Quan điểm hôn nhân, về phía người phụ nữ, có thể là : lấy người yêu mình, thay vì lấy người mình yêu. Điều này đúng với hoàng hậu Maroc là Lalla Salma. Vì yêu cô gái dân giã này, vua Maroc đã dám sửa đổi nhiều luật lệ của Hồi Giáo. Điều này cho thấy tình yêu chân thật của ông đối với Salma.
Một số chị em công giáo chúng ta lại đi lấy người mình yêu, thành ra khi anh chàng không chấp nhận đạo công giáo, nàng cũng cho qua, miễn là được sống bên nhau. Thế là nàng có hưởng phép chuẩn chăng nữa, cũng xa rời Hội Thánh, dẫn đến mất cả đức tin. Một điều đáng buồn nếu so sánh với trường hợp của Salma, một người dân giã chấp nhận làm hoàng hậu, với ....điều kiện. Ta nên xem cho biết câu chuyện thật này.
Quốc vương Ma Rốc: Vì yêu một dân thường đã hủy chế độ đa thê và cải sửa Hiến pháp.
20/01/2016 11:06:13
Rất nhiều người đều ngưỡng mộ chuyện tình yêu giữa Hoàng tử William và Công nương Kate – một người dân thường của nước Anh. Nhưng có thể mọi người sẽ phải ngưỡng mộ hơn thế về vua Ma Rốc (Morocco) khi biết rằng để kết hôn với Hoàng hậu Lalla Salma, ông đã không ngại cải sửa Hiến pháp, hủy bỏ chế độ đa thê và sửa lại tập tục của đất nước!
Vua Maroc (Morocco), để kết hôn với hoàng hậu Lalla Salma, ông đã không ngại cải sửa Hiến pháp, hủy bỏ chế độ đa thê và sửa lại tập tục của đất nước! (Ảnh: Internet)
|
Lalla Salma được khen ngợi là một trong những vương phi xinh đẹp nhất thế giới. Hoàng hậu Lalla Salma với mái tóc xoăn dài màu đỏ đặc trưng và nét đẹp cổ điển đã tạo nên nét riêng biệt của mình.
(Ảnh: Internet)
|
Hoàng hậu Lalla Salma sinh năm 1978 trong một gia đình trung lưu ở thành phố cổ Fes của Ma Rốc. Cha bà là một giáo viên, mẹ bà qua đời khi bà vừa được 3 tuổi. Sau khi mẹ qua đời, cô bé Lalla Salma sống cùng với bà nội của mình.
Khi còn là học sinh, Lalla Salma luôn là một cô bé có thành tích xuất sắc. Lalla Salma tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin năm 22 tuổi, sau đó bà làm việc cho Omnium Nord Africain, một tập đoàn tư nhân hàng đầu Ma Rốc có vốn đầu tư của hoàng gia. Có thể nói, Lalla Salma vừa là một người xinh đẹp lại vừa tài năng.
(Ảnh: Internet)
|
Đầu năm 1999, Quốc vương Mohammed khi ấy còn là Thái tử, trong một lần tham dự bữa tiệc tối cá nhân đã gặp Lalla Salma. Thái tử vừa gặp Lalla đã bị thu hút và đem lòng yêu mến.
Sau khi hai người hẹn hò được 3 năm thì Thái tử Mohammed khi ấy đã lên ngôi vua và cầu hôn Lalla. Lalla khi ấy không nhận lời ngay, bà thổ lộ rằng: Bản thân bà chỉ có thể chấp nhận cảnh một vợ một chồng, nếu như Quốc vương Mohammed muốn kết hôn với bà thì phải hủy bỏ tập tục “đa thê” của hoàng cung.
(Ảnh: Internet)
|
Ở những đất nước Ả Rập nói chung và đất nước Ma Rốc nói riêng thì địa vị của người phụ nữ là thấp kém. Thậm chí đến ngày nay vẫn còn một số đất nước ở đây theo chế độ đa thê.
Tình yêu sâu đậm mà Quốc vương Mohammed dành cho Lalla Salma đã chiến thắng tất cả và ông đã đồng ý với yêu cầu này.
(Ảnh: Internet)
|
Quốc vương Mohammed đã gạt bỏ mọi sự cản trở từ trọng thần và gia tộc. Ông lệnh cho tất cả phi tần của cha rời khỏi hậu cung đồng thời sửa đổi Hiến pháp quốc gia, quy định toàn bộ người dân Ma Rốc thực hiện chế độ một vợ một chồng. Nhưng đây mới chỉ là bắt đầu cho những sự thay đổi…
Tháng 10/2001, nhân dịp cử hành một đám cưới hoàng gia, Quốc vương Mohammed đã lần đầu tiên công bố, ông sắp kết hôn với một dân nữ Salma Bennani (tên của hoàng hậu khi chưa kết hôn). Ngoài ra, ông cũng công bố tuổi tác và hoàn cảnh gia đình của Salma với công chúng. Điều này khiến toàn nước Ma Rốc chấn động.
Ngoài ra, Quốc vương Mohammed cũng tổ chức một buổi tuyên bố về hôn sự của mình trước sự chứng kiến của rất nhiều phóng viên, nhà báo.
(Ảnh: Internet)
|
Ở Ma Rốc, trong suốt gần 400 năm thì đám cưới trong hoàng gia là không công bố ra bên ngoài. Hơn nữa, vợ của Quốc vương là không được “xuất đầu lộ diện.” Tất cả thông tin về Hoàng hậu tương lai sẽ không được công bố ra bên ngoài cho nên đối với người dân nơi đây, cung điện Ma Rốc là một nơi rất thần bí.
Hôn lễ chưa từng có ở Ma Rốc
Hôn lễ của Quốc vương Mohammed và Hoàng hậu Lalla Salma cũng khác biệt, chưa từng có trong lịch sử nước Ma Rốc. Vì yêu Hoàng hậu Salma, Quốc vương Mohammed sẵn sàng tổ chức một hôn lễ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Ngày 21/3/2002, quốc vương Mohammed và hoàng hậu Salma cử hành hôn lễ trong phạm vi nhỏ ở cung điện. Đến tháng 7/2002, họ lại tổ chức một đám cưới trong 3 ngày, đồng thời lựa chọn ra 300 cặp vợ chồng mới kết hôn trong cả nước để cử hành một hôn lễ chung với họ.
(Ảnh: Internet)
|
Quốc vương Mohammed và Hoàng hậu Salma đã có một con trai và một con gái, Hoàng hậu Salma ngày càng xinh đẹp hơn.
(Ảnh: Internet)
|
(Ảnh: Internet)
|
Đề cao địa vị của phụ nữ, cải sửa tập tục đất nước
Hoàng hậu Salma đã thay đổi những phụ nữ trong vương thất Ma Rốc từ “không xuất đầu lộ diện” thành thường xuyên xuất hiện trước công chúng, thậm chí khuyến khích họ tận sức đi ra ngoài giao lưu với thế giới. Hoàng hậu luôn ra sức bảo vệ quyền lợi và địa vị cho người phụ nữ ở đất nước của mình.
(Ảnh: Internet)
|
Người phụ nữ Ả Rập theo luật lệ cũ, khi đi ra ngoài phải luôn che kín toàn thân chỉ để hở mắt. Nếu họ để hở một bộ phận nào đó của cơ thể sẽ bị nghiêm khắc trừng trị.
Hoàng hậu Salma trong các buổi họp công khai cũng không che mặt nhưng luôn mặc trang phục kín đáo, bên trên che kín vai và bên dưới che kín chân.
(Ảnh: Internet)
|
(Ảnh: Internet)
|
Hoàng hậu còn thành lập nhiều quỹ từ thiện, bà cũng đi giúp đỡ những người châu Phi bị mắc căn bệnh AIDS. Ngoài ra, Hoàng hậu thường xuyên đi cùng Quốc vương đến thăm những đất nước khác trên thế giới.
(Ảnh: Internet)
|
(Ảnh: Internet)
|
(Ảnh: Internet)
|
Trong mắt người dân Ma Rốc, Hoàng hậu Salma vô cùng tự tin và đáng kính.
(Ảnh: Internet)
|
Một cô gái giỏi giang tốt bụng và mạnh mẽ có thể thay đổi vận mệnh của mình, có thể khiến vị vua của đất nước vì mình mà phá bỏ rào cản gia tộc, hủy bỏ tập tục và chế độ cũ, không phải chỉ vì dung mạo xinh đẹp mà ngay cả khi chưa trở thành Hoàng hậu, cô đã tự mình có một cuộc sống tốt.
(Ảnh: Internet)
|
Trong bất cứ lĩnh vực nào Hoàng hậu Salma cũng tạo được sự khác biệt, với dấu ấn riêng của một “bà hoàng hiện đại nhưng giản dị và khiêm tốn.” Mặc dù Hoàng hậu Salma đã từng giải thích rằng: “Tôi không phải là Hoàng hậu. Tôi chỉ là một Vương phi. Ở Ma Rốc chỉ có Quốc vương, không có Hoàng hậu.” Nhưng người dân Ma Rốc vẫn gọi bà là Hoàng hậu, thậm chí còn gọi bà với cái tên trìu mến là “Bà hoàng chân trần.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét