Giải
thích ý nghĩa và sự kiện : NGÀY GIỖ của người Việt
Theo
phong tục tập quán của người Việt Nam, ngày cúng Giỗ trở thành một nghi thức để
tưởng nhớ những người đã qua đời, là tín ngưỡng phổ biến của người Việt bắt
nguồn từ niềm tin linh hồn người qua đời dù thể xác trở thành cát bụi, nhưng
phần hồn còn tồn tại chuyển sang một thế giới khác vẫn còn ảnh hưởng tới cuộc
sống của con cháu. Thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa nổi bậc của dân tộc Việt
Nam .
Trong
gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tôn giáo nào không thể thiếu bàn thờ tổ
tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày Giỗ phải theo Âm
lịch đúng vào ngày mất của người được thờ cúng. Không ai giỗ cha mẹ trước cả
tháng, bởi ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu nhớ những người đã qua đời
là ông bà cha mẹ người trong gia đình, dòng họ. Cúng giỗ là nền tảng đạo lý,
thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tấm lòng thành kính của
con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, anh, chị em con cháu nội ngoại về
tưởng nhớ ông bà, để mối quan hệ gia đình càng đậm đà, gắn bó hơn. Ông bà, cha
mẹ dù qua đời nhưng linh hồn vẫn luôn hiện diện bên chúng ta và ngược lại trong
tâm tưởng của con cháu ông bà không vắng bóng trong gia đình dù thể xác đã về
bên kia thế giới. Làm giỗ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình,
bà con, bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa gọi là ăn giỗ.
Theo
phong tục, tập quán qua nhiều đời người con trai trưởng được thừa hưởng của
hương hỏa là vườn, ruộng có hoa lợi dùng vào việc thờ cúng ông bà tổ tiên để
lưu truyền nòi giống mãi mãi, sự tế tự tổ tiên là duy trì chủng tộc. Của hương
hỏa không được bán, luật cũng không cho phép sai áp hay tịch biên của hương hỏa
bất cứ vì lẽ gì. Của hương hỏa (ruộng, vườn) để lại từ đời này sang đời kia,
ruộng có hoa lợi để làm giỗ gọi là ruộng kỵ tức ruộng giỗ. Theo đạo lý uống
nước nhớ nguồn, con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ
chết cũng như khi còn sống, tránh trường hợp „sống không cho ăn, chết làm văn
tế ruồi“ con cháu phải thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài đối với tổ tiên
bởi vậy ca dao từng nhắn nhũ:
Uống
nước nhớ nguồn
Chim
có tổ, người có tông
hay
Cây
có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước
có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người
ta nguồn gốc từ đâu?
Có
cha mẹ rồi sau có mình.
Ý nghiã các ngày Giỗ
Giỗ Đầu gọi
là “Tiểu Tường“ là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, còn trong
thời kỳ để tang, là ngày giỗ vẫn còn buồn nhớ thương người đã qua đời..
Giỗ Hết gọi
là ”Đại Tường“, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ
tang.
Giỗ Thường còn gọi là ngày “Cát Kỵ“, là
ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là „Giỗ lành“. Trong
lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là
dịp để con cháu sum họp và tưởng nhớ người đã khuất .
Ngày
giỗ thường được duy trì đến năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố
được siêu thoát, nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào Kỳ Xuân
Tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên, cúng giỗ không nhất
thiết phải linh đình hay quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện lòng thành kính. Theo
truyền thống ý nghiã của các ngày giỗ:
Ngày Cáo Giỗ còn
được gọi là “Tiên Thường“ là ngày giỗ trước một ngày người quá cố qua đời.
Ngày Chính Giỗ còn
được gọi là “Chính Kỵ“ là ngày mất của người được giỗ. Nếu vận dụng đúng phong
tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải
cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
Hàng
ngàn năm người Việt vẫn ý thức việc thờ cúng tổ tiên là ghi nhớ nguồn gốc, bản
sắc văn hóa riêng, Đạo Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam, họ không thừa nhận
sự sùng bái tổ tiên, đã làm trái với luân lý và văn hóa bản xứ, nhưng theo nhà
truyền giáo Bá Đa Lộc việc thờ cúng tổ tiên phải được coi như việc tỏ tình kính
mến đối với người đã khuất nhưng.
“Giáo
luật Thiên chúa thời đó ngăn cấm tín đồ thờ cúng tổ tiên. ngày kỵ giỗ tưởng nhớ
ông bà, hay làm tang lễ cho thân nhân Giáo dân chỉ xin lễ tại nhà thờ, không
được làm lễ tại nhà? Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng truyền thống tình thần
xã hội của triều đình Việt nam. Nên không thể tránh được những mâu thuẫn.”
Sau
400 năm cuộc cách mạng từ Vaticano II là sự canh tân của Đức giáo hoàng Gioan
XXII năm 1958 ngài tuyên bố: „Chúng ta phải hiệp thông với nhau và chúng ta hãy
chấm dứt mọi bất hòa.... Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội cho chúng ta nhìn
ra được và công chúng nhìn vào được“. Bởi vậy Giáo Hội phải thay đổi cách
truyền bá Phúc âm phù hợp với dân tộc tính của các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam .
”Kể
từ đầu thập niên 60 Công Đồng Vaticano II Giáo hội Thiên chúa giáo La mã (Roma)
có những thay đổi để phù hợp với văn hóa các nước trên thế giới. Riêng tại Việt
nam giáo dân có thể thiết lập bàn thờ và tổ chức cúng kỵ ông bà cha mẹ tại
nhà.”
Giỗ
Tổ Hùng Vương trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, dù ở phương trời
nào, người Việt Nam
phải nhớ ngày giỗ Tổ, hướng về vùng đất cội nguồn. Điạ danh xã Hy Cương - Lâm
Thao - Phú Thọ, nơi nầy chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam .
Theo truyền thống đền Hùng Vương là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua
Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam . Ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng
năm là ngày Giỗ Tổ chung của cả nước, không ai có quyền thay đổi ngày Giỗ theo
truyền thống từ xưa đến nay. Năm 2013 giỗ tổ Hùng Vương vào thứ Sáu tháng 4
Dương lịch, trường hợp Cộng Đồng Người Việt hải ngoại không thể Giỗ đúng ngày
có thể tổ chức vào cuối tuần.
Người
Việt luôn ý thức cội nguồn dân tộc, để con cháu dòng máu Lạc Hồng, dù ở phương
trời nào cũng phải nhớ ngày Giỗ Tổ đúng ngày để duy trì văn hóa phong tục, ca
dao lưu truyền trong dân gian.
Dù ai
buôn bán nơi đâu,
Nhớ
ngày Giỗ Tổ rủ nhau ta về.
Dầu
ai buôn bán trăm nghề,
Tháng
ba, tế Tổ ta về cho đông.
Dù ai
đi ngược về xuôi
Nhớ
ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp
miền truyền mãi câu ca
Nước
non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Ai về
Phú Thọ cùng ta,
Vui
ngày Giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Lịch
ghi những ngày lễ trong năm, vậy chúng ta phải tôn trọng làm cho đúng, hoặc trể
vài ngày vào ngày thứ bảy, chủ nhật để những người đi làm việc có thể tham dự.
Tài
liệu tham khảo
- Việt
Nam văn hoá sử cương Đào Duy Anh
- Đất
lề Quê thói phong tục Việt Nam
(nhất thanh Vũ văn Khiếu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét