SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 334
& ' 0235.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH, 21-5-2017
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ v 8,5-8.14-17
Các Tông đồ đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.
Bài đọc 2 : Thư thứ nhất của thánh
Phêrô Tông đồ 1Pr 3,15-18
Thân
xác Đức Kitô đã bị giết chết, nhờ Thần Khí, Người đã phục sinh.
Tin Mừng theo thánh Gioan Ga 14,15-21
Thầy sẽ xin Chúa
Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ.
II- Ý Lễ : Legio
Tam Kỳ : mừng BM* gđ
Thượng-Thắm gk 6 : Lh
Vinhsơn, tạ ơn bình an* gđ Tân-Mến gk 6 : giỗ bố Vinhsơn, tạ ơn, bình an* a.Tín TNgọc : giỗ con trai Giuse Tuấn* c.Hậu
gk 7 : lễ 2 Lh Maria* a.Luật
gk 6 : lễ giỗ bố Phêrô* ôb
Diêm-Tự gk 1 : tạ ơn,
bình an* gđ Triều-Phi gk 7 : giỗ ba Phêrô Nho* a.Quang : lễ CLH, bình an thế giới* gđ
Cang-Anh gk 2 : Lễ Lh
Philipphê và giỗ 2 Lh Maria* Trường Giáo Lý : lễ cho cụ Rosa Kim (mẹ cô Nga) mới
qua đời* gđ Thành-Thanh gk 5 : lễ cho anh Tôma Liên* c.Phương Sg : lễ giáp năm bà nội Viết (lương)* c.Điểm
gk 1 : tạ ơn* gđ
Tuấn-Nữ TXuân : tạ ơn
cầu bình an* c. Quý (Diên) TXuân : giỗ 2 anh Giuse Thắng và Phêrô Trận* gđ
Lắm-Phượng ĐTrai : giỗ mẹ,
Maria * gđ Chung-Thùy LTrà : lễ tạ ơn, cầu bình an
III- VIỆC PHỤC
VỤ NHÀ CHÚA
Từ chiều
27-5 đến 02-6-2017 : Giáo Khóm Lý Trà
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Amen nghĩa là gì ?
Nhân dịp không có thêm thông tin, nên bản tin tuần này trích lại một đoạn Lời
Giải trong 40 câu hỏi về Thánh Lễ của Lm Vũ Thái Hòa, mà đặc biệt tiếng AMEN thường
xuyên được người tín hữu xử dụng. Vậy, gốc tích và ý nghĩa AMEN là như thế nào
?
Trong thánh lễ, nhiều lần bạn đáp Amen sau những lời nguyện mà linh
mục chủ tế thay mặt cộng đoàn
tuyên đọc. Ví dụ :
- "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta
đến sự sống muôn đời. -
Amen".
- "nhờ Đức Giêsu Kitô... đến muôn thuở muôn đời. -
Amen".
Amen là một chữ Do-Thái. Các tín hữu thời Cựu Ước thường
dùng Amen để kết thúc lời cầu nguyện của họ. Chúa
Kitô cũng đã sử dụng, không những lúc Người cầu nguyện, mà còn
cả trong lúc giảng dạy để nhấn mạnh, làm nổi bật chân lý khi
Người nói : "Amen, Amen, - Thật - Tôi bảo thật các ông..." Chúng ta thường gặp ngôn thức này
trong Tin Mừng.
Trước kia, sau các lời nguyện, người ta thưa "Ước gì được như vậy".
Bây giờ Hội Thánh thích dùng chữ Amen hơn, vì Ước gì được như vậy không thể diễn tả hết được sự phong phú
như của chữ Amen.
Khi thưa Amen, người ta không
chỉ bày tỏ ước muốn được như vậy, mà còn
xác nhận một điều gì đó là
chắc chắn. Đó là trường hợp khi vị linh mục trao Bánh
Thánh : "Mình Thánh Chúa Kitô" và tín hữu thưa
"Amen". Chữ Amen ở đây có nghĩa "Vâng
! Tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này", hoặc "tôi
tin đúng như vậy, Mình Thánh Chúa Kitô". Đó là một điều chắc chắn !
Khi bạn thưa Amen sau lời nguyện của linh mục chủ tế, điều đó không
chỉ có nghĩa là ước muốn những lời cầu nguyện đó được chấp nhận, nhưng còn nói
lên rằng : lời nguyện đó cũng
là lời nguyện của chính bạn, và bạn muốn hòa nhập vào đó với hết tâm
tình.
Hơn thế nữa, Amen diễn đạt đức tin của toàn cộng đoàn
vào sự trung tín của Chúa. Người sẽ nhậm lời những gì cộng đoàn cầu xin với niềm tin tưởng. Bởi vì căn gốc của chữ Do-Thái
này có ý nghĩa sự trung thành, trung tín. Như thế, khi thưa Amen,
chúng ta tung hô sự trung tín của Chúa, như lời thánh
Phaolô : "Xin Thiên Chúa là Đấng trung tín chứng giám
cho rằng, lời nói của chúng
tôi đối với anh em, không phải là vừa
"Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con
Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng mà
chúng tôi đã rao giảng nơi anh em, nơi Người chỉ là
"Có" mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên
Chúa đã thành "Có" ở nơi Người. Vì thế nhờ Người mà chúng
tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh Thiên
Chúa" (2 Cor 1, 18-20).
Để kết luận, tiếng Amen chình là lời kết, diễn tả
lòng tin của người có đạo, được bày tỏ từ lời kinh cho đến các hành động tín ngưỡng
khác. AMEN đã trở thành lời nói trên môi miệng người tín hữu.
2- Mở khóa học Hôn
Nhân cho các đôi bạn cùng là người có đạo, đang chuẩn bị kết hôn. Đến gặp Cha Xứ
đăng ký ngay để bắt đầu vào tháng 6.
3- Góp Quỹ BAXH:
một chị GK9 = 200.000 đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét