TÌM HIỂU PHÚC ÂM IV - PHÚC ÂM THÁNH GIOAN ( 1 )
NGUYỄN HỌC TẬP
Văn sĩ Origene ở Alexandria ( Ai Cập ), thế kỷ III,
một trong những nhà bình luận tiên khởi và thời danh nhứt về Thánh Gioan, đã
xác định như sau, đối với một người biết đọc Phúc Âm Thánh Gioan:
- " Không ai có thể biết được ý
nghĩa Phúc Âm Thánh Gioan, nếu người đó không phải là người đã dựa đầu vào ngực
Chúa Giêsu và đã được đón nhận từ Chúa Giêsu Mẹ Maria làm mẹ mình ".
Là bản văn có phẩm chất thần
học cao, là " đoá hoa giữa các
Phúc Âm ".
Khởi đầu từ Clemente
Alexandrino ( thế kỷ II - III sau Thiên Chúa Giáng Sinh), Phúc Âm Thánh Gioan
được định nghĩa là quyển " Phúc Âm thiêng liêng " và định
nghĩa đó vẫn được tiếp tục trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Phúc Âm Thánh Gioan được
viết với ngôn từ bí nhiệm và ít quen thuộc so với các Phúc Âm khác, ít được đọc
hơn các Phúc Âm khác trong Giáo Hội thời tiên khởi, nhưng là con đường hoàn hảo
hơn cả để đi đến hiểu biết tận cùng câu hỏi được các Phúc Âm khác đặt ra: căn
tính đích thực của Chúa Giêsu là gì ?
Khởi đầu Phúc Âm của ngài
bằng Lời Tựa, Thánh Gioan đã đi ngược lên đến nguyên thủy mạc khải sứ mạng con
người của Chúa Giêsu:
- " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời ".
Ngôi Lời nhập thể nơi con
người - Chúa Giêsu, vẫn luôn luôn cư ngụ nơi cung lòng Chúa Cha:
- " Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa
".
và khi Ngôi Lời hằng hữu mở
mình ra, hội nhập vào trong thời gian để làm cho mình trở nên
- " ...và Ngôi Lời đã nhập thể ",
Ngôi Lời ẩn che chính mình,
để nhường chỗ cho bản tính nhân loại, trong tầm mức mỏng dòn, yếu hèn và đau
khổ của nhân loại.
Phúc Âm Thánh Gioan được cấu
trúc bằng nghệ thuật, theo một khung
sườn chính xác.
Lộ trình hướng dẫn suốt cả
những gì được tường thuật lại đó là mục đích nhằm tuần tự tiến bước mạc khải
ra Chúa Giêsu và như vậy, tuần tự cho thấy tiến triển đức tin và lòng
cứng tin.
Trong mỗi giai đoạn, chính
Chúa Giêsu là Đấng mạc khải chính mình, nhưng trước sự mạc khải của Người, con
người bị bắt buộc phải quyết định: hoặc tin. hoặc không tin.
Các giai đoạn được sắp xếp tuần
tự, giai đoạn nầy kế tiếp giai đoạn khác, làm cho công cuộc mạc khải dần dần
tiến lên: Chúa Kitô luôn luôn càng lúc càng nói cho chúng ta biết sứ mạng của
Người và con người càng ngày càng tỏ ra lòng cứng tin của mình.
Tính cách thảm đạm của những
gì Thánh Gioan tường thuật càng thể hiện rõ hơn nữa, nếu chúng ta lưu ý rằng
đối với Thánh Gioan, so với tác giả Phúc Âm, việc quyết định ngay từ bây
giờ, trong chính đời sống cá nhân của mình, theo Chúa Kitô hay chống lại,
là những gì đã tiên báo cho biết cuộc phát xét cuối cùng.
Ngay từ bây giờ, phải chọn
ánh sáng hay bóng tối, giữa đức tin và lòng cứng tin, giữa tình yêu thương và
thái độ dững dưng, giữa cái chết và sự sống.
Thánh Gioan, tác giả Phúc
Âm, mà các họa sĩ thường phát hoạ ngài bằng hình biểu tượng chim đại bàng, sẽ
lôi kéo người đọc lên cao đến Đời Sống bất tận, mà chúng ta đã ở dưới trần gian
nầy có được , ngay từ bây giờ, tùy theo độ lượng mà chúng ta yêu thương anh em.
Cần phải có một tâm hồn suy
niệm để thưởng thức được Phúc Âm Thánh Gioan.
Khi chúng ta vừa bắt đầu đọc
Phúc Âm Thánh Gioan yên tĩnh và chăm chỉ, chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng tùy thuộc
vào Phúc Âm ngài.
Và chúng ta sẽ còn mang theo
Phúc Âm Thánh Gioan cho đến lúc xuống mồ.
I - Tác giả.
Truyền thống xa xưa của Giáo
Hội đều đồng thuận gán quyển Phúc Âm IV cho Gioan, con của ông Zêbêđê.
Một truyền thống xác nhận
thánh Gioan là tác giả Phúc Âm IV, chúng ta cũng có thể tìm được lý chứng chính
trong Phúc Âm.
Chính Phúc Âm cũng nói lên
rằng văn bản Phúc Âm tùy thuộc vào một nhân chứng mắt thấy tai nghe. đó là một
người Do Thái hoàn toàn biết rõ biến cố ở Palestine :
- " Người xem thấy việc nầy đã làm
chứng và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để
cho cả anh em cũng tin " ( Jn 19, 35).
Các nơi chốn và thời điểm
không được đề cập đến trong các Phúc Âm Nhất Lãm, nhưng được xác định một cách
chính xác trong Phúc Âm Thánh Gioan, ở tại hồ nước Betsaida ( Jn 5,2) , "
Pilato đặt Người ngồi ở một nơi gọi là
Litostroto, tiếng Do Thái gọi là Gabbata " ( Jn 19, 13), mà các nhà
khảo cỗ đã xác nhận chính xác những gì Thánh Gioan đề cập đến.
Đối với người đọc mới quen
thuộc với Phúc Âm Thánh Gioan lần đầu, văn bản Phúc Âm cho biết ít nhứt được
phat hành hai lần.
Thật vậy, ở các chương 20 và
21, chúng ta có hai đoạn kết luận:
- " Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ
khác nữa trước mắt các môn đệ; những những dấu lạ đó không đưọc ghi chép trong
sách nầy. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người
" ( Jn 20, 30-31).
Đoạn kết luận thứ hai:
- " Chính môn đệ nầy làm chứng về
những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác
thực.
Còn nhiều điều khác Chúa
Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì thiết nghĩ: cả thế giới cũng
không đủ chỗ chứa các sách viết ra " ( Jn 21, 24-25).
Bởi đó các nhà nghiên cứu
thấy được trong bản văn các dấu vết của " cuộc phát hành phức tạp ".
được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn đầu, có liên hệ với truyền thống truyền khẩu, liên
hệ với thánh Gioan trong bối cảnh Palestine, trực tiếp liền sau khi Chúa Giêsu
chết đi và trước năm 70 ( sau Thiên Chúa Giáng Sinh), năm Giêrusalem bị tàn
phá, và được viết bằng tiếng aramaica.
Đó là giai đoạn đầu
tiên Phúc Âm thánh Gioan được viết bằng
tiếng Hy Lạp, viết cho một đoàn thể dân chúng mới: đó là khối dân chúng dọc
theo vùng duyên hải Tiểu Á, với trung tâm là thị xã Epheso. Cùng
cộng tác cho lần phát hành nầy là một " tác giả Phúc Âm ", thu
nhặt sứ điệp của Thánh Gioan và thích ứng hoá cho dân chúng liên hệ, có lẽ đây
là lần được viết lên bài ca ngợi khen Ngôi Lời ( Logos), tức là Ngôi Lời
Thiên Chúa là Chúa Kitô, được đặt thành Lời Tựa của Phúc Âm.
Ấn bản lần thứ nhứt nầy được
kết thúc ở chương 20, như chúng ta vừa thấy ở trên, gồm có hai phần chính:
- phần thứ nhứt ( chương 1-12),
thường được gọi là " quyển các dấu chứng " , tức là bảy phép
lạ được tác giả Phúc Âm chọn lọc để làm sáng tỏ diện mạo Chúa Giêsu, và mạc
khải Con Thiên Chúa trước thế giới, thúc giục người đọc hướng theo hoặc từ
chối.
- phần hai của bản văn ( chương 13-20), thường
được đặt tựa là " quyển giờ đây ", tức là quyển sách nói về thời
điểm vinh quang và thượng đỉnh cuộc đời Chúa Kitô được hy sinh trên thập
giá, gồm cả sự mạc khải mầu nhiệm sâu xa của Chúa Giêsu cho các môn đệ ( ví dụ
như " những diễn từ vĩnh biệt " trong Buổi Tiệc Ly, như thường
được gọi chương 13-17).
Sau cùng, như đề tựa của
chương 21, cho thấy Phúc Âm còn được tiếp tục ấn bản lần thứ hai vào cuối thế
kỷ I ( sau Thiên Chúa Giáng Sinh ), như trong một đoạn được viết ngụ ý:
-" Chúa Giêsu đáp: " Giả như
Thầy muốn anh ấy ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy
theo Thầy. Do đó mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy không chết. Nhưng
Chúa Giêsu đã khong nói với ông Phêrô là " Anh ấy sẽ không chết ", mà
chỉ nói : " Giả sử như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến,
thì việc gì đến anh ? " ( Jn 21, 22-23),
nói về cái chết của Thánh
Gioan , trong khi Giáo Hội tiếp tục trên con đường truyền giáo của mình, dưới
quyền mục vụ được Chúa Phục Sinh phó thác cho Thánh Phêrô:
- " Nầy anh Simon, con ông Gioan,
anh có mến Thầy hơn các anh nầy không? " (
Jn 21, 15-19).
Sau những gì đề cập, chúng
ta có thể kết luận thứ tự theo đó Phúc Âm Thánh Gioan được trình bày làm cho người đọc hơi khó hiểu về phương diện
lối hành văn và theo cách xếp đặt hợp lý.
Có lẽ những bất toàn đó là
do thể thức, qua đó Phúc Âm được cấu trúc: tức là do cấu trúc khai triển chậm
chạp theo thời gian, kết cấu bởi những yếu tố tiếp nối được thu thập trong
nhiều khoảng thời gian khác nhau, được sửa đi sửa lại, thêm bớt và các lần ấn
hành khác nhau đối với cùng một chủ đề được huấn dạy.
Kế đến, tất cả sau cùng đều
được phát hành, không phải bởi Thánh Gioan, mà sau khi ngài chết đi, bởi các môn đệ ngài:
- " Chính môn đệ nầy đã làm chứng về
những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác
thực " ( Jn 21, 24).
Như vậy, trong biến cố khởi
thủy của Phúc Âm, các môn đệ của Thánh Gioan đem xen vào kế tiếp những yếu tố
mà các vị không muốn bỏ mất đi, không cần quá quan tâm đến thứ tự hợp lý và
thời gian tính.
Nhưng có môt điều vẫn chắt
chắn, đó là Phúc Âm Thánh Gioan dầu được trình bày như vậy, vẫn còn mang dấu
vết của một tác giả Phúc Âm, mà những gì ngài tường thuật đều được cấu trúc nói
lên diện mạo của Chúa Giêsu, được trình bày trong nhân tính và thần tính của
Người có tính cách thần học độc đáo.
II - Nơi chốn, ngôn ngữ và thời
gian được viết ra.
Theo truyền thống ( Ireneo
và Clemente Alexandrino), Thánh Gioan còn sống cho đến khởi đầu triều đại
Traiano ( 98-117).
Nơi được viết ra, phần lớn
các nhà nghiên cứu đều cho rằng Phúc Âm Thánh Gioan được viết ra ở Epheso.
Về thời gian tính, các học
giả đều có khuynh hướng cho biết rằng đó là vào các năm 100 đến 110.
Phúc Âm được viết bằng tiếng
Hy Lạp, không có lối viết bay bướm, nhưng vẫn chính xác.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ cho
thấy có nhiều ngôn từ theo cách diễn tả của tiếng aramaico:
- " hành động theo sự thật " (
Jn 3, 1-21)
- " tin vào danh " ( Jn 1, 12; 2,
23; 3, 18).
Những ngôn từ vừa kể cho
thấy Phúc Âm Thánh Gioan có liên hệ đến cách suy nghĩ và viết văn theo ngôn từ
aramaico.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét