Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

bài so sánh khá hay về ông Mohamét và Chúa Giêsu


Posted: 23 Mar 2013 12:38 PM PDT
VRNs (24.03.2013) – Y-Jesus  - Điều gì khác nhau giữa Chúa Giêsu và Muhammad?
Mặc dù có một số điểm tương tự giữa Chúa Giêsu và Muhammad – như lãnh đạo tôn giáo vĩ đại và ảnh hưởng thế giới, nhưng có những điểm rất khác nhau. Đó là khác nhau về lời tuyên bố, tính cách, quyền phép, ủy thác, quyền năng và sứ điệp. Chúng ta hãy cùng điểm qua các điểm dị biệt này.
Tuyên bố khác nhau
Muhammad nói ông chỉ là một con người; Còn Đức Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Thật vậy, Muhammad chưa hề tuyên bố ông là gì khác hơn một con người, một tiên tri của Đấng Allah. Lời cầu nguyện của ông chứng tỏ điều này: “Lạy Thánh Allah! Con chỉ là một con người” (Ahmed, Musnad, Vol. 6, tr. 103).
Mặc dù Đức Giêsu là một con người, cũng cảm thấy đau đớn, đói, khát, mệt mỏi, và cũng bị cám dỗ như chúng ta, nhưng Đức Giêsu là Thiên Chúa, đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài được nói trước là sẽ làm người, Ngài và Chúa Cha luôn hiện hữu là MỘT Thiên Chúa, đồng sáng tạo vũ trụ.
Vài lý thuyết phổ thông, như The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci), cho rằng Giáo hội đã “phát minh” thần tính (divinity) của Chúa Giêsu, nhưng các chứng cớ lịch sử cho thấy các Kitô hữu đầu tiên đã tin rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người.
Kitô giáo không như vậy nếu các môn đệ của Chúa Giêsu không hoàn toàn tin Ngài là Thiên Chúa. Thuật ngữ “Con Thiên Chúa” (Son of God) không có nghĩa là “con ruột” (biological offspring, về phương diện sinh học) hoặc Chúa Giêsu “kém thua” Chúa Cha, mà chỉ phản ánh mối quan hệ lẫn nhau về tính thần thánh (godhead). Các chứng cớ đều cho thấy rõ rằng các môn đệ đã hoàn toàn tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
Tính cách khác nhau
Là một con người, Muhammad cũng phạm tội và chết như chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu tuyệt đối không có tội: “Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi? Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi?” (Ga 8:46). Ngay cả các kẻ thù của Ngài cũng không thể kết tội Ngài đã phá bỏ các Điều răn của Thiên Chúa. Còn Muhammad nhận mình cũng sai lầm, và xin Đấng Allah tha thứ 3 lần (Sura al-Ghafir 40:55; 47:19 al-Fath 48:2).
Quyền phép khác nhau
Muhammad chưa bao giờ làm một phép lạ nào (Qur’an 29:50), nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền phép đối với thiên nhiên và con người bằng cách làm rất nhiều phép lạ: Chữa người què, mù, câm, điếc, làm sóng yên biển lặng, làm cho người chết sống lại, hóa bánh ra nhiều, đuổi thần ô uế,…
Ủy thác khác nhau
Chúa Giêsu được các ngôn sứ tiên báo, còn Muhammad thì không. Muhammad không đưa ra các ủy thác nào ngoài sự tiết lộ (revelation). Gần 300 lời tiên tri trong Cựu ước với 61 chi tiết đặc biệt đã được Chúa Giêsu hoàn tất. Chỉ Thiên Chúa mới có thể ứng nghiệm đầy đủ từng chi tiết. Do đó, Chúa Giêsu đã phù hợp từng chi tiết. Thiên nhiệm của Chúa Giêsu được tiên báo bằng Lời Tiên Tri của Thiên Chúa.
Quyền năng khác nhau
Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã chứng tỏ thiên năng của Ngài, còn Muhammad đã chết và xương cốt vẫn ở ngôi mộ tại Medina. Mặt khác, Chúa Giêsu đã sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và đã được các lý hình xác nhận là Ngài đã tắt hơi thở. Cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài là các sự kiện lịch sử mà ngày nay người ta đã chứng minh cụ thể rõ ràng.
Sứ điệp khác nhau
Chúa Giêsu dạy yêu thương và dịu hiền, còn Muhammad dạy quy luật và phục tùng (submission). Muhammad dạy rằng chúng ta phải đạt được ơn cứu độ bằng cách trung thành với Ngũ Trụ Đức Tin Hồi Giáo (Islam’s Five Pillars of the Faith). Nói cách khác, ơn cứu độ của chúng ta tùy thuộc vào nỗ lực của chúng ta. Thậm chí người ta không bảo đảm được ơn tha thứ, và phải nhờ vào lòng thương xót của Đấng Allah để được tha thứ. Một số tín đồ Hồi giáo tin rằng kinh Koran (Qur’an) dạy phải tử đạo vì Đấng Allah thì sẽ được cứu độ và sẽ được thưởng công lên trời.
Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để thiết lập mối quan hệ với Ngài. Kế hoạch của Ngài là nuôi dưỡng chúng ta trong một thiên gia (heavenly family) với tư cách là những đứa con yêu dấu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta đã phản nghịch Ngài và phá bỏ luật luân lý của Ngài. Kinh thánh gọi đó là tội lỗi. Sự bất tuân chống lại Thiên Chúa như vậy cần phải xét xử. Các hành vi tốt của chúng ta, tiền bạc, hoặc lời cầu nguyện cũng không thể chuộc lại tội lỗi của mình.
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu và xót thương. Ngài đã “trả giá” cho chúng ta bằng chính giá máu của Đức Kitô qua cuộc khổ nạn đau thương và cái chết nhục nhã trên Thập giá. Thánh Phaolô nói: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2:1-5).
Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).
Chúa Giêsu dạy rằng ơn cứu độ là tặng phẩm phải được ấp ủ bằng việc tin vào chính Ngài, chứ không là những việc làm của chúng ta. Sự chọn lựa của chúng ta là CHẤP NHẬN hoặc TỪ KHƯỚC ơn tha thứ của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Y-Jesus.com)

 

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

bản tin SHDC số 142


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 142       &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - TUẦN THÁNH 24-3-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách I-sai-a      Is 50,4-7
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng
Bài đọc 2 : thư Phi-líp-phê    Pl 2,6-11
Đức Kitô đã tự khiêm tự hạ, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Người
Tin Mừng theo thánh Luca                   
Lc 22,15-23,56 Cuộc thương khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
II- Ý Lễ : bà Sanh T.Cai : lễ cho cha mẹ Phêrô-Maria * anh Phước -Hương gk 8 : lễ mừng bổn mạng * chị Quy gk 9 : lễ 100 ngày chồng Phêrô Sơn * chị Huyền gk 7 : lễ cho cha mẹ Giacôbê Maria / bình an và tạ ơn * 1 người : lễ cho CLH mồ côi và CLH * ô.Tuyển T.Bình : lễ cho Gioakim và 2 Lh Đaminh * anh Đậm : lễ cho Lh Gioan Batixita * ôb Đồng-Túc T.Xuân : lễ giỗ cha mẹ Phêrô-Maria * Curia Legio Tam Kỳ : lễ Bổn Mạng cha linh giám * anh Long Daklak : tạ ơn * chị Lệ (Vũ) gk 6 : tạ ơn 1 năm phép Rửa Tội, làm con Chúa * gđ Tùng-Phương gk 9 : lễ cho CLH thai nhi / lễ tạ ơn * gđ Trung-Thủy gk 7 : cầu bình an chữa bệnh
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 30-3 đến 5-4 : Giáo khóm 4
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo xứ La Nang chầu lượt. La nang là một giáo xứ kỳ cựu trước 1964, vì chiến tranh phải phân tán, nhập vào giáo xứ Vĩnh Điện. Đến năm 2008, được tái lập. Cha quản xứ hiện nay là Phêrô Nguyễn Đệ với 569 giáo dân. Không có nhà thờ họ lẻ. La nang thuộc xã Điện Phước, Điện Bàn, đi Phong Thử, đến đường sắt rẽ vào, vì Nhà Thờ ở bên đường sắt, giống như Tam Thành.
2- TUẦN THÁNH, TUẦN GẶP GỠ CHÚA GIÊSU
Đây là tuần đặc biệt nhất trong năm. Hội Thánh chia sẻ và đồng cảm với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, vì trong 3 ngày cuối cùng tuần thánh, Người xuất hiện như một tội nhân. Chúng ta dâng hy sinh nhiều hơn, góp vào cuộc thương khó của Người.
Chương trình những ngày tuần thánh như sau :
Thứ Hai - Ba - Tư tuần thánh : Thánh Lễ sáng lúc 5g00. Riêng tại Lý Trà, thứ Ba và tại Đoan Trai, thứ Tư, có Thánh Lễ chiều lúc 15g00.
Buổi chiều tối, lúc 19g00, cộng đoàn chúng ta ngắm lễ đèn  truyền thống, theo bảng phân công Tuần Thánh dán trên bảng thông báo.
TAM NHẬT VƯỢT QUA :
- Thứ Năm Tuần Thánh : buổi sáng, lúc 5g30, Thánh Lễ truyền Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng,
- Buổi chiều tối, lúc 19g00, Thánh Lễ Tiệc Ly, kính nhớ Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể, và rửa chân môn đệ. Sau Thánh Lễ, ruớc kiệu Thánh Thể sang nhà ngũ giác và chầu Thánh Thể đến nửa khuya, mỗi phiên nửa giờ, có sẵn bài chầu :
-          1-   Gk 9  + Gk Lý Trà + Đoan Trai + Trà Cai.   
-          2-   gk 8 + 5                                     
-          3-   gk 7 + 6 + Tam Xuân        
-          4-   gk 4 + 3                                     
-          5-   gk 1 + 2 + nhà xứ
- thứ Sáu 29-3, lúc 18g30 : Lễ nghi hôn chân, khởi đầu với việc đi đàng Thánh Gia trọng thể quanh Nhà Thờ
* NGÀY ĂN CHAY, đừng quên! Tiền hy sinh ăn chay được góp vào Quỹ Bác Ái thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
* Ngày của Kẻ Liệt : cha xứ  và thầy phó tế thăm bệnh nhân.
- Đàng Thánh Giá trọng thể bắt đầu lúc 18g30, quanh nhà thờ,  : Chặng 1 : anh Hùng gk 1 / chặng 2 : chị Phương (Châu) gk 2 / Chặng 3 : anh Sâm gk 3 / chặng 4 : chị Tâm (Huy) gk 4 / Chặng 5 : anh Viễn gk 5 / chặng 6 : chị Lệ (Vũ) gk 6 / Chặng 7 : anh Ý (Nga) gk 7 / Chăng 8 : chị Hoa (Đệ) gk 8 / Chặng 9 : anh Thu  (Tình) gk 9 / chặng 10 : chị Loan, Tam Xuân / Chặng 11 : anh Tú Ca đoàn / chặng 12 : chị Lài Legio / Chặng 13 : anh Đức TT HNhân / chặng 14 : chị Trang, giới trẻ / Chặng 15 : cha chủ sự
- Tối thứ Bảy 30-3 : đêm Vọng phục sinh : Lễ Thánh Thủy lúc 19g00, ngoài sân nhà thờ. Rửa tội tân tòng.
bài 1 : cô Trân giới trẻ / bài 2 : thầy Tiên, giáo lý viên / bài 3 : thầy Đề, giáo lý viên / bài Thánh Thư : anh Tuấn giới trẻ.
công bố Tin Mừng Phục Sinh : thầy phó tế.    Lời cầu : 1 tân tòng
          3- Chúa Nhật Phục Sinh : Một Thánh Lễ lúc 7g00. không có lễ chiều. Tại Chu Lai, Thánh Lễ lúc 16g00.
4-  góp quỹ Bác Ái giáo xứ : anh Vịnh giới trẻ :200.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Tuần Thánh : giới thiệu ngắm kinh một số nơi


Các bạn Tam Kỳ thân mến,
Tuần Thánh đang đến với chúng ta. Ở một số nơi có truyền thống nguyện ngắm rất hay, vừa là dấu hiệu hội nhập văn hóa, vừa đi sâu vào lòng người, giúp tạo một nền tảng sống đạo.
Mời bạn, nếu có thời giờ thì nên xem bài viết và những clip video dưới đây, do anh Trần thanh Việt, con bà cụ Chiêu cung cấp cho, để nhiểu thêm về truyền thống sống đạo. Giáo Phận chúng ta thuộc truyền thống thừa sai Ba-lê, không quen với các hình thức trên, vì thế khô khan, và khi nghe ngắm thì cười chê. Nhưng không phải thế đâu. Đó chính là nét văn hóa dân tộc đã được hội nhập vào niềm tin Kitô giáo, và nhờ đ1, người ta không thể nói rằng đạo công giáo là đạo của tây.
 .............

Anh Cường mến

Sáng nay vào trang web của GP Thanh Hóa tình cờ đọc được tin : 


Gởi anh bài viết "Phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam"  và video những cuộc "thi ngắm đứng" năm ngoái.

Một văn hóa quý của tôn giáo VN còn được bảo tồn ở các nhà thờ miền Bắc trong mùa Chay.

Nếu bận thì mời anh xem một video trước :

"Chung kết ngẫm thứ 5" : http://www.youtube.com/watch?v=KTPH8MZhsDQ

Sau đó click vào đây để xem tiếp.



Phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam (Văn Hoá - Phong Tục)



Nhân dịp Giáo Phận Thanh Hóa tổ chức thi ngắm 15 Sự Thương Khó giữa các giáo xứ, chúng tôi viết bài này nhằm mục đích giúp các bạn trẻ, nhất là những người ở hải ngoại, biết về một nghi thức phụng vụ đã được Việt hóa ngay từ thời cha Đắc Lộ. Nội dung bài này sẽ tìm hiểu Ngắm là gì? Có bao nhiêu loại Ngắm ? Và cuối cùng là phần nhận xét về phong tục Ngắm.
I. Định Nghiã Từ Ngắm 吟:

Ngắm là từ Nôm lấy dạng từ Ngâm 吟 trong Hán Việt, có nghĩa là nhìn kỹ, gẫm suy. Ngắm cũng có âm khác là Ngẫm. Miền Bắc dùng từ Ngắm, miền Nam dùng từ Ngẫm hay Gẫm. Tất cả đều có nghĩa là suy nghĩ kỹ. Từ Ngâm trong Hán Việt có nghĩa là đọc chậm, giọng ngân nga như ngâm thơ, ngâm vịnh. Do vậy từ Ngắm xuất phát từ từ Ngâm cũng có nghĩa là vừa ngắm nhìn vừa ngân nga. Ý nghiã này thể hiện rất rõ nét trong trong các nghi thức Ngắm của người Công Giáo Việt Nam

II. Các Loại Ngắm:

Kinh sách Công Giáo Việt Nam dùng nhiều từ Ngắm: Nguyện Ngắm, Ngắm Bẩy Sự, Ngắm Đàng Thánh Giá, Ngắm Lễ, Ngắm Đứng, Ngắm 15 Sự Thương Khó, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài. Ngắm Đàng Thánh Giá. Tuy nhiên có ba loại ngắm chính là Ngắm Lễ, Ngắm 15 Sự Thương Khó và Ngắm Đàng Thánh Giá. Riêng Ngắm Đàng Thánh Giá thì trên thế giới nơi nào cũng có nên chúng tôi chỉ nghiên cứu tập tục Ngắm Lễ và Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu là hai loại ngắm đặc thù của Công Giáo Việt Nam. Ngoài ra trong bài này chúng tôi cũng trình bày một số loại ngắm không được phổ thông lắm: Đó là Ngắm Rằng, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài, Ngắm Dấu Đanh diễn ra trong tuần thánh tại các xứ đạo lớn ở miền Bắc Việt Nam.


1. Ngắm Lễ:
 Trước Công Đồng Vatican II, thánh lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh. Khi Linh Mục cử hành thánh lễ, các cô học trò đọc những lời diễn giải ý nghiã nghi thức đó. Vì đọc theo cung giong ngân nga nên gọi là Ngắm Lễ. Ví dụ, khi Linh Mục đọc kinh Tin Kính, các cô học trò ngắm như sau:

“Thầy đọc kinh tin kính: Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu, tôi tin thật những điều Chúa Giêsu đã truyền cho Hội Thánh. Tôi sẵn lòng đổ máu tôi ra mà làm chứng. Tôi hợp một ý cùng thầy cả mà xưng ra tôi tin kính Chúa tôi cùng tin những lời Hội Thánh dậy, dù sống chết thì hợp một ý cùng Hội Thánh mà tin cho vững bền như là vậy”

Cung giọng ngắm lễ thì ngân nga trầm bổng và để có thể ngân nga, người ta thêm các âm í i/ í ì/ ì i ì/. Ví dụ phần nhập lễ, các cô học trò ngân nga như sau: Lậy I Chúa tôi Í, I.- Bao nhiêu lễ Ê làm ÀM ngày AY hôm nay Í I.- Khắp cả A VÀ À thiên hạ Í I. – Thì Ì xin dâng cho Chúa Í I. v. v… Cung giọng ngắm lễ mùa Vui hay mùa Mừng, khác cung giọng mùa Thương. Mùa Vui là mùa Sinh Nhật, Mùa Hiện Xuống. Mùa Mừng là mùa Phục Sinh. Ba mùa này cung giọng bớt thảm não ngân nga hơn Mùa Thương tức mùa Chay Thánh. Ngắm lễ không có bài bản ghi dấu nốt nhạc nhất định, chỉ được bà quản dậy thế nào, các cô học trò ngắm như vậy. Họ học thuộc lòng không cần mở sách nên cung giọng rất đều. Ngày nay phong tục ngắm lễ đã biến mất. Chúng tôi ghi lại đây nét đại cương như một tài liệu văn hóa Công Giáo cần được nghiên cứu đầy đủ để bổ túc cho việc nghiên cứu lịch sử thánh ca Việt Nam vì ngắm lễ chính là một thứ “dân ca tôn giáo Việt Nam”.

2. Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu: Ngắm được diễn ra trong tuần thánh, là nghi thức phụng vụ giúp giáo dân suy nghĩ về cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế. Ngắm 15 Sự Thương Khó còn gọi là Ngắm Đứng vì người đọc đứng trước bàn thờ, trước cung thánh ngân nga những lời suy niệm.

Tác giả các bài Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu là cha Alexandre de Rhodes. Cha viết trong Lịch Sử Đàng Ngoài như sau: “Để cho họ khỏi bị thiệt thòi, thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm thương khó làm 15 đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong 15 sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong 15 ngọn nến sáng theo tục lệ trong giáo hội Roma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng thương mến những thống khổ và cái chết của Chúa Cứu Thế, người lân cận cũng đến nghe.”

Trước năm 1954 nghi lễ ngắm 15 Sự Thương Khó được tổ chức vào các ngày Thứ Tư, Năm, Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong các ngày này, giáo xứ bừng lên một không khí sống đạo náo nhiệt, mọi người trong gia đình thay nhau đến nhà thờ dự nghi thức phụng vụ tuần thánh. Tại các giáo xứ miền Bắc, nghi thức diễn ra như sau:

Người ta đặt một cái bàn phủ khăn trắng ở vị trí chỗ giáo dân lên rước lễ trong nhà thờ. Sau bàn là một vì kèo gọi là kèo ngắm cao độ 3 hay 4m trên đó cắm 15 ngọn nến tượng trưng cho 15 ngắm sự thương khó. Sau mỗi ngắm, người ta tắt đi một ngọn nến. Trên bàn có đặt cây thánh giá nhỏ được che màn trắng, hai bên có hai cây nến. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh giáo dân tham dự ngắm đội tang trắng để tưởng nhớ ngày Chúa chêt. Sở dĩ dùng màu trắng vì theo phong tục Á Đông, màu trắng là màu tang chế, ngược lại với Tây Phương màu đen là màu tang chế. Trước thánh giá người ta đặt một kệ nhỏ để sách ngắm, có hai cây nến để hai bên. Ngày xưa sách ngắm thường là sách viết tay bằng chữ nôm hay chữ quốc ngữ.

Vào khoảng kinh kính mừng thứ 8, bồi tế gõ mõ ra lệnh, trống khẩu đáp lại, đoàn rước từ cuối nhà thờ rước viên chức tiến lên bàn ngắm. Dẫn đầu đoàn rước là người cầm trống khẩu vừa đi vừa điểm 3 tiếng trống: hai nhặt, một khoan. Sau đó đến 4 hay 6 người cầm bát bảo và hai bồi tế chia làm hai hàng đi lên. Trong khi đó hội bát âm ở cuối nhà thờ cử hành những bản nhạc cổ truyền. Viên chức lên ngắm thường mặc áo thụng màu thanh thiên, đầu đội khăn xếp, chân đi hài. Đến bàn ngắm, thì giáo dân đã đọc xong 10 kinh, bồi tế gõ mõ, hai bồi tế và viên chức ngắm bái qùy. Một hồi chiêng trống và nhịp trắc nổi lên, viên chức bắt đầu ngắm. Trong lúc ngắm người cầm trống khẩu đệm nhẹ ba tiếng: hai nhặt một khoan. Cách đệm trống này trong ngôn ngữ hát chầu gọi là chầu ấm đám. Ngắm xong, hội bát âm, chiêng trống và đội đánh trắc, ở cuối nhà thờ nổi lên một hồi, bồi tế gõ mõ, đoàn rước bái qùy và rước viên chức ngắm xuống cuối nhà thờ. Giáo dân lại đọc 10 kinh kính mừng. Chú giúp lễ tắt một ngọn nến trên vì kèo ngắm. Đến kinh thứ 8 đoàn rước lại rước viên chức khác lên ngắm. Ngày xưa chỉ có đàn ông được để cử lên ngắm và coi đó là một vinh dự nên hàng xứ thường chia 15 ngắm cho các chức việc, các hội đoàn, các người có công lao hay danh vọng trong giáo xứ.. Trước năm 1954 nhiều ông không biết chữ, nhưng thuộc lòng một số ngắm, do vậy bài ngắm vẫn diễn ra một cách trôi chảy. Sau mỗi phiên ngắm, giáo dân có tục lệ phẩm bình, chấm điểm các người lên ngắm xem ông nào ngắm hay. Vì nguyên nhân này mà trong các xứ đạo ngày xưa có tục thi Ngắm Nhân Tài.

Về cung giọng ngắm, giáo dân Bắc Trung Nam có giọng ngân nga khác nhau. Riêng tại các giáo phận mà từ ngữ chuyên môn gọi là các điạ phận Dòng như Bùi Chu, Bắc Ninh có giọng ngắm khác với giọng ngắm của các địa phận Hà Nội, Phát Diệm, Thanh Hóa là các địa phận thuộc Hội Thừa Sai Paris. Điểm cần ghi nhớ là chỉ có cung giọng là khác còn nội dung ngắm đều giống nhau.

Về nội dung các bài ngắm, nói chung, tất cả đều đúng với Kinh Thánh, nhưng vì muốn giáo dân thương cảm và xúc động trước cảnh Chúa Giêsu chịu nạn nên tác giả của 15 Ngắm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu đã dùng nhiều từ ngữ “quá đáng” hoặc tài liệu không có chứng liệu trong kinh thánh. Vị dụ ngắm thứ sáu viết: “Bấy giờ nó nó lột áo ra, liền trói chân tay vào cột đá, đoạn lấy chà gai cùng dây gia và lòi tói sắt đánh cả và mình Đức Chúa Giêsu dư 5000 nghìn đòn cho nên nát hết thịt ra, xem thấy xương chẳng còn nơi đâu lành, mặt mũi chẳng còn hình tượng người như trước nữa.”

Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, sau nghi thức ngắm 15 Sự Thương Khó, nhiều giáo xứ còn diễn lại nghi thức Tháo Đinh, Táng Xác Đức Chúa Giêsu. Trong nghi thức này có một loại kinh nguyện mà đặc ngữ chuyên môn gọi là “Đọc Đoạn” và “Than Mồ. Nội dung và cung giọng của Đọc Đoạn và Than Mồ cũng nhằm diễn tả sự đau thương của Chúa chịu chết vì nhân loại. Sau khi tháo đinh, tượng Chúa Giêsu được đặt trong quan tài và giáo dân kiệu đi quanh nhà thờ rồi táng trong Mồ Thánh là một hang núi nhân tạo làm bằng giấy đen. Xác Chúa nằm trong mồ thánh được giáo dân thay nhau đến kính viếng.

3. Ngắm Nhân Tài:
 Ngắm thi. Ở miền Bắc trước năm 1954, một số giáo xứ lớn có phong tục thi ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu để xem ai, họ nào có người ngắm hay nhất. Ngắm Nhân Tài diễn ra vào ba ngày cuối của tuần thánh, nhưng lồng vào đó tinh thần thi đua. Trong khi ngắm có vị giám khảo cầm trống chầu. Viên chức ngân nga hay, giám khảo điểm trống khen thưởng, nếu ngắm sai, phạm các lỗi như không cúi đầu, không bái gối khi đọc tới danh thánh Chúa Giêsu, giám khảo gõ ra tang trống. Nguyên tắc này giống nguyên tắc cầm chầu trong các phiên chầu hát tại các đình làng ngày xưa. Ngày nay, lễ nghi ngắm 15 sự thương khó đã đơn giản nhiều, nhất là ở hải ngoại, không còn ngắm nhân tài nữa và các bà cũng lên ngắm. Người lên ngắm chỉ mặc áo trắng, đội khăn tang. Cung giọng cũng bớt ngân nga và không còn đội chiêng, trống, trắc làm cho sinh hoạt giáo xứ rộn lên trong Tuần Thánh.

4. Ngắm Dấu Đanh: Trong các xứ đạo ngày xưa, vào hồi 10 giờ sáng thứ Tư tuần thánh, giáo dân đến nhà thờ Ngắm Năm Dấu Đanh. Gọi là Ngắm 5 Dấu Đanh vì đó là 5 bài suy niệm ngắn về năm dấu đanh trên thân xác Chúa Giêsu. Cách ngắm và cung giọng cũng gần giống như ngắm 15 Sự Thương Khó nhưng bớt ngân nga hơn. Theo tục lệ, ngắm thứ nhất thường dành cho thầy giúp xứ, còn 4 ngắm kia được phân chia cho giáo dân. Sau đây là phần dẫn nhập và nội dung ngắm thứ nhất trong Ngắm Năm Dấu Đanh:

Phép lần hạt năm dấu thánh Đức Chúa Giêsu ba mươi kinh Lậy Cha cùng năm kinh Kính Mừng chia ra làm sáu phần. Thứ nhất thì ngằm: Khi quân dữ bắt chân tả Đức Chúa Giêsu vào Thánh Giá mà đóng đanh sắt bằng mũi đau đớn lắm, máu chảy xuống dòng dòng. Khi ngắm sự ấy thì nguyện năm kinh Lậy Cha, lậy ơn Đức Chúa Giêsuchịu đóng đanh chân tảvì chúng tôi đi đàng trái, cùng nguyện một kinh Kính Mừng thương Đức Mẹ đau đớn trong lòng, như phải đóng đanh vậy. Xin cho chúng tôi chừa đi đàng trái, là chớ làm tội lỗi mất lòng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

5. Ngắm Nhân Sao: Trong Tuần Thánh, sau khi ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, nhiều giáo xứ còn có nghi thức Ngắm Nhân Sao hay còn gọi là Hỏi Nhân Sao. Ngắm Nhân Sao là tìm hiểu tại sao linh hồn Chúa Giêsu chịu mọi sự thương khó. Gọi là Nhân Sao hay Hỏi Nhân Sao vì khi ngắm, giáo dân chia làm hai bè. Một bên hỏi lý do mà từ ngữ cổ gọi là Nhân Sao, một bên trả lời lý do. Sau đây là là câu đầu tiên của Ngắm Nhân Sao:

Bên hỏi: Nhân Sao Đức Chúa Giêsu chịu thằng Giuda bán?

Bên thưa: Ta chịu bán cho được chuộc tội con.

Bên hỏi: Nhân sao Đức Chúa Giêsu cầu nguyện lâu làm vậy?

Bên thưa: Ta cầu cùng Đức Chúa Cha kẻo qưở phạt con…

6. Ngắm Rằng: Trong các xứ đạo ngày xưa, vào hồi 10 giờ sáng thứ Tư và thứ Sáu tuần thánh, giáo dân đến nhà thờ ngắm. Thứ Tư Ngắm Năm Dấu Đanh, thứ Sáu Ngắm Rằng. Hai loại ngắm này có sự liên hệ. Ngắm Dấu Đanh mô tả vắn tắt về suy niệm các dấu đanh, Ngắm Rằng là quảng diễn sự suy niệm cách rộng rãi hơn. Do vậy nhiều đoạn văn trong Ngắm Dấu Đanh được lập lại trong Ngắm Rằng. Gọi là Ngắm Rằng vì câu đầu trong phần suy niêm được bắt đầu bằng chữ Ngắm Rằng. Sau đây là phần đầu của Ngắm Rằng:

Phép lần hạt năm dấu thánh Đức Chúa Giêsu ba mươi kinh Lậy Cha cùng năm kinh Kính Mừng chia ra làm sáu phần. Thứ nhất thì ngắm: Khi quân dữ bắt chân tả Đức Chúa Giêsu vào Thánh Giá mà đóng đanh sắt bằng mũi đau đớn lắm, máu chảy xuống dòng dòng. Ngắm Rằng Đức Chúa Giêsu là con thật Đức Chúa Trời….

Cung giọng Ngắm Rằng giống Ngắm Năm Dấu Đanh đều không ngân nga dài dòng như Ngắm 15 Sự Thương Khó, chỉ ngâm một chút ở cuối câu.

III. Nghĩ về phong tục ngắm:


Khi nghiên cứu về các nghi thức phụng vụ của Công Giáo Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không mấy sợ bị sai lầm rằng, ngay từ thời cha Đắc Lộ, các nhà thừa sai đã cố gắng áp dụng tinh thần hội nhập văn hóa. Các ngài đã lồng nghi thức phụng vụ vào văn hóa Việt Nam mà cụ thể là phong tục ngắm đứng. Nếu tôn giáo dân gian diễn ra tại đình làng có nghi thức Hèm tức nghi thức diễn lại thần tích của vị Thành Hoàng thì người Công Giáo Việt Nam cũng có nghi thức diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa qua nghi thức Ngắm, Tháo Đinh, Táng Xác. Như vậy lập luận xưa kia cho rằng theo đạo là chối bỏ văn hóa dân tộc là một kết án thiếu căn bản.



Rồi khi so sánh với Công Giáo Âu Châu và Công Giáo Việt Nam, lại có một số vị đã phát biểu rằng người Công Giáo Việt Nam giữ đạo không có chiều sâu, nông cạn, vụ hình thức, nặng về tình cảm hơn lý trí, mà cụ thể là các nghi thức phụng vụ rềnh rang, ồn ào như ngắm, rước kiệu, dâng hoa, v.v.

Người viết bài này suy nghĩ rất nhiều về nhận định trên và tự hỏi liệu giáo dân với cung cách sống đạo ồn ào, nặng phần kinh sách, bề ngoài, thì đức tin của họ có kiên vững không?

Sau khi quan sát đời sống đạo của giáo dân Âu Mỹ trong hơn 30 năm, tôi nhận thấy lời phê bình và kết án trên là hoàn toàn không có căn cứ vì thực tại lịch sử đã bác bỏ luận cứ này. Bằng chứng hùng hồn nhất là sức sống của Giáo Hội Công Giáo hiện nay là ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Châu La Tinh chứ không phải Âu Châu. Châu Á và Châu Phi đang gửi các nhà truyền giáo đi khắp nơi trên thế giới. Tòa Thánh Vatican đã nói tới việc Âu Châu cần phải được tái truyền giáo. Theo thiển ý chúng tôi, chính những hình thức bị lên án là rềnh rang, nặng tình cảm, vụ hình thức đã là phương tiện giúp củng cố đức tin người Công Giáo Việt.

Quan sát đời sống đạo hiện nay của giáo dân Thanh Hóa, Phát Diệm, Bắc Ninh, Bùi Chu, v.v.. không ai có thể dám nói là đức tin của họ thiếu kiên vững. Trong hơn nửa thế kỷ qua, dù gặp bao nhiêu gian nan, khó khăn nhưng tinh thần sống đạo của họ vẫn kiên vững, vẫn đáng nêu gương.

Một bằng chứng khác là đối với người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại, vì được thừa kế truyền thống của cha ông nên họ đã được nhiều vị Hồng Y, Giám Mục điạ phương nhiệt liệt ca ngợi. Nhiều Giám Mục Mỹ đã nói với các vị Giám Mục Việt Nam rằng “Giáo dân Việt Nam là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ.”

Giáo phận Thanh Hóa tổ chức cuộc thi ngắm không chỉ là làm sống lại nét văn hóa Công Giáo Việt, mà chủ yếu là khơi dậy tâm tình thống hối trong mùa chay để giáo dân có dịp soi chiếu đời mình trong tuần thánh.


Nguyễn Long Thao

Nguồn: danchua.eu

YouTube - Video từ email này

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

vài bài viết, trích đăng về Đức Tân Giáo Hoàng


Lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô

Thứ Năm, 14 tháng Ba năm 2013 23:40
Tác Giả: LM Trần Công Nghị

 
Cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh đã cho biết rằng Thánh Lễ đăng quang Ngài Tòa Thánh Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được tổ chức vào ngày 19.3,2013 ngày lễ kính Thánh Giuse, lúc 09:30 sáng, giờ Roma.


Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Thánh Lễ kết thúc Cơ Mật Viện sẽ cử hành lúc 17:00 chiều thứ Năm trong Nhà nguyện Sistine. 

Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine. 

Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng.
 Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo. 

Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.

Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.

Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).

Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. 
Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội. 

Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". 
Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội". 

Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự
 ==

Tân Giáo hoàng sẽ nhìn về hướng nào?

Thứ Năm, 14 tháng Ba năm 2013 21:26
Tác Giả: Đoàn Xuân Lộc

Trái ngược với nhiều dự đoán, Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo Hoàng và Ngài chọn danh hiệu Francis I, hay Phanxicô Đệ Nhất.

Đức Tân Giáo hoàng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt gốc Ý.

Ngài gia nhập dòng Tên năm 1958, thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi và làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973.
 Năm 1998 Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Buenos Aires và ba năm đó, Ngài được thăng hồng y.

Như vậy Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên. 
Ngài cũng là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên hơn 1000 năm, Giáo hội Công giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu. 
Hơn nữa, cũng là lần đầu tiên có một Giáo hoàng đến từ các nước đang phát triển.

Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên chọn danh hiệu Francis.
 Trong Giáo hội có hai vị thánh lớn mang tên Francis. Một là Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên và người kia là Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Khăn), người sáng lập Dòng Anh em Hèn mọn.

Chính những cái ‘nhất’ này của Ngài sẽ làm cho triều đại Giáo hoàng của Ngài mang nhiều biểu tượng và có thể nói rất thích hợp – cũng như diễn tả được – hoàn cảnh mới của thế giới và sứ vụ của Giáo hội.

Đối với Giáo hội Công giáo, dù người được bầu làm Giáo hoàng đến từ châu Âu hay Bắc Mỹ, hoặc bất cứ một châu lục nào người ấy cũng sẽ là vị lãnh đạo tinh thần, là vị chủ chăn của toàn Giáo hội.

Nhưng với số giáo dân tại các nước châu Âu giảm trong khi đó con số giáo dân tại nước đang phát triển – trong đó có Nam Mỹ, như Brazil và Argentina – càng tăng, việc có một vị Giáo hoàng đến từ một nước đang phát triển sẽ giúp Giáo hội sống và loan báo chứng Tin mừng một cách thiết thực hơn.

Một trong những sứ vụ quan trọng của Giáo hội đó là bênh vực người nghèo, mang niềm vui đến cho những người cùng cực, thiếu thốn, nâng đỡ những người bị bỏ rơi, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.

Có một vị Giáo hoàng đến từ một đất nước đang phát triển như Argentina chắc chắn sẽ giúp Giáo hội chu toàn sứ vụ đó tốt hơn.

Lối sống đơn sơ

    "Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác"

Và có thể nói hơn ai hết, Đức Tân Giáo hoàng là hiện thân cho sứ vụ đó và có thể đó cũng là một lý do quan trọng làm các hồng y bầu chọn Ngài lên ngôi Giáo hoàng.

Đúng vậy, Ngài là một người đơn sơ và rất gần với người nghèo. Khi làm Tổng Giám mục Buenos Aires, thay vì đi xe hơi hay để tài xế chở đi, Ngài tự lấy xe bus khi đi làm công việc mục vụ hay viếng thăm người nghèo.

Ngài cũng chọn sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn cho mình thay vì sống trong một dinh thự dành khang trang được dành cho Ngài.

Được biết khi Ngài được tấn phong hồng y có hàng trăm người Argentina muốn tới Roma để cùng chia vui với Ngài. 
Nhưng Ngài đã thuyết phục đừng họ đi và dành số tiền mua vé máy bay ấy cho người nghèo.

Cũng vì luôn đứng về phía người nghèo và luôn bảo vệ công lý, chống lại bất công, bất bình đẳng trong xã hội, Ngài không ngại lên tiếng chỉ trích những điều bất công, phi lý.

Theo một bài viết của Mark Rice-Oxley trên nhật báo The Guardian tại Anh, hôm 13/03, năm 2009, Ngài đã chỉ trích chính phủ của Tổng thống Ernesto Kirchner, chồng của Tổng thống hiện tại của Argentina là Cristina Fernández de Kirchner, là xấu xa và bất chính khi để bất bình đẳng tại nước này gia tăng, vì theo Ngài nhân quyền bị vi phạm không chỉ bởi đàn áp mà còn bởi những cơ cấu kinh tế bất công.

Theo bài viết trên La Croix, đấu tranh chống nghèo đói là một trong những cuộc tranh đấu của Ngài vì Ngài coi nghèo đói là một sự vi phạm nhân quyền. 
Cũng theo bài viết này, trong một đất nước mà đối lập hầu như không tồn tại, Ngài thực sự là tiếng nói duy nhất dám đương đầu với vợ chồng Tổng thống Kirchner – người mà Ngài không ngừng chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.



Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt là cơ sở lớn nhất của Dòng Tên tại Việt Nam


 
Lên tiếng ngay sau khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng, Tổng Giám mục Justin Welby, người đấng đầu Giáo hội Anh giáo, đã nói rắng Đức Giáo hoàng Francis là một mục tử nhân hậu và nổi tiếng là một người luôn dấn thân phục vụ, đấu tranh cho người nghèo ở Nam Mỹ.

Với việc Ngài luôn đứng về phía người nghèo, dám lên tiếng bênh vực họ cũng như chỉ trích chính quyền độc đoán, những bất công trong xã hội, chắc chắn dưới triều đại Ngài Giáo hội sẽ lên tiếng và dấn thân nhiều trong việc xây dựng một xã hội, thế giới bình đẳng, bác ái và huynh đệ hơn.

Được biết, Năm 2001, khi tới thăm một bệnh viện tại Thủ đô Buenos Aires, Ngài đã làm các bác sỹ, y tá ngạc nhiên khi Ngài xin họ nước để rửa chân cho 12 bệnh nhân SIDA và hôn lên chân họ. Cùng lúc đó, Ngài nói với các ký giả có mặt rằng xã hội đang quên những người nghèo và bệnh tật.

Theo Đức Hồng y Cardinal Cormac Murphy-O’Connor, cựu TGM Westminster, Anh quốc, “Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác. Chính cái danh hiệu của Ngài nói lên điều đó”.

Ngay trong lần đầu tiên xuất hiện trên cương vị Giáo hoàng, Ngài đã mời tất cả những ai có mặt tại Đền thờ và Quảng trường Thánh Phêrô cũng cầu nguyện với Ngài, cho Ngài, cho Đức Giáo hoàng Benedict XVI, cho Giáo hội và thế giới.

Ngài nói: “Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài [ĐGH Benedict]. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn”.

Và giờ trước khi ban phép lành cho con chiên của mình cũng như tất cả mọi người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài đã xin mọi người cầu xin Chúa ban phép lành Ngài và cầu nguyện cho Ngài trong im lặng.

Thời gian qua, Giáo hội phải đối diện với không ít những thách đố. Để giúp vượt qua những sóng gió này, hơn bao giờ hết Giáo hội cần có một vị chủ chăn khiêm nhường, thánh thiện như Ngài.

Ảnh hưởng Á châu


Dòng Tên là một dòng trí thức nổi tiếng thế giới và đã sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac hay Karl Rhaner. Và cũng nhờ thừa hưởng được truyền thống, di sản đó Đức Giáo hoàng Francis I là một nhà trí thức có tư tưởng tương đối độc lập.

Đây cũng là một điểm nổi bật khác nơi Ngài.

Điều này sẽ giúp Ngài mạnh dạn đưa ra những đường hướng mục vụ mới, những thay đổi lớn để nhờ đó Giáo hội có thể sống và loan báo Tin Mừng một cách thiết thực hơn, hữu hiệu hơn.

Việc lần đầu tiên một tu sỹ dòng Tên được bầu làm Giáo hoàng chắc chắn cũng sẽ có không ít tác động đến các nước Á châu, như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ – những quốc gia chịu không ít sự ảnh hưởng của các tu sỹ Dòng Tên.

    "Chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn"

Các tu sỹ Dòng Tên người Pháp hay Tây Ban Nhà là những vị thừa sai đầu đến truyền đạo tại Á châu. Trong đó có Thánh Francis Xavier, người được biết đến như là một nhà truyền giáo lừng danh, đã tới châu Á truyền đạo đầu giữa thế kỷ 16.

Với Việt Nam, không chỉ người Công giáo mà nhiều người khác còn biết đến một tu sỹ dòng Tên khác đó là linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn được gọi là cha Đắc Lộ) vì ngài là người đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành chữ Quốc ngữ.

Việc Giáo hội Công giáo được hình thành và phát triển như ngày hôm nay tại các nước Á châu phần lớn nhờ sự đóng góp của các tu sỹ Dòng Tên. 

Tại những nước như Ấn Độ, Dòng Tên có rất nhiều hoạt động và ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Tại Việt Nam, trước 1975, các tu sỹ Dòng Tên cũng tham gia nhiều sinh hoạt, sứ vụ như giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt và tại các đại học khác hay hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội.

Sau biến cố 1975, các hoạt động của Dòng bị giới hạn rất nhiều và chỉ được bắt đầu hồi sinh từ năm 1991.

Với việc Đức Giáo hoàng Francis I là một người đến từ Argentina – một nước có điều kiện kinh tế xã hội, chính trị gần giống với các nước châu Á – và là một tu sỹ Dòng Tên, một dòng tu có nhiều liên hệ với sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội tại châu lục này, chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn giới triều đại của Ngài.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một người Công giáo hiện sống tại Anh.
==

Tân Giáo hoàng có bằng thạc sĩ hóa học trước khi đi tu

  • Thứ Năm, 14 tháng Ba năm 2013 21:08
Tác Giả: Minh Long
Đức Thánh cha Francis từng lấy bằng thạc sĩ hóa học trước khi quyết định trở thành một thầy tu. 

Hồng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục Buenos Aires, được 115 người đồng cấp bầu làm giáo hoàng vào tối 13/3. Một trong những điểm thú vị về vị tân giáo hoàng là ông từng được đào tạo để trở thành nhà hóa học.
Theo Catholic Herald, một báo tại Anh, Giáo hoàng Francis chào đời tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào ngày 17/12/1936.
Ông học và lấy bằng thạc sĩ hóa học tại Đại học Buenos Aires, Argentina. Nhưng sau đó ông quyết định trở thành một tu sĩ nên đã tới một tu viện Villa Devoto (thuộc dòng Tên) để học.
Rời tu viện, Bergoglio học hội họa tự do tại thành phố Santiago, Chile vào năm 1960 và lấy bằng cử nhân triết học tại Đại học Công giáo Buenos Aires.
Trong khoảng thời gian từ năm 1964 tới 1965, ông giảng dạy văn học và tâm lý tại trường phổ thông trung học Inmaculada, tỉnh Santa Fe.
Vào năm 1966 ông dạy hai môn này tại trường cao đẳng Salvador danh tiếng tại Buenos Aires.
Một năm sau, ông tiếp tục nghiên cứu thần học và được thụ phong linh mục vào năm 1969.
Khi liệt kê danh sách những ứng cử viên có thể kế nhiệm cố giáo hoàng John Paul vào năm 2005, báo National Catholic Reporter bình luận về hồng y Jorge Mario Bergoglio như sau:
"Được đào tạo để trở thành nhà hóa học, trở thành linh mục ở tuổi 32 và giữ chức tổng giám mục vào năm 1998, Bergoglio là một thầy tu dòng Tên nên ông có thể một lựa chọn bất thường và gây tranh cãi cho ngôi vị giáo hoàng".
Không chỉ am hiểu nhiều lĩnh vực, Giáo hoàng Francis còn thông thạo nhiều ngôn ngữ. Ông có thể nói thành thạo tiếng Italy, Đức và Tây Ban Nha.

SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 141        &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY 17-03-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách I-sai-a                                           Is 43,16-21
Này Ta sắp làm một việc mới, Ta sẽ cho Dân Ta được giải thoát
Bài đọc 2 : thư Phi-líp-phê                                   Pl 3,8-14
Vì Đức Kitô, tôi đành mất hết, để được nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người
Bài Tin Mừng theo thánh Gioa                            Ga 8,1-11
Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi
II- Ý Lễ : bà Nguyện Lý Trà : lễ 50 ngày cho chồng Mac-cô * bà Tám gk 7 : lễ cầu như ý * gđ Đức-Nhượng gk 1 : lễ bình an và cầu cho công việc * chị Hoa (Lợi) gk 9 : lễ cho Lh Phaolô * chị Lan T.Xuân : lễ giỗ cha Phêrô * 1 người : lễ cho Lh mồ côi và CLH * chị Tuyết (Sang) gk 1 : lễ tạ ơn *bà Hồng Phi gk 6 : lễ bình an / lễ cho ÔBNn và CLH mồ côi * cộng đoàn Trà Cai : lễ thánh Giuse, mừng bổn mạng * ô Thảo T.Bình : lễ cho Đaminh-Maria, Batôlô-mêô và Catarina * gđ Nhung-Nghĩa gk 6 : lễ giáp năm cha Phêrô Soạn và các con, cùng BNLH * ôb Phát-Hồng gk 7 : lễ cho Mađalêna và Gioan Baotixita / lễ cho mẹ Maria Chính và bình an * bà Loan gk 1 : lễ bình an * gđ Tâm-Hà gk 7 : lễ cho ÔBCM và CLH thai nhi * gđ Chung-Dung gk1 : lễ giáp năm con Giacôbê Đạt và cho ÔBTT*
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 23-3 đến 29-3 : Giáo khóm 3
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo xứ An Sơn chầu lượt. Không xa lạ vì An Sơn ở gần chúng ta, thuộc huyện Thăng Bình, lại chung một xã Bình An với giáo xứ Bình Phong. Cha Giacôbê Nguyễn bá Vi quản xứ tứ 1975 - 1982 vừa mới qua đời tại Sàigòn. An Sơn là một xứ đạo kỳ cựu, vì là con đường thương lái, mua bán hạt tiêu ngày xưa với ngoại quốc nên sớm đón nhận Tin Mừng. Thế nhưng theo thời gian lại giảm dần số lượng tín hữu, trở thành một xứ đạo nhỏ. Tuy nhiện, không thể không nói đến máu các tử đạo đã đổ ra tại An Sơn mà ngày nay vẫn còn chứng tích theo truyền khẩu. Cha Đaminh Trần công Danh, Quản xứ với 867 giáo dân trong 5 chi họ.
2- Habenus Papam, chúng ta đã có Giáo Hoàng. Đó là tin vui từ Vatican vào chiều thứ Tư 13-3, giờ Roma. Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio người Ac-hen-ti-na đã nhận sứ vụ kế vị thánh Phêrô, lãnh đạo Hội Thánh trần gian, và lấy danh hiệu là Phanxicô. Đây là kết quả cuộc bầu cử nhanh gọn nhất, và cũng bất ngờ như những lần trước, chứng tỏ việc lạ Thiên Chúa làm. Chúng ta sẽ tiếp tục cầu nguyện cho ĐGH Phanxicô. Lễ đăng quang, Ngài lên ngôi Giáo Hoàng vào ngày 19-3, tại Roma.
3- Lễ trọng mừng kính Thánh Cả Giuse, quan thầy Hội Thánh, sẽ được tổ chức vào tối thứ Hai, 18-3, với cuộc kiệu quanh nhà thờ để tôn vinh Thánh Cả trước Thánh Lễ. Đúng 18g30, tập trung rước kiệu từ sân nhà xứ. Xin mời tham dự đông đảo để tỏ lòng kính yêu người Cha nuôi Chúa Giêsu trong thầm lặng, và công chính. Nhân dịp này, giáo xứ Tam Kỳ hiệp thông và cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng với lễ đăng quang của Ngài.
Hiệp thông, chúc mừng các anh em con thánh Giuse và mời tham dự Thánh Lễ.
4- Lễ phong chức Phó Tế, lúc 9g00 ngày thứ Ba 19-3-2013, tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, nhân lễ trọng kính Thánh Cả Giuse, bổn mạng Đức Cha Giáo Phận. Dịp này có 6 thầy được tiến chức, gồm 3 thầy Giáo Phận và 3 thầy của hai dòng tu.
5- Tối thứ Ba, không có Thánh Lễ, nhưng có giờ chầu Phép Lành Thánh Thể, tạ ơn Chúa và Thánh Giuse, do thầy tân phó tế chủ sự.
6- góp quỹ Bác Ái giáo xứ : chị Hoa (Lợi) gk 9 : 100.
Câu chuyện nghĩa địa Gò Trầu
Một người nhận định với tôi về nghĩa địa giáo xứ, rằng trước đây, đó là phần đất bỏ đi, chẳng ai quan tâm. Chết thì về quê. Và ai muốn chiếm bao nhiêu diện tích cũng được. Cha Xứ không có ý kiến. Nhưng nay với 2 Thánh Lễ một năm, và con đường đi lại, ra vào dễ dàng, nghĩa địa không còn xa lạ, đã trở nên “có giá” hơn. Nhiều người đã muốn chọn nơi này để an nghỉ, và thân nhân cũng dễ đến thăm. Việc qui hoạch mới, làm bờ bao, phân lô là chuyện cần để ổn định và bình đẳng. Bạn này còn cho biết,  nói chung mọi người đều tán đồng kế hoạch do Ban Mục Vụ đề xuất. Sẽ có người mạnh tay ủng hộ hơn, vì đây là chuyến đò ai cũng phải đi qua.
Xin nhắc lại, mỗi gia đình góp 200.000đ  nơi quý chức giáo khóm để lập danh sách rõ ràng. Cha xứ không nhận khoản này.