Còn đây là một bài viết về cuộc sống đạo của anh em H'Mong ở vùng cao mà Đc Long cùng vài cha trong Giáo Phận đã có dịp tìm đến tận nơi. Thật đáng qúy trọng, đức tin đơn sơ và chân thành của những người anh em H'Mong này.
Nhật ký mục vụ mùa Vọng ngày thứ tư
Cập nhật lúc 23:26 04/12/2014
Bản Huổi Thủng, xã Na-Cô-Sa,huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, thứ ba, 02.12.2014
Một ngày tuyệt vời, đầy ắp hồng ân Chúa, đó là cảm tưởng của mọi người chúng tôi về ngày hôm nay, sau khi thực hiện chuyến thăm viếng mục vụ anh chị em H’Mông tại bản Huổi Thủng 1, thuộc xã Na-Cô-Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Xã này nằm ở cực tây bắc tỉnh Điện Biên, tiếp giáp biên giới Lào và Trung Quốc.
Trong chuyến mục vụ này, điểm “nóng” nhất là đây. Từ nhiều năm nay, chính quyền viện cớ khu vực này nằm sát biên giới, có nhiều phức tạp, để ngăn cản hoạt động tôn giáo ở đây. Chúng tôi không mường tượng được những gì sẽ xảy ra tại Na-Cô-Sa, liệu chúng tôi có bị cản trở không được đến thăm và cử hành thánh lễ với anh em H'Mông, như từ mấy tháng nay, cha Bình đã nhiều lần cố đến mà không được. Chúng tôi tự nhủ cứ "buông mình cho Chúa Thánh Thần" lo liệu. Sáng nay, khởi đầu chuyến đi, chúng tôi đã dâng một chuỗi Mân Côi xin Đức Mẹ cầu bầu cho.
Trong chuyến mục vụ này, điểm “nóng” nhất là đây. Từ nhiều năm nay, chính quyền viện cớ khu vực này nằm sát biên giới, có nhiều phức tạp, để ngăn cản hoạt động tôn giáo ở đây. Chúng tôi không mường tượng được những gì sẽ xảy ra tại Na-Cô-Sa, liệu chúng tôi có bị cản trở không được đến thăm và cử hành thánh lễ với anh em H'Mông, như từ mấy tháng nay, cha Bình đã nhiều lần cố đến mà không được. Chúng tôi tự nhủ cứ "buông mình cho Chúa Thánh Thần" lo liệu. Sáng nay, khởi đầu chuyến đi, chúng tôi đã dâng một chuỗi Mân Côi xin Đức Mẹ cầu bầu cho.
Khởi hành từ 7 giờ sáng, chúng tôi vượt đoạn đường dài hơn 200 cây số từ Điện Biên đến Na-Cô-Sa, huyện Nậm Pồ. Chúng tôi ý thức mình đang đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô đến với vùng biên giới này để đem Tin Mừng đến cho anh chị em H’Mông. Trong lòng chúng tôi vang vọng bài ca của Ysaia: “Đẹp thay những bước chân người đi khắp núi đồi gieo Tin Mừng tình thương giữa đời”.
Đường đi phải nói là tốt, phong cảnh thật nên thơ và ngoạn mục, vì các dãy núi đồi nhấp nhô thay đổi dáng vẻ tùy theo góc nhìn, đường thì uốn khúc quanh co, lắm khi men theo triền núi, mà nếu không cẩn thận sẽ lao xuống vực sâu thăm thẳm. Chú Đức tuổi trẻ mà tài cao, lái xe thật điêu luyện tài tình. Chúng tôi mặc sức ngắm cảnh chán chê, rồi thiếp ngủ lúc nào không biết.
Đường đi phải nói là tốt, phong cảnh thật nên thơ và ngoạn mục, vì các dãy núi đồi nhấp nhô thay đổi dáng vẻ tùy theo góc nhìn, đường thì uốn khúc quanh co, lắm khi men theo triền núi, mà nếu không cẩn thận sẽ lao xuống vực sâu thăm thẳm. Chú Đức tuổi trẻ mà tài cao, lái xe thật điêu luyện tài tình. Chúng tôi mặc sức ngắm cảnh chán chê, rồi thiếp ngủ lúc nào không biết.
14g30, xe đến Na-Cô-Sa. Cái tên nghe lạ lẫm như ở nước nào đó chứ không phải ở Việt Nam. Chúng tôi ngạc nhiên đến sững sờ và xúc động khi thấy rất đông bà con H'Mông, ước chừng năm sáu trăm người, già trẻ lớn bé, vỗ tay rào rào chào đón chúng tôi, mặt tươi vui hớn hở. Chưa bao giờ có một cuộc đón tiếp đơn sơ, mộc mạc, dung dị, nhưng chan chứa tình cảm như thế ! Không quần áo mô đen, không trang sức lòe loẹt, không trống kèn inh ỏi, mà chỉ là những chiếc váy xòe giản dị, những cái áo “hở rốn”, thậm chí lem luốc, cáu bẩn và đậm mùi H’Mông. Nhiều người chân không, bê bết bùn lầy, lắm em mặt mũi nhem nhuốc, bẩn thỉu. Tôi chẳng những không kinh tởm, mà thật sự xúc động, nước mắt rưng rưng. Ôi những người anh chị em khốn khổ của tôi, họ đáng thương, đáng yêu, đáng quí chừng nào ! Sự lầm than khốn khổ hằn trên xác thân, nhưng khuôn mặt họ thì bừng lên một niềm vui khôn tả vì lần đầu tiên được gặp gỡ người cha tinh thần của họ.
Để đến đây, nhiều người phải đi bộ hàng chục cây số đường rừng, lên dốc xuống đồi. Chúng tôi được biết chính quyền thoạt tiên muốn ngăn cản những người ngoài xã Na-Cô-Sa đến gặp chúng tôi và dự lễ, viện cớ để bảo đảm an ninh. Vì thế, nhiều người đã lỡ cuộc hẹn này. Chắc chắn họ tiếc nuối lắm. Giữa đám đông, chúng tôi nhận ra ngay những khuôn mặt công an, biên phòng. Cám ơn quí vị đã đến để “bảo vệ an ninh” cho chúng tôi, nhưng có ai làm gì hại chúng tôi đâu !
Anh chị em H’Mông chen chúc dọc theo con đường dốc dẫn đến ngôi nhà vẫn được sử dụng như nhà nguyện, mặc dù là nhà tư, nơi mỗi Chúa nhật, bà con họp nhau để cầu nguyện. Chúng tôi trao nhau những lời chào hỏi thân tình như thể quen biết nhau đã lâu, tay bắt mặt mừng. Tôi nghe lọt tai những câu nói hồn nhiên như "Đức cha nó như thế nào?", "Linh mục nó là ai?", "Đức cha nó cười tươi quá!" Những bài hát tiếng H'Mông được các em cất lên theo nhịp vỗ tay nhịp nhàng... Những nụ cười chan chứa yêu thương, những cái xiết chặt tay khiến tôi cảm nhận được sự thô ráp chai sần của vinh quang lao động, những khuôn mặt dạn dày sương gió, hằn lên nét khô khốc của cuộc sống lam lũ thiếu thốn khiến cho lòng tôi chùng xuống.
Vì căn nhà quá chật hẹp và tối tăm, nên chúng tôi quyết định dâng lễ ngoài sân. Mời bạn hình dung một Thánh lễ đơn sơ đong đầy sự linh thiêng giữa trời và đất, giữa con người và Thiên Chúa, giữa lời ca tiếng hát H’Mông-Việt vút cao đang phủ kín một khoảng không gian Na-Cô-Sa chiều nay. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nhiều anh chị em H'Mông ở đây mới được tham dự Thánh lễ lần đầu tiên trong đời ! Thật vậy, có những người chỉ mới theo đạo thôi, chưa từng gặp linh mục, tu sĩ, nói gì đến đức cha, chưa từng dự một Thánh lễ thật sự, ngoài những Thánh lễ phát thanh trên đài Radio Veritas ! Thật lạ lùng thay việc Chúa làm. Ngài làm tất cả, khi mà chúng tôi - những mục tử -, chẳng làm được gì cho anh chị em của chúng tôi ở đây. Khởi đi từ hai mươi năm trước, một số người H’Mông Công giáo từ Sa-pa (Lào Cai), từ Giàng-La-Pán (Yên Bái) di dân đến Na-Cô-Sa (Điện Biên). Và họ đã loan báo Tin Mừng cho nhau, dắt dìu nhau đến với Chúa, chứ có cha thầy hay nữ tu nào được sai đến với họ đâu! Chúng tôi cảm thấy hổ thẹn vì chưa quan tâm chăm sóc họ, họ đúng là những con chiên "bơ vơ tất tưởi không người chăn dắt". Càng nghĩ, chúng tôi càng cảm thấy mình có lỗi với họ. Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ lo chăm sóc những con chiên trong ràn ở miền xuôi đồng bằng của giáo phận, còn bỏ rơi những con chiên đáng thương ở miền ngược núi non này. Là mục tử, đáng lẽ chúng tôi phải dám liều thân cho họ mới phải, chứ đâu để họ côi cút như thế này. Chúa ơi, xin tha tội hững hờ của chúng con. Chúng con nguyện sửa lại lỗi tội này.
Anh chị em H’Mông chen chúc dọc theo con đường dốc dẫn đến ngôi nhà vẫn được sử dụng như nhà nguyện, mặc dù là nhà tư, nơi mỗi Chúa nhật, bà con họp nhau để cầu nguyện. Chúng tôi trao nhau những lời chào hỏi thân tình như thể quen biết nhau đã lâu, tay bắt mặt mừng. Tôi nghe lọt tai những câu nói hồn nhiên như "Đức cha nó như thế nào?", "Linh mục nó là ai?", "Đức cha nó cười tươi quá!" Những bài hát tiếng H'Mông được các em cất lên theo nhịp vỗ tay nhịp nhàng... Những nụ cười chan chứa yêu thương, những cái xiết chặt tay khiến tôi cảm nhận được sự thô ráp chai sần của vinh quang lao động, những khuôn mặt dạn dày sương gió, hằn lên nét khô khốc của cuộc sống lam lũ thiếu thốn khiến cho lòng tôi chùng xuống.
Vì căn nhà quá chật hẹp và tối tăm, nên chúng tôi quyết định dâng lễ ngoài sân. Mời bạn hình dung một Thánh lễ đơn sơ đong đầy sự linh thiêng giữa trời và đất, giữa con người và Thiên Chúa, giữa lời ca tiếng hát H’Mông-Việt vút cao đang phủ kín một khoảng không gian Na-Cô-Sa chiều nay. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nhiều anh chị em H'Mông ở đây mới được tham dự Thánh lễ lần đầu tiên trong đời ! Thật vậy, có những người chỉ mới theo đạo thôi, chưa từng gặp linh mục, tu sĩ, nói gì đến đức cha, chưa từng dự một Thánh lễ thật sự, ngoài những Thánh lễ phát thanh trên đài Radio Veritas ! Thật lạ lùng thay việc Chúa làm. Ngài làm tất cả, khi mà chúng tôi - những mục tử -, chẳng làm được gì cho anh chị em của chúng tôi ở đây. Khởi đi từ hai mươi năm trước, một số người H’Mông Công giáo từ Sa-pa (Lào Cai), từ Giàng-La-Pán (Yên Bái) di dân đến Na-Cô-Sa (Điện Biên). Và họ đã loan báo Tin Mừng cho nhau, dắt dìu nhau đến với Chúa, chứ có cha thầy hay nữ tu nào được sai đến với họ đâu! Chúng tôi cảm thấy hổ thẹn vì chưa quan tâm chăm sóc họ, họ đúng là những con chiên "bơ vơ tất tưởi không người chăn dắt". Càng nghĩ, chúng tôi càng cảm thấy mình có lỗi với họ. Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ lo chăm sóc những con chiên trong ràn ở miền xuôi đồng bằng của giáo phận, còn bỏ rơi những con chiên đáng thương ở miền ngược núi non này. Là mục tử, đáng lẽ chúng tôi phải dám liều thân cho họ mới phải, chứ đâu để họ côi cút như thế này. Chúa ơi, xin tha tội hững hờ của chúng con. Chúng con nguyện sửa lại lỗi tội này.
Những năm qua, anh chị em H’Mông ở đây chịu đựng gian nan khổ ải vì đức tin như thế nào thì chỉ có Chúa biết, chúng tôi chỉ biết rằng họ vẫn can đảm chấp nhận và trung thành với Chúa, dù bị thua thiệt mọi mặt. Có nhiều câu chuyện được nghe kể lại mà lòng xót xa, ứa nước mắt !
Thánh lễ diễn ra thật sốt sắng, trang nghiêm. Đức cha phụ tá chia sẻ rằng chưa bao giờ ngài cảm thấy xúc động như hôm nay, trước lòng tin đơn sơ chân thành của những anh chị em H'Mông mộc mạc chất phác này. Một thiếu sót nữa phải đấm ngực mà chúng tôi mới nhận ra, đó là chúng tôi chưa học được tiếng H’Mông, để dâng lễ trong ngôn ngữ của họ. Có lẽ trong giáo phận Hưng Hóa, số linh mục nữ tu biết nói tiếng H’Mông đếm được trên đầu ngón tay !
Sau Thánh lễ, chúng tôi có một ít bánh kẹo làm quà cho các thiếu nhi. Các em ngoan ơi là ngoan, cho em nào thì em ấy nhận, không thì cứ đứng yên, không nhào vào giành giật như trẻ em người Kinh. Rồi chúng tôi được mời dùng một bữa cơm kể là quá thịnh soạn đối với anh chị em H’Mông vốn thiếu ăn thiếu mặc. Chúng tôi vui quá, nên ăn thì ít mà chuyện trò thì nhiều. Đức cha phụ tá không muốn bị chuốc rượu, bèn viện cớ đi thăm hỏi bà con. Thì ra các phụ nữ đứng ở ngoài, chờ đến lượt ăn sau, không biết có còn miếng ngon nào không ? Tội nghiệp các em thiếu nữ đến bên Đức cha và thỏ thẻ: “Chúng con muốn các dì ở lại dạy hát cho chúng con”. Đức cha phụ tá trả lời: “Cha muốn lắm, cha muốn các dì ở lại luôn với các con, để không chỉ dạy hát, mà còn dạy giáo lý, dạy chữ, dạy mọi thứ cho các con nữa kia”. Các em hò reo vui sướng. Các chị Mến Thánh Giá Hưng Hóa ơi, hãy ra đi, đến đây. Đây mới là chỗ các chị phải có mặt và có ích ! Còn các cha nữa. Có cha nào xung phong đến đây không ? Nếu không, đức cha phụ tá sẽ dành chỗ đó nghe!
Thánh lễ diễn ra thật sốt sắng, trang nghiêm. Đức cha phụ tá chia sẻ rằng chưa bao giờ ngài cảm thấy xúc động như hôm nay, trước lòng tin đơn sơ chân thành của những anh chị em H'Mông mộc mạc chất phác này. Một thiếu sót nữa phải đấm ngực mà chúng tôi mới nhận ra, đó là chúng tôi chưa học được tiếng H’Mông, để dâng lễ trong ngôn ngữ của họ. Có lẽ trong giáo phận Hưng Hóa, số linh mục nữ tu biết nói tiếng H’Mông đếm được trên đầu ngón tay !
Sau Thánh lễ, chúng tôi có một ít bánh kẹo làm quà cho các thiếu nhi. Các em ngoan ơi là ngoan, cho em nào thì em ấy nhận, không thì cứ đứng yên, không nhào vào giành giật như trẻ em người Kinh. Rồi chúng tôi được mời dùng một bữa cơm kể là quá thịnh soạn đối với anh chị em H’Mông vốn thiếu ăn thiếu mặc. Chúng tôi vui quá, nên ăn thì ít mà chuyện trò thì nhiều. Đức cha phụ tá không muốn bị chuốc rượu, bèn viện cớ đi thăm hỏi bà con. Thì ra các phụ nữ đứng ở ngoài, chờ đến lượt ăn sau, không biết có còn miếng ngon nào không ? Tội nghiệp các em thiếu nữ đến bên Đức cha và thỏ thẻ: “Chúng con muốn các dì ở lại dạy hát cho chúng con”. Đức cha phụ tá trả lời: “Cha muốn lắm, cha muốn các dì ở lại luôn với các con, để không chỉ dạy hát, mà còn dạy giáo lý, dạy chữ, dạy mọi thứ cho các con nữa kia”. Các em hò reo vui sướng. Các chị Mến Thánh Giá Hưng Hóa ơi, hãy ra đi, đến đây. Đây mới là chỗ các chị phải có mặt và có ích ! Còn các cha nữa. Có cha nào xung phong đến đây không ? Nếu không, đức cha phụ tá sẽ dành chỗ đó nghe!
Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến hồi phải kết thúc. Lúc đến hân hoan bao nhiêu thì khi về bịn rịn bấy nhiêu. Chúng tôi khó lòng giữ được cảm xúc khi phải chia tay những anh chị em H’Mông đáng mến này. Những cái bắt tay thật chặt không muốn buông, những nụ cười méo xệch khi phải từ giã ra đi khi chỉ mới gặp nhau vắn vỏi, thật là buồn ! Nhưng giữa cha-con-anh-chị-em chúng tôi đã nối kết một tình thương mến đậm đà. Hồi nãy, trước khi kết thúc Thánh lễ, đức cha phụ tá đã hỏi to: “Anh chị em có muốn cha đến dâng lễ Giáng Sinh với anh chị em không ?” Muôn người như một đã đáp thật to: “Có”, trong tiếng vỗ tay rào rào. Và Đức cha quyết định sẽ trở lại vào dịp lễ Giáng Sinh sắp tới. Lúc chia tay, Đức cha đã nhắc lại điều ấy để xua tan nỗi buồn của mọi người, và gieo niềm vui, niềm hy vọng của mùa Vọng cho lần gặp gỡ thứ hai, sẽ đến chỉ ba tuần lễ nữa thôi. Có thế chúng tôi mới thoát được vòng vây của mọi người, nhất là của các em thiếu nhi.
Chúng tôi rời Na-Cô-Sa khi trời đã tối. Ngồi trên xe, chúng tôi bồi hồi nghĩ đến những anh chị em H’Mông đang lầm lũi trở về mái nhà của họ giữa đêm đen, đường đi lởm chởm sỏi đá, bùn lầy, mà xót xa, mà ước ao cho cuộc đời họ vui hơn, no hơn, ấm hơn, xứng với con người hơn. Nhưng ngẫm nghĩ lại, chúng tôi chợt cảm thấy chột dạ: không chừng chính những anh chị em này mới là những người hạnh phúc thật sự, vì họ đang đi trên con đường của Phúc Thật Tám Mối mà Chúa Giêsu đã công bố, còn chúng ta mới chỉ đang đi bên lề của con đường đó.
Và bỗng lóe lên trong tôi ý tưởng ngộ nghĩnh này: năm nay, nhất định Chúa Giêsu sẽ chọn chào đời ở bản Huổi Thủng, giữa những người H’Mông chân chất, đầy tin yêu này. Chúa ơi, con đồng ý hết mình đó !
Và bỗng lóe lên trong tôi ý tưởng ngộ nghĩnh này: năm nay, nhất định Chúa Giêsu sẽ chọn chào đời ở bản Huổi Thủng, giữa những người H’Mông chân chất, đầy tin yêu này. Chúa ơi, con đồng ý hết mình đó !
BTT Giáo phận Hưng Hóa
Thông tin khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét