Các bạn có thể đọc rất nhiều thứ trên mạng, và qua mạng internet, mở rộng kiến thức rất nhiều. Về mặt đạo lý công giáo, các linh mục đỡ phải nhọc công giải thích, cắt nghĩa giáo lý, giải đáp thắc mắc....
Thế nhưng, giữa những bản tin hấp dẫn các bạn, như chuyện vụ án, chuyện lạ đó đây, đọc rồi quên, thì các bạn cũng nên chịu khó để chút thời gian đọc những bài có tính cách nghiên cứu, để thêm phần hiểu biết, thêm vững tin. Đừng ngần ngại, mặc dù khả năng thần học của mình chưa là bao nhiêu, nhưng cứ mạnh dạn làm quen đi. Thánh Thần Thiên Chúa sẽ mở mắt, soi mở lòng trí các bạn đó.
Những loạt bài sắp tới, tôi xin giới thiệu lần lượt để các anh chị đọc và hiểu thêm về 4 sách Tin Mừng. Mác-cô trước, rồi đến Luca, Matthêu và Gioan. Đây là một hiểu biết rất cần và đơn giản cho đức tin của chúng ta. Đừng sợ bài dài hay ngắn. Đọc từ từ, và có thể đọc tiếp tục nhiều lần.
Nào xin bạn bắt đầu với Tin Mừng thánh Mac-cô nhé :
Cha Dũng, quản xứ Tam Kỳ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM
I - PHÚC ÂM THÁNH MARCO
Giáo sư NGUYỄN HỌC TẬP
1 - Những tư tưởng khởi đầu:
Kitô giáo
không phải là tôn giáo được đặt nền tảng trên một hệ thống tư tưởng, một ý thức
hệ hay huyền thoại.
Bối cảnh tôn
giáo Do Thái, trong đó Chúa Giêsu sống, đang mong chờ một Vị được Thiên Chúa
sai đến, Đấng Cứu Độ ( Messia). Đấng ấy sẽ thực hiện tất cả những lời hứa cứu
độ được Thiên Chúa hứa cho dân Người.
Qua dân Do
Thái Thiên Chúa đã lập nên những mối dây liên hệ thân hữu và nhiều lần đã tỏ ra
ý muốn của Người.
Điều mới mẻ
của Kitô giáo đó là cùng với biến cố sinh ra của Chúa Giêsu Nazareth, Thiên
Chúa tạo một khúc quanh trong lịch sử con người.
Đối với ai
sống ở Palestine
thời Chúa Giêsu, đã thấy, đã nghe, đã đi theo Chúa Giêsu, kinh nghiệm đầu tiên
là mình đang sống với một con người giống như mình, một con người thực sự và
chính danh con người.
Thật vậy các
Phúc Âm cùng đồng thanh nhấn mạnh tính cách phi thường của con người Chúa
Giêsu, đến bản tính nhân loại của Người, bằng cách làm nổi bậc lên rằng Người
có những ước muốn, tình cảm và ham muốn cá biệt của chính con người: Người cũng
- có
nhu cầu đói khát ( Jn 4, 7-8),
-
động lòng trước đoàn lủ dân chúng ( Mc 6, 34; Mt 16, 32 ),
- xúc động trước bệnh tật và tang chế ( Mc
1, 41),
- sợ hải như mọi người ( Mc 14, 33),
- ngạc nhiên trước những gì bất thường ( Jn
3, 10),
- quở trách tội lỗi, sai lầm, những điều
không chính đáng ( Mt 23, 13-33)
- khóc lên trước tình trạng thảm đạm ( Jn
11, 35).
Nói tóm lại:
Chúa Giêsu
là một con người nhạy cảm trước những đức tính tích cực, bởi đó Người tỏ ra
- tâm tình yêu thương và tình thân hữu đối
với các môn đệ ( Jn 16, 15),
- tin tưởng đối với các vị ( Mc 3, 14),
Nhưng đồng
thời Người cũng tỏ ra là con người xác quyết và quyết định,
- xác tín về những gì mình nói và làm ( Mc
8, 31-33).
Nhưng bên
cạnh những nét đặc thù của một con người như chúng ta, Người cũng tỏ ra trong
các Phúc Âm bản tính Thiên Chúa của Người.
Con người
của Chúa Giêsu, với tất cả phương diện con người của Người, là nguồn gốc đức
tin Kitô giáo.
Tất cả cuộc
đời Người, các lời giảng dạy và các lần thinh lặng của Người, tình cảm và các
quyết định của Người, các động tác thường nhật và các phép lạ Người làm, biến
cố Người được sinh ra, cái chết của Người và nhứt là cuộc phục sinh của Người,
tất cả những điều đó là căn cội của Kitô giáo.
Chính từ
cuộc phục sinh của Chúa Kitô, mà các môn đệ sẽ hiểu được Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa.
Đó là khối
nhân cội trung tâm của việc loan truyền
Kitô giáo.
Nhưng Chúa Giêsu làm cho
thay đổi nơi con người các cách thức mong đợi đối với phương thức mà Thiên Chúa
sẽ mạc khải chính Người.
Ai mong đợi Chúa chỉ sẽ mạc
khải Người cho và thông hiệp với con người bằng sức mạnh hay bằng phép lạ, thì
trái lại chỉ thấy nơi Chúa Giêsu, một con người, mặc dầu thực hiện những công
trình phi thường, chỉ muốn đảm nhận lấy tất cả các đặc tính đời sống con người
trong cuộc sống thường nhật của Người.
Ai nghĩ rằng mình sẽ thấy
được Thiên Chúa trong Đấng Cứu Độ, họ chỉ thấy được một con người,
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa
và vẫn giữ bản tính Thiên Chúa của mình, nhưng đồng thời Người cũng chọn phương
thức thu hẹp mình vào tầm mức nhân loại.
- " Chúa Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên
Chúa, mà không nghĩ phải nhứt quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm
nhân, giống như người trần thế " ( Phil 2, 6-7).
2 - Các nguồn mạch tạo nên Tân Ước.
Chúa Giêsu, ai trong chúng
ta cũng biết, không đễ lại cho chúng ta một bản văn viết nào. Người cũng không
có sáng kiến bảo đảm viết thành văn các diễn từ của Người.
Trái lại, chính một vài môn
đệ Người đã viết ra, nhưng không phải viết ra ngay sau những sự kiện đã xảy ra,
mà là sau một khoản thời gian vài chục năm.
Liền sau khi những sự kiện
đã xảy ra ( tức là sau cái chết và cuộc sống lại của Chúa Giêsu) chúng ta có
được bản Phúc Âm truyền miệng ( từ năm 30 đến khoản năm 70 ) và chỉ có sau đó
các lời truyền niệng đó được viết lại thành các Phúc Âm, được viết thành văn
bản ( khoảng từ năm 70 đến khoản năm 100).
Trên thực tế, sau khi Chúa
Giêsu chết đi, đến khi viết thành bản văn Phúc Âm có khoản bốn mươi năm được trải qua, nhưng đó
không phải là khoản bốn mươi năm rổng không.
Đó là những năm mà cộng đồng
Kitô hữu có những động tác năng động đấy
cường độ trong việc rao giảng, cử hành phụng vụ, những lần đầu tiên thu nhận
những bản văn viết lại những gì chính yếu Chúa Giêsu đã " nói lên ",
các dụ ngôn Người giảng dạy, các phép lạ Người làm.
Từ các vật liệu vừa kể, các
tác giả Phúc Âm đã thu nhận, múc lấy để viết thành Phúc Âm.
Những gì được tường thuật
lại bằng lời nói và băng văn bản, được gọi là Truyền Thống.
Khoảng thời gian thu góp và
viết lên thành văn bản là giữa các năm
40-50 và 70 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đối với Phúc Âm Thánh Matthêu,
Marco và Luca; khoảng giữa năm 90 -100 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đối với Phúc
Âm Thánh Gioan.
Ba Phúc Âm đầu tiên được gọi
là " Phúc Âm Nhất Lãm " ( sjnópsis, Hy Lạp: sjn = chung
nhau; ópsis = nhìn thấy: như vậy tức là các Phúc Âm có thể " đọc chung
nhau ", bởi vì có những dữ kiện tương tợ nhau và song song nhau.
Phúc Âm Thánh Gioan được
viết lên ở bên ngoài Palestine, hơi khác với ba Phúc Âm kia, mặc dầu cùng thuật
lại những biến cố như nhau, nhưng ngài nhìn dưới một nhãn quang khác nhau.
Sách Tông Đồ Công Vụ được
Thánh Luca viết lên giữa năm 73 và 80 theo một số học giả cho biết, giữa năm 90
và 100 theo một số học giả khác.
Nguồn gốc của các Phúc Âm
phát xuất từ các lời giảng dạy của các Tông Đồ, như những gì Công Đồng Vatican
II xác nhận trong Hiến Chế Tín Lý "
Dei Verbum ", n. 19:
- " Các Thánh Tông Đồ, sau khi Chúa
Thăng Thiên, đã truyền dạy cho những ai nghe các ngài điều mà Người đã nói và
đã làm, với trí óc mà các ngài có được, được huấn dạy bởi các biến cố vinh
quang của Chúa Kitô và soi sáng bởi Thánh Thần Chân Lý. Và các tác giả đã viết
lên bốn quyển Phúc Âm, bằng cách chọn lựa một vài giữa các sự kiện đã được lưu truyền lại cho bằng lời
nói hoạc bằng bản viết, bằng cách tổng kết một vài biến cố, chú giải những biến
cố khác có liên hệ với tình trạng của Giáo Hội, tuy nhiên sau cùng vẫn tồn giữ
tính cách loan báo, nhưng luôn luôn theo phương thức nhằm nói về Chúa Giêsu với
lòng thành thật và chân lý ".
Như vậy, trong Phúc Âm chúng
ta gặp được hoặc những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm, hoặc những gì các Thánh
Tông Đồ dưới ánh sáng Phục Sinh và Hiện Xuống đã lưu truyền lại; hoặc sau cùng,
công trình làm việc sắp xếp lại ( redaction ) được các tác giả Phúc Âm
thực hiện, tùy theo các hoàn cảnh khác nhau của các cộng đồng Kitô hữu, bằng
cách lựa chọn giữa nội dung lời loan báo, các yếu tố mà các ngài cho rằng hữu
ích để loan truyền đức tin, tuy nhiên không làm chuyển đổi sứ điệp của Chúa
Kitô.
Như vậy các Phúc Âm
- không phải là một tiểu sử hay sắp xếp lại
lịch sử của Chúa Giêsu, mặc dầu vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tiểu sử có tính cách
lịch sử không thể chối cải được;
- không phải là một tổng hợp hữu lý và
có hệ thống các chân lý và các giới răn được Chúa Giêsu giảng dạy ( như sách
Coran của Mahomet trong Hồi Giáo );
- không phải là bốn phương thức nhìn hoàn
toàn khác nhau về một biến cố, cũng không phải là những bản văn giống hệt nhau
và lập đi lập lại, bản nầy có thể thay thế cho bản kia hay cả bốn bản văn có
thể tổng hợp lại thành một văn bản duy nhứt;
- không phải là những bản văn trực tiếp ghi
lại tức khắc những sự kiện đang lúc xảy ra, mặc dầu các tác giả Phúc Âm gần như
là những nhân chứng trực tiếp các biến cố ( trường hợp Thánh Matthêu và Thánh
Gioan) hay là những môn đệ sát gần với các Thánh Tông Đồ ( trường hợp Thánh
Luca và Thánh Marco ).
Điều chú tâm tiên khởi của
Phúc Âm là cung hiến cho các Kitô hữu một nhãn quang đầy đủ về Chúa Giêsu: thông
báo toàn diện diện mạo Chúa Giêsu chớ không phải những phương diện cá biệt (
Chúa Giêsu là con người, là Vị Ngôn Sứ, là Thiên Chúa...). Ai đến gần Phúc Âm
cần phải đặc tâm lưu ý đến đối tượng tôn giáo vừa kể để có thể đồng thanh tương
ứng trên cùng một tầng số hiểu được các bản văn Phúc Âm.
Thái độ đúng đắn để đọc và
hiểu Phúc Âm như là những bản văn có nền tảng lịch sử không đòi buộc phải dùng
lý trí hạn hẹp, nghĩa là xem các bản văn Phúc Âm chỉ là những minh chứng biến
cố lịch sử, nhưng còn cả đến đặc tính trình bày của Phúc Âm, tức là Phúc Âm
nhằm đưa ra giới thiệu cho biết và mời gọi người đọc hãy đi đến đức tin.
Nhưng điều vừa kể không làm
mất đi khỏi Phúc Âm giá trị lịch sử. Mặc
dầu Phúc Âm là những bản văn được viết lên dưới ánh sáng đức tin, nhưng vẫn là
những bản văn trung thành với các yếu tố lịch sử và tôn trọng đối với lời giảng
dạy nguyên thủy của Chúa Kitô. Tuy nhiên, điều thiếu sót của Phúc Âm là không
ghi lại tất cả và lập tức bằng chữ viết những gì Chúa Giêsu đã làm và nói, bởi đó
khó mà trở lại được nguyên ngữ Chúa Giêsu thốt ra " ipsissima verba
Jesu ".
Sau Phục Sinh, các Thánh
Tông Đồ giải thích các biến cố lịch sử nhờ ơn của Chúa Thánh Thần và dưới ánh
sáng đức tin, nhưng các ngài không tự tạo và biến chế các biến cố đó ra.
Thật vậy, trong một vài đoạn
văn, các tác giả Phúc Âm nhấn mạnh rằng những điều các ngài thuật lại, được đặt
nền tảng trên những nhân chứng cá nhân của các ngài
- " Người xem thấy việc nầy đã làm
chứng và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật, để
cho cả anh em nữa cũng tin ( Jn 19, 35)
- " Chính môn đệ nầy làm chứng về những
điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực
"( 21, 24),
trong một vài đoạn khác, các
ngài cho biết dựa trên các nhân chứng có nền tảng ( Lc 1, 1-4):
- " Thưa ngài Theophilo đáng kính,
có nhiều người đã ra công soạn bàn tường thuật những sự việc đã được thực hiện
giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đó đã được chứng kiến ngay
từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã
cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để
kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật
là vững chắc " ( Lc 1, 1-4).
Matthêu và Gioan là những
Tông Đồ của Chúa Giêsu và là những nhân chứng trực tiếp đối với những gì các
ngài ghi lại trong Phúc Âm.
Marco không phải là Tông Đồ,
mà là môn đệ của Thánh Phaolồ trước kia và sau đó là môn đệ của Thánh Phêrô và
nhứt là từ lời giảng huấn của Thánh Phêrô, Marco thu góp những dữ kiện lịch sử
để viết lên Phúc Âm.
Thánh Luca đã xác nhận ngay
từ khi khởi đầu viết Phúc Âm là người chú tâm tìm kiếm những tin tức có nền
tảng và thu thập những gì đã được viết ra và đúc kết của những người đi trước mình.
3 -
Các tiêu chuẩn
Khởi đầu từ các dữ kiện lịch
sử đã đề cập, các học giả đưa ra một vài tiêu chuẩn để xác nhận tính cách lịch
sử đáng tin cậy được kể lại trong Phúc Âm:
1) Tiêu chuẩn được nhiều minh chứng.
Khi một sự kiện hoặc một lời
giảng dạy được nhiều nguồn gốc khác nhau đưa ra, yếu tố Phúc Âm đó được xem là
có lý chứng vững mạnh và như
vậy đáng tin cậy về phương diện lịch sử, bởi vì nhiều nhân chứng đã xác định dữ
kiện đó.
Ăp dụng tiêu chuẩn đó vào
chủ đề lòng nhân từ của Chúa Giêsu đối với người tội lỗi chẳng hạn, chúng ta có
được lý chứng lịch sử xác nhận và đã
được tất cả các Phúc Âm đều ghi lại, mặc dầu dưới nhiều thể văn khác nhau ( dụ
ngôn, diễn văn, thuật lại biến cố gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các nhân vật khác
nhau, tranh luận với các người Pharisêu và các vị lãnh đạo dân chúng ). Cả động
tác làm phép lạ của Chúa Giêsu, lời giảng dạy của Người bằng dụ ngôn, thái độ
xác nhận vị trí xác tín tôn giáo của Người đối với hình thức tôn giáo của một
vài người đương thời, cái chết của Người trên thập giá, sự sống lại của Người
là những gì có thể dược coi như là những sự kiện lịch sử đáng tin cậy.
2) Tiêu chuẩn bất liên tục.
Khi một sự kiện xảy ra đối
ngược lại hoàn cảnh xã hội và tâm thức Do Thái thời Chúa Giêsu đang sống, điều
đó có thể được coi là lịch sử xác đáng: ví dụ thái độ của Chúa Giêsu đối với
các người Pharisêu và đối với cách thực hành ngày sabat của họ. Đó là thái độ
cho thấy sự rạn nứt đối với thế giới các thầy thông thái luật; hay ngay cả từ
ngữ Chúa Giêsu dùng, " Abbà, Cha ơi " để gọi Chúa Cha, cũng là
những gì vượt quá quan niệm của người Do Thái đối với Thiên Chúa.
3 ) Tiêu chuẩn thích hợp.
Chúng ta có thể xem một sự
kiện được Phúc Âm kể lại là chí lý, nếu yếu tố đó thích hợp và chính đáng đối
với sứ điệp của Chúa Giêsu và lời rao giảng Nước Thiên Chúa.
4) Tiêu chuẩn giải thích cần thiết.
Đó là cách áp dụng nguyên
tắc lý trí đủ dùng. Mỗi sự kiện xảy ra, đều có thể phải được lý trí giải thích
thoả đáng. Đôi khi đó là cách giải thích trở thành yếu tố cần thiết, bởi vì các
cách giải thích khác có thể đưa đến những vấn đề lớn hơn và khó khăn hơn. Đó là
tiêu chuẩn cho rằng cách giải thích đơn sơ đôi khi là lối giải thích cần thiết,
mặc dầu đôi khi đi ra ngoài khung thước thông thường. Ví dụ như các Tông Đồ
không đến lục soát và đem thân xác Chúa Giêsu ra khỏi mộ, điều đó có thể tin
được. Nếu không, làm sao các Vị có thể lẫn tránh được sự canh phòng nghiêm nhặt
của các lính canh?
Các vị đã tìm được can đảm ở
đâu để dám làm chuyện đó, trong khi Phúc Âm cho biết rằng các vị khiếp đảm, nấp
trong nhà, các cửa đều đóng kín ?
Nhưng cắc Phúc Âm mà chúng
ta có trong tay là những quyển Phúc Âm, mà các tác giả Phúc Âm đã viết ra hay
không?
Chúng ta có thể trả lời xác
đinh rằng Thánh Matthêu, Marco, Luca và Gioan đã viết ra Phúc Âm.
Bản văn tiên khởi do tay các
vị viết lên được gọi là những " bản văn tự ký " ( autographe).
Kế đến những người khác dựa
trên " các bản văn tự ký "
của các vị để viết thành những bản sao khác, thành nhiều phó bản để phổ biến
cho nhiều cộng đồng. Các " bản sao " hay " phó bản " đó
được gọi là các bản văn " ký hiệu " ( codes).
Chung ta không có " bản
văn tự ký " ( autographe ) cổ xưa nào, trực tiếp liên hệ đến các tác
giả Phúc Âm. chúng ta chỉ có được các bản sao, hay " ký hiệu "
thôi.
Ngôn ngữ:
Ba ngôn ngữ được các tác giả
dùng để viết Thánh Kinh, đó là tiếng Do Thái, tiếng Aramaico và tiếng hy Lạp.
1 - Tiếng Do Thái cũng được
gọi là tiếng " sémitique ", do tên của Sem, con của Noe.
Đó là ngôn ngữ được người Do Thái dùng để nói với nhau cho đến vài thế kỷ sau
thời kỳ bi đày ở Babylon. Sau đó là ngôn từ chỉ được dùng trong kinh nguyện và
trong văn thư. Rồi được dùng lại và cập nhật hoá, được dùng trong thế giới Do
Thái hiện nay.
2 - Tiếng Aramaico ( từ gốc
Aram, là một vùng sau đó được goi là Syria hiện nay), ngôn ngữ được dân chúng
Do Thái ở Palestine dùng vào thời Chúa Giêsu. Một vài từ ngữ " do thái "
được ghi lại trong Phúc Âm, trên thực tế đó là tiếng Aramaico: " Messia,
Pascha, Golgotha, Talità cum..."
3 - Tiếng Hy Lạp, được thịnh
hành ở khắp phiá Đông Phương, từ lúc Alexandre Đại Đế ( 333-323 trước Chúa
Giáng Sinh) và đã trở thành ngôn ngữ của hàng trí thức. Tiếng Hy Lạp được thịnh
hành đến độ khi đế quốc Roma xâm chiếm cả Trung Đông, tiếng La Tinh cũng không
thể thay thế được tiếng Hy Lạp. Hay nói đúng hơn, tiếng Hy Lạp nhân dịp đó đã
tràn ngập sang cả Roma và trở thành thông dụng tại thủ đô của đế quốc.
Cựu Ước, phần lớn được viết bằng
tiếng Hy Lạp trong các thế kỷ III và II trước Thiên Chúa Giáng Sinh theo thể
thức được gọi là " Bản Văn 70 " ( Versione Settanta), bởi vì
đó là con số các dịch giả của Bản Văn. Bản Văn 70 đó đã được Giáo Hội
dùng từ thời các Thánh Tông Đồ và hiện nay vẫn còn được các Giáo Hội Đông
Phương dùng.
Tân Ước, hoàn toàn được viết bằng Hy
Lạp. Và chúng ta biết rằng bản sao chính thức Phúc Âm Thánh Matthêu được viết
bằng tiếng Do Thái ( hay Aramaico), nhưng chúng ta chỉ có được bản viết
bằng tiếng Hy Lạp.
Vào cuối thế kỷ IV, Thánh
Girolamo dịch lại một lần nữa, bàng tiếng La Tinh, bản văn Cựu Ước trực tiếp từ
tiếng Do Thái. ngài dịch cả bản văn Tobia va Giuditta từ tiếng Aramaico
và duyệt xét lại các bản văn Hy Lạp.
Bản Thánh Kinh La Tinh mới
nầy là bản văn duy nhứt được dùng trong cả Giáo Hội Tây Phương và được gọi là
Bản Thánh Kinh " Vulgata ", tức là " được phổ biến "
cho khắp dân chúng và được dùng như là bản văn chung.
4
- Tác giả, địa danh và thời gian được viết ra.
Truyên
thống Giáo Hội tiên khởi đồng thanh chầp nhận Phúc Âm thứ hai cho Marco, người môn đệ của Thánh Phêrô,
Lời
xác nhân cổ xưa nhứt là lời của Papia Gerapoli, người đã viết lên vào đầu thế
kỷ, ghi lại và chú giải một nhân chứng cổ xưa hơn nữa.
Thánh
tác giả Phúc Âm thường được xác nhận dưới tên Gioan Marco ( Act 12, 25) và với
tên Marco ( Pt 5, 13).
Với
sư kiện là tác giả có một tên Do thái ( Gioan ) và một tên La Tinh được Do Thái
hóa ( Marco) khiến ch chúng ta có thể
nghĩ rằng tác giả là người Do Thái, đến từ thể giới nói tiếng Hy Lạp. Thật vậy,
ngài thuộc nhóm người Do Thái , trong cộng đồng Giêrusalem.
Theo
truyền thống, Marco viết Phúc Âm sau khi Thánh Phêrô chết đì ( 64 dC). Trong
Chương 13 của Phúc Âm Marco. có một lời tiên đoán sự tàn phá đền thờ (
Giêrusalem ), trong khi đó thì Phúc Âm
của các tác giả song song với Marco ( Matthêu và Luca ) viết sau khi biến cố đã
xãy ra ( sau năm 70 sau Thiên Chúa Giáng Sinh)
và một cách nào đó có những thay đổi cho hợp với biến cố đã được biết (
năm 70 d.C).
Chương
13 của Thánh Marco được viết ra để nói trước các biến cố xãy ra. Bởi đó Phúc Âm
của Ngài được viết lên trong khoảng thời gian 65-70 d.C., có một ít chi tiết
không chính xác với những gì xảy ra trong biến cố. Chương 13 của Thánh Marco
viết ra là để tiên đoán trước những gì sẽ xãy ra.
Truyền
thống đặt liên hệ giữa Phúc Âm Thánh Marco với Roma. Xét về nội bộ, Phúc Âm
Thánh Marco được viết ra không phải cho các tín hữu ở Palestine, mà là cho dân
ngoại, bởi đó ngài không mấy đặt tâm lưu ý
đến mối liên hệ giữa Phúc Âm và Cựu Ước, bởi đó ngài
- thấy cần giải thích các thói quen của
người Do Thái ( Mc 7, 3-4; 14, 12; 15, 42),
- thấy cần đề cập đến chi tiết địa dư ( Ma
1, 5-9; 11,1),
- thấy cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
sứ điệp Phúc Âm đối với dân ngoại ( Mc 7, 27; 8, 1-9; 10, 12; 11,17; 13,10)
- và dịch các ngôn từ aramaico ra
tiếng Hy Lạp ( Mc 3, 17; 5, 41.34; 10, 46; 14,36; 15, 22-24).
Ngoài
ra các đoạn liên quan đến các cuộc bắt bớ ( Mc 8, 34 - 38; 10, 38-39; 13, 9-13)
dường như đó là những dữ kiện được truyền thống từ Roma cung cấp cho.
5 -
Cấu trúc văn chương và nội dung.
Phúc
Âm Thánh Marco không có cấu trúc hệ thống chặt chẽ:
- sau phần dẫn nhập, dựa trên lời giảng dạy
của Thánh Gioan Tẩy Giả, trên Phép Rửa cho Chúa Giêsu và cơn cám dỗ trên sa mạc
( Mc 1, 1-13),
- có một ít chỉ dẫn giúp chúng ta xác nhận
được khoảng thời gian Chúa Giêsu thực hiện phận vụ của Người ở Galilea ( Mc 1,
14-7,23),
- kế đến là chuyến đi của Chúa Giêsu với các
môn đệ đến miền Tiro và Sidon, miền Decapoli, Cesare de Philippo và cuộc trở về
Galilea ( Mc 7, 24-9,0),
- và sau cùng là chuyến đi lên Giêrusalem để
chịu khổ nạn và phục sinh ( Mc 10, 1-16,8).
Những
nét đại cương vừa kể của Phúc Âm Thánh Marco nói lên diễn biến đáng được lưu ý
về phương diện lịch sử và thần học.
Lúc
khởi đầu Chúa Giêsu được dân chúng đón nhận đầy thiện cảm và phấn khởi, nhưng
rồi sứ mạng cứu độ của Người có vẻ khiêm tốn và thiêng liêng đầy thất vọng đối
với những gì họ đang đợi ở một Vị Cứu Độ ( Messia), cứu tinh giải thoát dân tộc
khỏi ách đô hộ của Roma. Bởi đó lòng hăng say lúc khởi đầu dần dần trở nên lạnh
nhạt.
Bởi
đó Chúa Giêsu bắt đầu đi ra khỏi Galilea, để chăm lo tạo nên các nhóm nhỏ môn
đệ trung tín. Các nhóm môn đệ nhỏ được thành lập đó tuyên hứa hoàn toàn trung
tín với Người ở Cesarea. Đó là một khúc quanh quyết định, mà từ đó tất cả đều
hướng về Giêrusalem với cuộc khổ nạn và
sau cùng được sự đáp ứng khải hoàn của Chúa Cha: cuộc phục sinh.
Như
vậy, chúng ta thấy được có sự đối nghịch nơi con người của Chúa Kitô, không
được dân chúng nhìn nhận hiểu biết và
khước từ, nhưng là Đấng được Chúa Cha sai đến.
Đó
là chủ đề nổi bật của Phúc Âm Thánh Marco. Thánh Marco không lưu tâm mấy để
khai triển lời giảng dạy của Chúa Giêsu, rất ít đề cập và trích dẫn lời Người.
Đặc tâm của ngài là nói lên cho mọi người biết Đấng Cứu Độ chịu đóng đính.
6 -
Thánh Marco, nhà thần học.
Mặc dầu Marco là môn đệ của Thánh Phêrô, sống dưới bóng Thánh Phêrô,
Phúc Âm Thánh Marco, theo nhiều học giả, được coi là quyển Phúc Âm thứ I theo
thời gian tính, không được nhiều tín hữu biết đến, như Phúc Âm Thánh Matthêu.
Bởi đó Phúc Âm Thánh Marco thường
được coi như là bản lược tóm Phúc Âm Thánh Matthêu.
Chỉ có một thời gian gần đây, Phúc Âm Thánh Marco mới được nhiều học giả
đặc tâm lưu ý, bởi lẽ được coi như là những gì thể hiện có ý nghĩa lời giảng
dạy tiên khởi của Giáo Hội, nhằm
dành cho các tín hữu xuất thân từ dân ngoại, tức là đặc biệt dành cho
những người mới " bắt đầu quen biết " với mầu nhiệm Kitô giáo,
tức là " những tín hữu tân tòng " ( catechumeni ),
những người đã nghe giảng dạy những lần đầu và đã bắt đầu có định hướng đức
tin, nhưng giờ đây họ đã đạt đến một tầm mức hiểu biết sâu đậm hơn về Chúa
Giêsu.
Đây chưa phải là sự hiểu biết ở tầm vóc tín điều và thần học, cho bằng ở
tầm mức đức tin và định hướng đời sống.
Một đoạn văn làm cho chúng ta hiểu rõ hơn những gì vừa đề cập, đó là
đoạn nói về những người " ở trong " ( hiểu biết) và những
người " ở ngoài " ( không hiểu ):
- " Người nói với các ông:
" Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em, còn với
những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ
có trố mắt nhìn cũng không thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kéo họ trở
lại và được ơn tha thứ " ( Mc 4, 11).
Như vậy, những người tân tòng là những người khởi đầu cuộc hành trình từ
bên ngoài vào bên trong, tù cuộc hiểu biết bằng nghe nói đến có được một kinh
nghiệm cá nhân.
Mầu nhiệm Kitô giáo chỉ có thể hiểu biết được, có kinh nghiệm được, khi
nào ở được bên trong.
Câu hỏi mà Thánh Tác Giả Phúc Âm muốn trả lời trong Phúc Âm ngài, đó là :
" Chúa Giêsu là ai ? ".
Nhưng song song với câu hỏi thứ nhứt nầy còn có một câu hỏi thứ hai:
" Người môn đệ là ai ? ".
Đó là hai mặt của cùng một mầu nhiệm: " con đường " của
Chúa Giêsu cũng chính là " con đường " của người môn đệ.
Để trả lời cho hai câu hỏi đó, " Chúa Giêsu là ai? ",
" Người môn đệ là ai ? ", chúng ta cần nhận thức ngay rằng, trong
Phúc Âm Thánh Marco, tiến trình mạc khải mầu nhiệm của Chúa Giêsu và con đường
của người môn đệ không được xãy ra bởi các diễn từ càng ngày càng sáng tỏ hơn, mà bằng dòng lịch sử cuộc sống, dần dần
được sáng tỏ hơn.
Phúc Âm là những gì được thuật lại, là dòng lịch sử, là thảm cảnh đã xãy
ra, chớ không phải giáo điều để học hỏi, là bản giáo lý để học nhớ thuộc lòng.
Nếu muốn hiểu được Phúc Âm, nếu muốn đọc từ bên trong, cần phải để cho
mình cũng liên hệ trong dòng lịch sử đó, cần phải sống đời sống môn đệ đi theo
Chúa Giêsu.
Phúc Âm không có chỗ cho những quan sát viên đứng bên ngoài, dững dưng,
trung lập.
Thánh Marco không chỉ giới hạn mạc khải, tiết lộ dần dần mầu nhiệm Kitô
giáo ( Chúa Giêsu là ai ? ). Mục đích của ngài là lo lắng hướng dẫn
người đọc khám phá ra những mối sợ hãi của mình, những điều mà mình ngại ngùng
không muốn dấn thân ( ai là người môn đệ ? ).
Như vậy Phúc Âm tiến bước đồng thời trên hai bình diện, mạc khải mầu
nhiệm Chúa Kitô và làm sáng tỏ tâm địa của con người.
Cuộc chạm trán tiếp tục giữa hai phương diện đó làm cho Phúc Âm Thánh
Marco là một Phúc Âm hiện đại, với những thảm cảnh và những điều âu lo thiết
thực của con người, trước những gì được mạc khải cho.
Con người thấy được những cử chỉ
của Chúa Giêsu, nghe những lời Người nói, nhưng vẫn còn cứng tin. Lý do của
thái độ đối kháng đó thoát xuất từ con tim " bệnh hoạn " của
con người ( Mc 7, 17-23), mà Chúa Giêsu đến để chữa trị nó.
Chúa Giêsu không mạc khải lập tức con người của Người, ngài muốn mình là
một Đấng Cứu Độ ( Messia) ẩn dật.Thật vậy, nhiều lần lập đi lập lại,
trong những lần diễn tả diện mạo Chúa Giêsu, chúng ta cảm nhận được có ý nghĩa
của bóng tối:
- đứng trước tên qủy dữ nhận
biết Người là Con Thiên Chúa,
- trước những phép lạ, mà dân
chúng muốn tuyên dương, tung hô Người là Đấng Cứu Độ và Đấng Cứu Thế, Chúa
Giêsu cưởng chống lại bằng những gì được xác định là " điều bí mật của
Đấng Cứu Thế " .
Trên thực tế, Người muốn tưần tự và tiến dần mạc khải mầu nhiệm con
người của Người và một cách cá biệt " con đường thập giá ",
như là con đường duy nhứt để đạt đến được trọn vẹn sự mạc khải đó.
Thật vậy, chính trên thập giá mà Chúa Giêsu được nhận biết như là
Đấng Cứu Thế ( Messia).
Chiụ đóng đinh vào thập giá không phải là cuộc bại trận, mà là cuộc khải
hoàn của Chúa Kitô.
Điều đó được chứng minh rắng Thánh Marco kết thúc Phúc Âm của ngài với
việc tuyên xưng đức tin của một người ngoại đạo, người đội trưởng nhận biết nơi
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, chính ngay lúc Người chết đi:
- " Người nầy thật là
Con Thiên Chúa ".
Phúc Âm Thánh Marco có thể kết thúc như vậy. Thật vậy, ngài chỉ đề cập
sơ qua về biến cố Phục Sinh, trong khi nói về ngôi mộ trống và trong việc tường
thuật lại các lần hiện ra ( Mc 16, 9-20) không phải là phần của Phúc Âm ngài.
Phần vừa kể được các học giả gọi là " phần kết luận canonica của Thánh
Marco", tức là phần của Thánh Kinh được gợi ý soi sáng cho ( inspirée
), bởi đó được coi là " theo Lê Luật Thành Kinh ), mặc dầu không
hẵn chắc là do Thánh Marco viết ra.
Đối với Thánh Marco, thời điểm khải hoàn của Chúa Giêsu là Thánh
Giá, mặc dầu ngài viết cho người Roma ( đối với họ, cái chết thập giá là cái
chết nhục nhã của hạng nô lệ ). Biết như vậy, chúng ta hiểu được ngôn từ vừa kể
của đoạn Phúc Âm về cái chết trên Thánh Giá là ngôn từ, mà Thánh Marco muốn nói
trực diện với chúng ta, người môn đệ Chúa Kitô, Thánh Giá là thời điểm khải
hoàn, mặc dầu thường khi chúng ta khước từ cực hình của Thánh Giá: " người
môn đệ là ai ? ", thay vì theo gương Vị Thầy Chí Thánh, " Chúa
Giêsu là ai ? ".
Bậy giờ thì chúng ta có thể trả lời cho hai câu hỏi mà Thánh Marco có ý
định đưa ra câu giải đáp trong Phúc Âm ngài: Chúa Giêsu là ai ?
- " Là Con Thiên Chúa,
Đấng mạc khải tất cả tình yêu của Người cho nhân loại, đến nỗi dầu phải chết
trên thập giá, Người cũng không lùi bước ".
Vậy thì người môn đệ là ai ?
- " Là người, như Chúa Giêsu, chấp
nhận thập giá của mình theo gương Vị Thầy, như là phương thế để cứu lấy mình và
cứu lấy người khác ".
Như vậy, chúng ta có thể đọc một cách tiêu biểu lý tưởng Phúc Âm Thánh
Marco như là cuộc hành trình gồm có
nhiều chặn, trong đó ánh sáng pha lẫn bóng tối, được sắp xếp phân chia thành
hai giai đoạn.
* Giai đoạn đầu ( chương 1-8)
là cuộc hành trình tiến đến thượng đỉnh ở Cesarea Philippo, nơi Thánh Phêrô xác
nhận Chúa Giêsu là " Đấng Kitô ". " Kitô " là từ ngữ Hy Lạp,
phiên dịch danh từ Do thái "
Messia " ( Đấng Cứu Độ ) ( Mc 8, 27-29).
Nhưng từ thượng đỉnh đó cần phải tiếp tục đi đến một đỉnh cao hơn nữa .
Đó là những gì được Thánh Marco trong Phúc Âm hướng dẫn ( từ chương 8 - đến
cuối ), nơi đó con người khám phá ra được bí nhiệm thực sự của Chúa Giêsu
Nazareth.
Qua
- " một con đường ",
thường được lập đi lập lại ( Mc 8, 27; 9, 33-34; 10, 17.32.46.52),
- ba ngôn từ loan báo của Chúa
Giêsu về định mệnh cái chết và sự vinh quang của Người ( Mc 8, 31; 9, 31; 10,
32-34),
- động tác đi theo các bước
chân Chúa Kitô ( Mc 8,34; 10, 21.28.32.52),
người môn đệ đến được trên đồi Chịu Đóng Đinh và ở đó, qua lời xác nhận
của viên đội trưởng Roma, mầu nhiệm cuối cùng của Chúa Giêsu được mạc khải:
* " Người chết trên
thập giá đó là Con Thiên Chúa ".
Đó là ý nghĩa Phúc Âm Thánh Marco được viết ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét