Cảm động trước “nụ cười” của người phụ nữ bán vé số không tay, không chân
Sinh ra đã kém may mắn, khi chị Thuận bị dị tật bẩm sinh không tay không chân, nhưng bằng nghị lực của bản thân, chị đã vượt qua khó khăn của cuộc sống, đứng vững bằng chính đôi chân của mình bằng nghề bán vé số.
Hình ảnh người phụ nữ không tay giơ chiếc cùi chỏ để xấp vé số ở ngã tư Lạc Cường không còn xa lạ với người dân Biên Hòa. (Ảnh: Tamsugiadinh)
Nhiều năm qua, người đi đường đã quá quen với chị Huỳnh Thị Thuận (SN 1977, ngụ Khánh Hòa), người phụ nữ không tay không chân, bán vé số ở góc ngã tư Phạm Văn Thuận – Võ Thị Sáu (TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Nhưng ít ai biết được,đằng sau những tờ vé số là một người phụ nữ đầy nghị lực.
Người phụ nữ nghị lực
Sinh ra chị Thuận đã không được như bao đứa trẻ khác, căn bệnh dị tật bẩm sinh đã khiến tay, chân co quắp, không phát triển. Gia đình đau đớn khi nhìn đứa con kém may mắn, khi cơ thể không giống người bình thường.
Dù nắng hay mưa chị vẫn kiên trì ngồi suốt cả ngày, đưa cánh tay ngắn ngủn của mình ra đường mời gọi mua vé số. (Ảnh: Tamsugiadinh)
“Cha mẹ tôi khóc rất nhiều, khi nhìn tôi không có tay, chân như chúng bạn cùng trang lứa. Những ngày tháng đau đớn, ngồi trong góc phòng nhìn thấy chúng bạn, có thể đến trường, cầm bút mà tôi buồn tủi cho số phận của mình” – chị Thuận tâm sự.
Chị Thuận sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng nghèo thuộc tỉnh Khánh Hòa, trong gia đình ai cũng lành lặn chỉ riêng mình chị là bị dị tật bẩm sinh không tay, chân. Đến khi nhận thức được sự khác biệt giữa mình và các anh chị em, thì chị đã quen với việc sinh hoạt bằng thân hình nhỏ bé của mình.
Giữa trời nắng gắt chị Thuận vẫn miệt mài bán từng tờ vé số. (Ảnh: Internet)
Bán vội cho khách một tờ vé số, chị Thuận chia sẻ: “Biết sao được, khi tạo hóa đã sinh mình ra với hình hài khiếm khuyết thì mình phải nhận lấy thôi. Mình vẫn còn sống và có sức khỏe là quá tốt rồi, có tự ti mặc cảm thì cũng chẳng là gì cả”.
Không có tay, chân việc sinh hoạt phải nhờ vào sự giúp đỡ của anh chị em. Gia đình lại gặp nhiều khó khăn nên giấc mơ được đến trường của chị Thuận tan biến trong bốn bức trường. Hằng ngày, chị loanh quanh trong gốc nhà, nhìn chúng bạn cắp sách đến trường mà buồn nghẹn ngào.
Một chiếc cặp, chiếc nón lá là bạn đồng hành đối với chị để mưu sinh. (Ảnh: Internet)
Sau nhiều lần suy nghĩ, chị Thuận quyết tâm không thể là gánh nặng cho gia đình, chị đi làm thuê cho nhiều nơi để kiếm sống. “Ban đầu, đi xin việc nhiều người cũng ái ngại vì cơ thể của mình quá nhỏ bé, vì mình không có đủ tay, chân thì làm được việc gì, nên người ta không chịu nhận. Sau rồi một thời gian, có một chị hàng xóm dắt tôi đi bán vé số, cảm thấy nghề này không đòi hỏi kiến thức nhiều hay sự nhanh nhẹn, nên tôi đã chọn và gắn bó với nghề đã hơn 15 năm. Tuy thu nhập khá khiêm tốn nhưng cũng giúp được phần nào kinh tế gia đình và hơn nữa tôi cảm thấy mình vẫn còn có ích” – chị tâm sự.
Đầu đội nón lá, quần áo giản đơn, phía trước người đeo một chiếc giỏ xách đựng tiền, miệng luôn mời gọi “Vé số đi cô ơi…”, “Anh ơi mua vé số đi…”, chị Thuận bắt đầu công việc của mình như thế từ lúc 6h sáng và chưa nghỉ một ngày nào. Chị nói, có lẽ trời còn thương chị, nên không bắt chị gánh bệnh tật ốm đau gì. Trời nắng chị đội nón, trời mưa chị nhờ người ta căng chiếc dù lớn của chị ra che chắn và chị lại tiếp tục bán đến khi hết vé thì về.
Chị luôn nhận được sự giúp đỡ từ mọi người nơi đây. (Ảnh: Internet)
https://www.youtube.com/watch? v=zIEqdBJDUpg
Bằng sự lạc quan yêu đời của mình, một người đàn ông cùng quê đã đem lòng yêu thương và ngỏ lời với chị. “Anh ấy là môt người tốt, anh thương tôi vì tật nguyền nhưng vươn lên để sống và tôi cũng thương anh ấy” – chị Thuận kể lại.
Năm 18 tuổi, ở cái tuổi đẹp nhất của người con gái, chị đã lấy chồng. Không màng đến những khiếm khuyết của cơ thể, người đàn ông ấy đã đến với chị mang lại những ngày tháng hạnh phúc của cuộc đời chị. Hai người chung sống với nhau đến 10 năm và có một đứa con trai tên là Thái Hùng.
Tưởng chừng cuộc sống đã mỉm cười với chị Thuận, năm 2004, khi vừa sinh đứa con trai đầu lòng thì người chồng bỏ ra đi. Chị tuyệt vọng đến mức từng có ý định từ bỏ cuộc đời, nhưng mỗi lúc ấy, chị lại thấy đứa con trai ôm chặt lấy mình, bao nhiêu nỗi buồn được chị che kín trong lòng và phải cố gắng hơn nữa vì đứa con bé bỏng của mình.
Năm 2006, cảm thấy công việc tại quê nhà không đủ sống, chị gửi con cho ông bà ngoại rồi cùng một người bạn đến Long An làm ăn, nhưng không thành công và thường xuyên bị lừa, nên chị chuyển đến TP. Biên Hòa làm lại từ đầu vào năm 2008.
Sống phải làm việc
Đã hơn 1 năm qua, chị Thuận không được về thăm con vì tiền tiết kiệm bao lâu nay đã bị kẻ xấu giựt mất. (Ảnh: Uk.pinterest)
Đến TP. Biên Hòa chị Thuận thuê một căn phòng trọ nhỏ, hằng ngày cứ đúng 6 giờ sáng, chị lại ra ngã tư bán vé số đến tận chiều tối mới về. Mỗi ngày chị kiếm được từ 100.000 – 200.000 đồng/ ngày, đủ trang trải cuộc sống. Chị tiết kiệm từng chút để gửi về cho gia đình và đứa con trai đang ăn học ngoài quê.
Chị Thuận cho biết: “Tuy cuộc sống hiện này, có khó khăn nhưng mình có cố gắng thì sẽ vượt qua tất cả. Vì gia đình và đứa con trai, tôi phải cố gắng thật nhiều hơn nữa, trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ đến câu “sống phải làm việc”.
Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng chị luôn nở nụ cười. (Ảnh: Internet)
Ngồi trên chiếc xe giữa trời nắng ông Bình (người xe ôm đưa chị đi bán hàng ngày) chia sẻ: “Tính nó hiền lành, lại chịu khó nên ai ở chung xóm đều thương. Nhiều lần thấy nó đeo cặp đi bán, tôi thấy thương nên hàng ngày chở nó đến địa điểm bán, đến chiều lại chở về. Cách đây một tháng, nó bị người ta giựt mất hết vé số và tiền, nó ngồi đợi tôi mà khóc nức nở, ai đi ngang qua, cũng xót thương cho nó. Thấy vậy tôi đưa nó về đây bán, để có anh em xe ôm và xe ba gác để bảo vệ cho nó”.
Chị Thuận với đức tính hiền lành và thương người chị nói, xã hội thì có người xấu người tốt, nhưng người tốt nhiều hơn người xấu vì ở xung quanh chị ai cũng đều tốt, tốt nhất là cô hàng xóm ngày nào cũng nấu cơm cho chị và sang nhà đút cho chị ăn, có hai anh công nhân gần nhà cứ mỗi tháng lĩnh lương lại cho chị vài trăm nghìn dằn túi, là những chú xe ôm cũng nghèo như chị nhưng lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ và bảo vệ cho chị.
“Tôi mang ơn người dân Biên Hòa nhiều lắm”. (Ảnh: Internet)
Rưng rưng nước mắt, chị Thuận tâm sự: “Tôi mang ơn người dân Biên Hòa nhiều lắm, phòng trọ tôi, vật dụng, tivi,… đều được mọi người mua tặng, cần gì mọi người đều giúp đỡ. Chỉ buồn là đến tối, tôi chỉ ngủ một mình, nhớ con, nhớ quê mà muốn khóc”.
Chị Thuận cũng xem tivi rồi thấy anh chàng Nick James Vujicic, chị ngưỡng mộ Nick từ khi xem chàng trai này chơi bóng, bơi lội. Chị nói chị không có đủ nghị lực như Nick dù chị cũng khát khao lắm. “Ổng giỏi thiệt, còn tôi một chữ bẻ đôi cũng không biết, tôi không cầm bút được, ăn uống khó khăn đôi khi phải nhờ người đút, mấy lần cố lấy đồ trên cao, đứng lên bình nước, cái ghế mà té lộn nhào xuống đất, đau điếng luôn“, chị cười méo xệch.
Chia tay chị vào buổi trưa đầy nắng, nghe lời mời vé số của chị mà chúng tôi không hết nghẹn ngào và cảm phục trước chị. Người phụ nữ đầy nghị sống, hiền lành trên mặt lúc nào nở nụ cười hiền lành, mặc cho trời nắng chị vẫn cố gắng bán từng tờ vé số kiếm tiền lo cho gia đình nhỏ bé của mình.
Ánh Trăng tổng hợp
https://www.youtube.com/watch? v=zIEqdBJDUpg
Bằng sự lạc quan yêu đời của mình, một người đàn ông cùng quê đã đem lòng yêu thương và ngỏ lời với chị. “Anh ấy là môt người tốt, anh thương tôi vì tật nguyền nhưng vươn lên để sống và tôi cũng thương anh ấy” – chị Thuận kể lại.
Năm 18 tuổi, ở cái tuổi đẹp nhất của người con gái, chị đã lấy chồng. Không màng đến những khiếm khuyết của cơ thể, người đàn ông ấy đã đến với chị mang lại những ngày tháng hạnh phúc của cuộc đời chị. Hai người chung sống với nhau đến 10 năm và có một đứa con trai tên là Thái Hùng.
Tưởng chừng cuộc sống đã mỉm cười với chị Thuận, năm 2004, khi vừa sinh đứa con trai đầu lòng thì người chồng bỏ ra đi. Chị tuyệt vọng đến mức từng có ý định từ bỏ cuộc đời, nhưng mỗi lúc ấy, chị lại thấy đứa con trai ôm chặt lấy mình, bao nhiêu nỗi buồn được chị che kín trong lòng và phải cố gắng hơn nữa vì đứa con bé bỏng của mình.
Năm 2006, cảm thấy công việc tại quê nhà không đủ sống, chị gửi con cho ông bà ngoại rồi cùng một người bạn đến Long An làm ăn, nhưng không thành công và thường xuyên bị lừa, nên chị chuyển đến TP. Biên Hòa làm lại từ đầu vào năm 2008.
Sống phải làm việc
Đã hơn 1 năm qua, chị Thuận không được về thăm con vì tiền tiết kiệm bao lâu nay đã bị kẻ xấu giựt mất. (Ảnh: Uk.pinterest)
Đến TP. Biên Hòa chị Thuận thuê một căn phòng trọ nhỏ, hằng ngày cứ đúng 6 giờ sáng, chị lại ra ngã tư bán vé số đến tận chiều tối mới về. Mỗi ngày chị kiếm được từ 100.000 – 200.000 đồng/ ngày, đủ trang trải cuộc sống. Chị tiết kiệm từng chút để gửi về cho gia đình và đứa con trai đang ăn học ngoài quê.
Chị Thuận cho biết: “Tuy cuộc sống hiện này, có khó khăn nhưng mình có cố gắng thì sẽ vượt qua tất cả. Vì gia đình và đứa con trai, tôi phải cố gắng thật nhiều hơn nữa, trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ đến câu “sống phải làm việc”.
Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng chị luôn nở nụ cười. (Ảnh: Internet)
Ngồi trên chiếc xe giữa trời nắng ông Bình (người xe ôm đưa chị đi bán hàng ngày) chia sẻ: “Tính nó hiền lành, lại chịu khó nên ai ở chung xóm đều thương. Nhiều lần thấy nó đeo cặp đi bán, tôi thấy thương nên hàng ngày chở nó đến địa điểm bán, đến chiều lại chở về. Cách đây một tháng, nó bị người ta giựt mất hết vé số và tiền, nó ngồi đợi tôi mà khóc nức nở, ai đi ngang qua, cũng xót thương cho nó. Thấy vậy tôi đưa nó về đây bán, để có anh em xe ôm và xe ba gác để bảo vệ cho nó”.
Chị Thuận với đức tính hiền lành và thương người chị nói, xã hội thì có người xấu người tốt, nhưng người tốt nhiều hơn người xấu vì ở xung quanh chị ai cũng đều tốt, tốt nhất là cô hàng xóm ngày nào cũng nấu cơm cho chị và sang nhà đút cho chị ăn, có hai anh công nhân gần nhà cứ mỗi tháng lĩnh lương lại cho chị vài trăm nghìn dằn túi, là những chú xe ôm cũng nghèo như chị nhưng lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ và bảo vệ cho chị.
“Tôi mang ơn người dân Biên Hòa nhiều lắm”. (Ảnh: Internet)
Rưng rưng nước mắt, chị Thuận tâm sự: “Tôi mang ơn người dân Biên Hòa nhiều lắm, phòng trọ tôi, vật dụng, tivi,… đều được mọi người mua tặng, cần gì mọi người đều giúp đỡ. Chỉ buồn là đến tối, tôi chỉ ngủ một mình, nhớ con, nhớ quê mà muốn khóc”.
Chị Thuận cũng xem tivi rồi thấy anh chàng Nick James Vujicic, chị ngưỡng mộ Nick từ khi xem chàng trai này chơi bóng, bơi lội. Chị nói chị không có đủ nghị lực như Nick dù chị cũng khát khao lắm. “Ổng giỏi thiệt, còn tôi một chữ bẻ đôi cũng không biết, tôi không cầm bút được, ăn uống khó khăn đôi khi phải nhờ người đút, mấy lần cố lấy đồ trên cao, đứng lên bình nước, cái ghế mà té lộn nhào xuống đất, đau điếng luôn“, chị cười méo xệch.
Chia tay chị vào buổi trưa đầy nắng, nghe lời mời vé số của chị mà chúng tôi không hết nghẹn ngào và cảm phục trước chị. Người phụ nữ đầy nghị sống, hiền lành trên mặt lúc nào nở nụ cười hiền lành, mặc cho trời nắng chị vẫn cố gắng bán từng tờ vé số kiếm tiền lo cho gia đình nhỏ bé của mình.
Ánh Trăng tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét