng và liên tục kiểm tra xem máu có quân xâm lược không.
Tim: Thời gian để sửa chữa tim là từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa. Cơ thể của bạn loại bỏ chất thải từ trái tim và đôi khi bạn có thể nhận thấy một nhịp tim đập nhanh, nhịp đôi, và / hoặc mất nhịp. Bảy mươi phần trăm của cơn đau tim xảy ra khi tim trong thời gian sửa chữa.
Ruột nhỏ: bạn có nhận thấy rằng từ 1 đến 3 giờ chiều, bạn dễ có chứng khó tiêu, đau và đầy hơi? Nếu điều này xảy ra, có hai điều có thể là sai: 1. Chế độ ăn uống của bạn không đúng và thực phẩm không tiêu hóa, 2. Chế độ ăn uống của bạn gây ra vấn đề đang làm bạn căng thẳng. Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ sửa đổi những vấn đề này.
Thận và bàng quang: Từ 3-7 giờ chiều, bạn có thể nhận thấy bạn đang mệt mỏi và muốn có một giấc ngủ ngắn. Khi thận khỏe mạnh và làm việc đúng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng tại thời điểm đó, không mệt mỏi.
Tụy: Từ 7 đến 9 giờ tối, bạn có cảm giác thèm ăn chất ngọt hoặc carbohydrate chế biến với đường mãnh liệt không? Thận điều chỉnh các tuyến tụy, và nếu bạn tiêu thụ đồ ngọt trong thời gian đó, bạn có thể nhận thấy đau lưng dưới, và đó là một triệu chứng của thận. Thận, bàng quang và tuyến tụy cùng làm việc toàn bộ. Nếu bạn cần một giấc ngủ sớm vào buổi tối đó là tuyến tụy của bạn, do thận hướng dẫn, làm bạn nghỉ để nó có thể làm công việc sửa chữa của nó.
Mạch máu và động mạch: Từ 9 đến 11 giờ tối, các mạch máu đi vào chế độ sửa chữa. Các tác động trên cơ thể là: đau đầu, yếu trong khi mạch máu đang được sửa chữa.
Gan và túi mật: Từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng. hai bộ phận này làm việc. Có bao giờ không thể ngủ vào thời gian này? Điều này có nghĩa là chất thải không được xử lý bởi gan của bạn và nó hoạt động như một chất kích thích cơ thể gây ra chứng mất ngủ của bạn và các dây thần kinh bị sờn. Bộ não của bạn không dừng lại được.

                                   Phạm Anh Tuấn dịch (Thành Viên của Nhóm Người Việt Vì Dân  Tộc Việt)
                                                                                Nguồn: Health Body Clock

Gì là xa nhất ?


Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là sống và chết,
mà là gần nhau mà không hiểu nhau.
 
Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt,
mà là mến nhau lại không giữ được.
 
 Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến thương lại không giữ được, 
mà là tình thương không được đáp ...

 Khoảng cách xa nhất trên đời này không phải là tình thương không được đáp,
 mà là đem trái tim lạnh giá của mình để đối với người yêu thương mình.
Người sống bên cạnh mình mà không thể hiểu mình,
lại không thể yêu mến nhau và yêu mến nhau lại không thể nói ra được ...
đó mới là xa.
 

Giữ mãi Nụ cười trên môi.
Cầu cho nhau.

HỒNG Y LÀ AI VÀ CÓ CHỨC NĂNG GÌ ?


Nhân dịp  Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-tô 16 , ngày 06  tháng 1 vừa qua, nhân lễ Chúa Hiển Linh, đã công bố việc chọn thêm 22 tân Hồng Y nữa cho Giáo Hội, tôi xin được trả lời  chung những câu hỏi của nhiều đôc giả về vai trò và trách nhiệm của tước vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo La Mã như sau:
Trước hết, về ngữ căn (etymology), từ Hông Y (Cardinal) xuất phát từ  nguyên ngữ Latin CARDO có nghĩa là “cái bản lề" (hinge) tức bộ phân then chốt để giừ cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa tượng trưng này, các Hồng Y được mệnh danh là “những vị Hoàng tử ( princes) của Giáo Hội  với  2 chức năng rất quan trọng sau đây:
1-    Là cố vấn để đóng góp ý kiến (kiến thức và khôn ngoan) cho Đức Thánh Cha trong việc điều hành và cai tri Giáo Hôi Công Giáo  hoàn vũ
2-    Khi vào Mật nghị (Conclave) để bầu Giáo Hoàng mới , tất cả các Hông Y đủ điều kiện theo luật bầu cử đều đương nhiên là các  ứng viên (potential candidates có thể được bầu chứ không ra ứng cử) và cũng là những người được quyền bỏ phiếu chọn (elector) Giáo Hoàng mới. khi đương kim Giáo Hoàng qua đời ( x. Giáo luật (1983) ,số 349)
Theo Luật bầu Giáo Hoàng hiên hành, áp dụng từ nhiều năm qua, thì khi tròn 80 tuổi, các Hồng Y không còn được tham dự Mật  nghị  để bầu  Giáo Hoàng mới  hay tham dự bất cứ mật hội nào do Đức Thánh Cha triệu tập và chủ tọa để bàn thảo về  một vấn đề quan trọng nào của Giáo Hội.Thêm nữa, khi các  Hồng Y đến tuổi 75, và hiện đang  coi sóc các Tổng Giáo Phận hay các  Bộ hoặc Cơ quan trọng yếu  trong Giáo Triều Roma  thì cũng phải xin từ chức, để tùy Đức Thanh Cha quyết định chấp nhận hay cho lưu nhiệm thêm. Thí dụ, trường hợp  Đức đương  kim  Giáo Hoàng.Bê-nê-đích- tô 16,  khi đang còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã xin nghỉ hưu năm ngài 75 tuổi nhưng đã được Đức cố Giáo Hoàng  Gioan-Phaolô II yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ  thêm thời gian nữa, nên ngài vẫn đảm trách chức vụ Tổng Trưởng trên cho đến  khi ngài được bầu lên ngôi Giáo Hoàng  ngày 19-tháng 4 năm 2005 ( x.giáo luật 354)
Trước năm 1917 tức là năm ban hành bộ Giáo luật cũ, (giáo luật mới 1983 thay giáo luật cũ 1917) các Hồng Y có thể là những giáo dân  không có chức linh mục hay giám mục. được Giáo Hoàng ban cho tước vị này vì những lý do riêng tư. Nhưng với Giáo luật năm 1917, thì người thường dân không còn được chọn nữa, mà chỉ dành cho các linh mục hay giám mục xuất sắc mà thôi. Đến thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, thì ai được phong tước Hông Y cũng phải được thụ phong Giám mục nếu vị đó chưa là giám  mục.Tuy nhiên cho đến nay thì tước Hồng Y vẫn còn được trao cho một số linh mục xuất sắc, từng giữ các chức vụ quan trọng trong Tòa Thánh  hoặc là những thần học gia nổi tiếng như các linh mục  Yves M.J  Congar (O.P) Henri de LuBac và Allen Dulles (SJ) ( đều đã qua đời) ..Trong đợt Hồng Y mới được công bố ngày 06  tháng 1 vừa qua, cũng có  3  linh mục  xuất sắc, từng phục vũ đắc lực trong Giáo Triều được chọn làm Hồng Y. Các tân Hông Y sẽ được trao mũ đỏ ngày 18 tháng 2 này tại Đền Thánh Phêrô.
Cũng cần nói thêm là khác với thông lệ trong quá khứ khi Hông Y được chọn từ những gia đình quí tộc ỏ Âu Châu hoặc những người được Giáo hoàng ưu đãi, thưởng công riêng, các Hồng Y ngày nay phần lớn xuất thân từ những gia đình đạo đức, bình dân, phải là nam giới và ít nhất  là  người có chức linh mục và  “ trỗi vượt về đạo lý, tác phong, đạo đức và khôn ngoan” ( x. giáo luật số 351 & 1).Nhưng thường là  các giám mục xuất sắc về đức độ và khả năng để có thể trở thành Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong tương lai. Lại nữa, vì  Hồng Y có thể là linh mục , nên nếu vị  này được đắc cử Giáo Hoàng thì phải được Hồng Y niên trưởng tấn phong chức  Giám  Mục trước khi  đăng quang (nhậm chức Giáo Hoàng) ( x.giáo luật số 355, &1) .
 Tuy nhiên việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y từ nhiều thập niên qua đều là những vị có chức Giám mục  hay đã được tấn phong giám mục sau khi được phong tước Hồng Y.
Như thế cho thấy chức Giám mục là chức thánh quan trọng nhất của Giáo Hội, vì Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong chức năng và sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cứu độ, dạy dỗ chân lý và cai trị Giáo Hội. Chúa Giêsu xưa chỉ chọn các nam Tông Đồ, mà người kế vị các ngài là các Giám mục ngày nay trong Giáo Hội. Hồng Y không phải là một chức thánh mà chỉ là tước vị (Title) do Giáo Hội đặt ra vì nhu cầu chọn người kế vị Thánh Phêrô, tức Đức Thánh Cha cũng là Giám mục Rôma và  là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. 
Các Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn riêng biệt ( College of Cardinals) do  một vị làm niên trưởng ( Dean)
Có 3 đẳng cấp Hồng Y  sau đây.
1-      Hồng Y Giám mục ; (Cardinal bishops) là những giám mục từng coi sóc những giáo phận chung quanh Rôma nhưng nay là những Hồng Y thâm niên  làm việc trọn thời gian (full-time) trong Giáo Triều Roma. ( Roman Curia)
2-      Hồng Y Linh mục (Cardinal Priests) là những Hồng Y hoăc làm việc trong Giáo Triều hoặc đang coi sóc cácTổng Giáo Phận ngoài Roma  tức là các Tổng Giáo phận ở Ý hay ở các quốc gia trên thế giới như Paris, New York, Sydney, Houston, Saigon, Manilla v.v
3-      Hồng Y Phó Tế (Cardinal Deacons) từng là những Giám mục hiệu tòa ( Titular Bishops) tức là không coi sóc Giáo phận nào,và đang làm việc trọn thời gian trong Giáo Triều.
Khi các Hồng Y họp kín để bầu Giáo Hoàng mới, Hồng Y Trưởng đẳng Phó tế sẽ công bố danh tánh vị được đắc cử và có thể thay thế Đức Thánh Cha để trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám mục hoặc cho người đại diện các vị vắng mặt. ( x. giáo luật số 355, & 2)
Thêm nữa, tất cả các Hồng Y, khi được Đức Thánh Cha chọn và trao tước vị này,  đều được chỉ đinh tước hiệu( Title) của một thánh đường trong hoặc ngoài Rôma. Với tước hiệu đó,  tân Hông Y đến thánh đường được chỉ định để nhận tòa nhưng không có quyền quản trị nào về hành chánh, nhân sự cũng như tài sản của thánh đường đó, mà chỉ hiệp thông để hỗ trợ về mặt  tinh thần mà thôi.( giáo luật số 357 &1)
Sau hết, tất cả  các Hồng Y,  nếu không đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục  để coi sóc các Tổng giáo phận ở đâu  trên thế giới, thì đều phải cư trú ở Rôma  hoặc phải trở về Giáo đô khi Đức Thánh Cha triệu tập để họp bàn việc gì quan trọng của Giáo Hội (giáo luật số 356)
Chúng ta cầu nguyện nhiều cho các Hồng Y –cách riêng cho 22 Tân Hồng Y của Giáo Hội để các ngài xưng đáng lãnh nhận và chu toàn những nhiệm vụ mà Giáo Hội trao phó.
                                           LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Thông báo thay đổi giờ lễ

Chủ nhật:        6g00 Thánh lễ sáng. 
                     14g30 Thánh lễ chiều. 
Ngày thường: 5g00 Thánh lễ ban sáng. 
                    19g00 Thánh lễ ban chiều

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Sinh hoạt dân Chúa số 91

Chuùa nhaät 7 Thöôøng Nieân naêm B 19-02-2012

I- LỜI CHÚA                        
Bài đọc 1 :   sách Ngôn sứ I-sai-a   Is 43,18-19.21-22.24-26
Ta sẽ xóa bỏ các tội phản nghịch của ngươi
Bài đọc 2 : thư II gửi tín hữu Cô-rin-tô   2Cr 1,18-22
Đức Giêsu đã không vừa là « có », vừa là «không», nhưng nơi Người chỉ toàn là « có »
Tin Mừng Thánh Mác-cô                            Mc 2,1-12
Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội.
II- CÁC Ý LỄ ĐÃ NHẬN :  
Chị Liên (Bé) gk 5 : lễ bình an * chị Hiền (Vinh) gk 7 : lễ bình an * chị Thảo T.Bình : lễ cho Batôlômêô và Đaminh *  ôb Thụy-Khương gk 1 : lễ bình an *  chị Huệ (Công) gk 8 : lễ cho con * ô Dũng gk 5 : lễ cho cha Gabriel * gđ Sửu Thu Ba : lễ bình an * gđ anh Oanh, Tân Phú : lễ cho ba Lh Phanxicô * chị Oanh Tân Phú : lễ bình an * gđ Nhàn-Nở Sàigòn : lễ tạ ơn cầu bình an
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA, tuần sau
từ chiều thứ Bảy 25-02 đến thứ Sáu 02-3 : Thăng Tiến HN
IV- LỜI HẰNG SỐNG trong tuần : Các kinh sư nói với nhau : “Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa”. Mc 2, 7
Đặt vấn đề : Các kinh sư thì thầm một điều chẳng sai chút nào mà họ lại không biết : Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa, và vì thế Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa dẫn ta từ hình ảnh bệnh bại liệt đến hình ảnh tê liệt đời sống đức tin vì tội lỗi. Vậy chúng ta có nhận thức được cái tệ do tội lỗi đem đến không ? Càng sống trong tội, thì càng nhiều cái tệ, vắng bóng Thiên Chúa. Đời nhiều cái “tệ” vì đời nhiều tội. Thế mà mình lại thích theo “đời” hơn theo “đạo” ?
 THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Thứ Tư Lễ Tro : ngày ăn chay đặc biệt. Xin mời tham gia đoàn hành hương và dâng lễ tại Núi Sọ, giáo xứ An Ngãi. Vé xe 60.000đ/người. Khởi hành lúc 6g00, trước là đi viếng nghĩa địa các Cha Giáo Phận (có mộ mới của cha cố Hảo) rồi sau tham gia đi đàng Thánh Giá Núi Sọ. Xin mời đăng ký nhanh với ông Biện Hạnh, Trưởng Ban Mục Vụ.
Buổi tối, 19g00, lễ xức Tro tại nhà thờ giáo xứ.
2- Công tác từ thiện của Giới Trẻ : ngày thứ Tư 15-02 vừa qua, Giới Trẻ giáo xứ Tam Kỳ đã làm một chuyến công tác từ thiện tại bệnh viện Phạm ngọc Thạch, An Hà. Đây là nơi điều trị dành riêng cho các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là bệnh lao. Các bệnh nhân thường được cách ly cẩn thận, để tránh gây thiệt hại cho người khỏe mạnh.  Vì thế, có thể có những bệnh nhân không được người nhà chăm sóc, cũng chỉ vì sợ bị lây bệnh. Đã có lần một bệnh nhân ở bệnh viện này dùng điện thoại liên lạc với cha xứ để xin giúp tiền ăn, bồi dưỡng sức đề kháng vì ảnh hưởng của thuốc đặc trị. Bệnh nhân này ở tận Quế Sơn, một xã vùng cao, không có thân nhân đến giúp. Các bạn trẻ của chúng ta đã và đang tập sự làm những việc tốt, không kèn không trống, không phô trương. Từ hai năm qua, địa chỉ thăm viếng giúp đỡ của Giới Trẻ thường là bệnh viện tâm thần xã hội ở Tam Ngọc, nơi mà nhiều bệnh nhân bị bỏ rơi thê thảm, và sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì, không cần biết ngon-dở. Lần này, nhờ liên lạc với chị Lan Chi (Gk 7), cán sự bệnh viện, với sự giúp đỡ nấu dọn của chị Hương (Gk 8), các bạn trẻ thực hiện 132 khẩu phần với giá 12.000đ/phần, hết 1.584.000đ, để các bệnh nhân được một bữa ăn ngon miệng.
Qũy của giới trẻ thường xuyên hình thành từ công tác hạt cải mỗi tháng 1 lần, thu lượm ve chai phế phẩm từ nhiều gia đình, bán đi và để dành rồi gọi nhau đi làm việc thiện. Vì thế, đây là một việc rất có ý nghĩa, đem niềm vui, sự an ủi đến cho người hoạn nạn, bệnh tật, hợp với lời Chúa dạy. Mong rằng các cha mẹ có con cái đang ở tuổi teen nên quan tâm, khích lệ, nhắc bảo các em tham gia, để cuộc sống này là một tâm tình biết chia sẻ, không chỉ sống cho mình. Nhân đây, cũng xin cám ơn nhiều gia đình nhường phần phế liệu, hoặc đã bán đi rồi gửi tiền lại cho Giới Trẻ. Nhờ đó, các em có cơ hội làm việc thiện, việc ý nghĩa cho đời và cho người.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

100 câu hỏi của Chúa Giêsu


    Một trong những sai lầm lớn nhất của con người là đọc Kinh Thánh với một thái độ bàng quan. Với họ, Kinh Thánh là bộ sưu tập các câu chuyện và sự kiện xảy ra hơn 2.000 năm trước. Chúng ta chỉ đọc Kinh Thánh như đọc sách lịch sử.

    Nhưng, thực sự những chuyện xưa đó là chính chuyện đời của chúng ta. Chính chúng ta ở trong các trình thuật đó. Bạn là Abraham, Sara, Môsê, Đêbôra, Giêrêmia, Rút, Phêrô, Phaolô, Mađalêna, Mẹ Maria, và nếu bạn chuẩn bị chấp nhận điều đó, bạn cũng là chính Chúa Giêsu. Khi trình thuật chúng ta đọc được mở ra, chính chúng ta ở trong câu chuyện đó. Chúng ta không thể chỉ quan sát xem người khác nói gì, làm gì hoặc trả lời gì. Những gì Thánh Phêrô làm, Thánh Mađalêna làm và những người khác làm thì chúng ta cũng làm. Thánh Phêrô đã chối Chúa và bỏ chạy. Chúng ta cũng vậy. Thánh Mađalêna đã yêu và không bao giờ đầu hàng, chúng ta cũng nên như vậy. Thánh Mađalêna có quá khứ tội lỗi và có tương lại tốt đẹp, chúng ta cũng vậy. Thánh Phêrô sôi nổi, cương quyết, yếu đuối, sa ngã, chúng ta cũng vậy. Nhưng Thánh Phêrô cũng yêu Chúa và bỏ mạng sống vì Chúa, chúng ta cũng có thể làm như vậy. Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết, nhưng rồi phục sinh và lên trời vinh quang. Chúng ta cũng đau khổ và sẽ chết, chắc chắn cũng được lên trời vinh quang.

Kinh Thánh là chuyện đời của chúng ta. Chúng ta ở trong đó. Chỉ đọc Kinh Thánh như người bàng quan thì sẽ bỏ mất những điểm chính.

Điểm cốt lõi trong Kinh Thánh rất quan trọng và là chìa khoá để chúng ta mở. Chìa khoá đó rất đơn giản: trả lời những câu hỏi! Trong nhiều việc Chúa Giêsu đã làm, Ngài đặt ra nhiều câu hỏi! Khi bạn đọc Phúc Âm và Chúa Giêsu hỏi, bạn hãy trả lời câu hỏi đó! Đừng đợi xem Thánh Phêrô hoặc Thánh Mađalêna làm gì, hoặc người Pharisêu và đám đông dân chúng nói gì. Hãy trả lời câu hỏi bằng chính cách của bạn. Đó là cách bạn làm cho Kinh Thánh sống động.

Suy niệm là điều cần thiết. Hãy đọc chậm, suy tư, tìm ra câu hỏi và trả lời. Có thể là vài ngày hoặc vài tuần để tìm ra câu hỏi. Dưới đây là những câu hỏi gợi ý. Bây giờ, bạn hãy nghiêm túc trả lời 100 câu hỏi của Chúa Giêsu. Bạn sẵn sàng chưa? Mời bạn…

100 câu Chúa Giêsu hỏi và bạn PHẢI trả lời thật lòng
1. Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? (Mt 5,47)
2. Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? (Mt 6,27)
3. Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? (Mt 6,28)
4. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? (Mt 7,3)
5. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? (Mt 7,16)
6. Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin? (Mt 8,26)
7. Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? (Mt 9,4)
8. Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? (Mt 9,15)
9. Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không? (Mt 9,28)
10. Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? (Mt 11,7-8)
11. Tôi phải ví thế hệ này với ai? (Mt 11,16)
12. Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sa-bát, lại không nắm lấy nó và kéo lên sao? (Mt 12,11)
13. Làm sao người ta có thể vào nhà một kẻ mạnh và cướp của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó? (Mt 12,29)
14. Loài rắn độc kia, xấu như các người, thì làm sao nói điều tốt được? (Mt 12,34)
15. Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? (Mt 12,48)
16. Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? (Mt 14,31)
17. Tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? (Mt 15,3)
18. Anh em có mấy chiếc bánh? (Mt 15,34)
19. Sao anh em lại nghĩ đến chuyện không có bánh, người đâu mà kém tin vậy? (Mt 16,8)
20. Người ta nói Con Người là ai? (Mt 16,13)
21. Anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,15)
22. Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16,26)
23. Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? (Mt 17,17)
24. Tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Sao anh hỏi Tôi về điều tốt? (Mt 19,16)
25. Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? (Mt 20,22)
26. Các anh muốn tôi làm gì cho các anh? (Mt 20,32)
27. Quý vị chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? (Mt 21,42)
28. Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình? (Mt 22,18)
29. Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? (Mt 23,17.19)
30. Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục? (Mt 23,33)
31. Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? (Mt 26,10)
32. Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? (Mt 26,40)
33. Anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! (Mt 26,53)
34. Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm  giáo gậy gộc đến bắt? (Mc 26,55)
35. Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? (Mt 27,46)
36. Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? (Mc 4,21)
37. Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? (Mc 4,30)
38. Ai đã sờ vào áo Tôi? (Mc 5,30)
39. Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? (Mc 5,39)
40. Anh em cũng ngu tối như thế sao? Anh em không hiểu sao? (Mc 7,18)
41. Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? (Mc 8,12)
42. Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? (Mc 8,18)
43. Khi Thầy bẻ 5 chiếc bánh cho 5.000 người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh? (Mc 8,19)
44. [Chúa nói với người mù] Anh có thấy gì không?  (Mc 8,23)
45. Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? (Mc 9,33)
46. Muối mà hết mặn thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? (Mc 9,50)
47. Ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì? (Mc 10,3)
48. Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ (Mc 13,2)
49. Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? (Mc 14,37)
50. Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? (Lc 2,49)
51. Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy? (Lc 5,22)
52. Tại sao anh em gọi Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” mà anh em không làm điều Thầy dạy? (Lc 6,46)
53. Đức tin anh em ở đâu? (Lc 8,25)
54. Tên anh là gì? (Lc 8,30)
55. Ai là người đã sờ vào tôi? (Lc 8,45)
56. Ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? (Lc 10,15)
57. Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? (Lc 10,26)
58. Trong ba người, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? (Lc 10,36)
59. Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại không làm ra cái bên trong sao? (Lc 11,40)
60. Hỡi bạn, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh? (Lc 12,14)
61. Việc nhỏ nhất mà anh em còn làm không được thì anh em lo lắng về những việc khác làm gì? (Lc 12,26)
62. Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải? (Lc 12,57)
63. Có vua nào đi giao chiến với một vua khác mà trước tiên không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? (Lc 14,31)
64. Nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? (Lc 16,11)
65. Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? (Lc 17,18)
66. Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? (Lc 18,7)
67. Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? (Lc 18,8)
68. Giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? (Lc 22,27)
69. Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ? (Lc 22,46)
70. Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? (Lc 23,31)
71. Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? (Lc 24,17)
72. Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang sao? (Lc 24,26)
73. Ở đây anh em có gì ăn không? (Lc 24,41)
74. Các anh tìm gì thế? (Ga 1,38)
75. Chuyện đó can gì đến Tôi? (Ga 2,4)
76. Ông là bậc thầy trong dân Ítraen, mà lại không biết những chuyện ấy? (Ga 3,10)
77. Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?
(Ga 3,12)
78. Anh có muốn khỏi bệnh không? (Ga 5,6)
79. Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được? (Ga 5,44)
80. Nếu điều Môsê viết mà các ông không tin, làm sao tin được lời tôi nói? (Ga 5,47)
81. Chúng ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? (Ga 6,5)
82. Điều đó (Thánh Thể) anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? (Ga 6,61)
83. Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? (Ga 6,67)
84. Sao các ông lại tìm cách giết tôi? (Ga 7,19)
85. Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao? (Ga 8,10)
86. Tại sao các ông không hiểu lối nói của tôi? (Ga 8,43)
87. Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? (Ga 8,46)
88. Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi? (Ga 8,46)
89. Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao? (Ga 11,9)
90. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không? (Ga 11,26)
91. Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? (Ga 13,12)
92. Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh chưa biết Thầy ư? (Ga 14,9)
93. Các anh tìm ai? (Ga 18,4)
94. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống? (Ga 18,11)
95. Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao lại đánh tôi? (Ga 18,23)
96. Ngài tự ý nói hay những người khác đã nói với ngài về Tôi? (Ga 18,34)
97. Có phải anh thấy Thầy nên anh mới tin? (Ga 20,29)
98. Anh có yêu mến Thầy không? (Ga 21,16)
99. Giả như Thầy muốn Gioan còn ở lại cho tới khi Thầy đến thì sao? (Ga 21,22)
100. Có việc gì đến anh không? (Ga 21,22)