Chuyện ăn mặc
Ngày nay, người ta biện minh
với lý do là văn minh. Văn minh thì phải có văn hóa, nhưng văn minh đôi khi lại
thiếu văn hóa trầm trọng, thậm chí là phi văn hóa ngay trong những cái được
mệnh danh là văn hóa!
Thường ngày, chúng ta thấy
có những phụ nữ đi giữa phố nhưng ăn mặc lố bịch, gây “xốn” mắt thiên hạ. Chắc
hẳn họ nghĩ là “đẹp” mới chưng diện kiểu vậy. Và chắc hẳn họ muốn tạo sự chú ý
của người khác. Các ca sĩ là những người “làm văn hóa”, đáng lẽ phải thể hiện
văn hóa thì lại ăn mặc phi văn hóa. Từ diễn viên hoặc người mẫu tới các cô gái
bình thường cũng đua nhau chụp hình “nghèo”, họ gọi đó là để “lưu dấu tuổi
xuân”, thậm chí họ còn quay các video clip tung lên các website để “bắt” người
khác xem “miễn phí”.
Người Việt vốn dĩ theo văn
hóa Đông phương mang tính lễ giáo cao mà còn vậy, huống chi các nước “văn minh”
khác trên thế giới! Người xưa quan niệm: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Nhưng ngày nay, những người tự nhận có - văn - hóa lại hùng hồn tuyên bố: “Cái
đẹp đè bẹp cái nết”. Đúng là… “hết ý”! Ngày xưa người ta nói: “Hồng
nhan bạc phận”, còn ngày nay người ta nói: “Hồng nhan bạc triệu”.
Chắc hẳn Mẹ Việt Nam đau
lòng lắm lắm!
Cách ăn mặc thể hiện rõ nét
văn hóa. Người Việt chúng ta nói giản dị mà thâm thúy: “Học ăn, học nói, học
gói, học mở”. Những điều tưởng chừng là cơ bản nhất theo bản năng như vậy mà
vẫn phải học, huống chi những thứ khác. Lạ thật!
Theo quan điểm ngày truyền
thống, một phụ nữ có phẩm hạnh sẽ không bao giờ làm nổi bật bất cứ thứ gì trên
cơ thể họ, trừ khuôn mặt hoặc mái tóc. Cô ta không bao giờ phơi bày đôi chân,
bộ ngực, vòng eo hoặc mông. Chỉ có người chồng của cô ta mới có thể biết những
thứ đó. Cách khoe ấy chỉ dùng để cụ thể hóa phụ nữ như công nghệ khiêu
dâm. Phụ nữ không là một đóa hoa mà là một con người. Phải có cách giáo dục giá
trị của sự khiêm nhường mà không tập trung vào giới tính tới mức người ta cảm
thấy ghê tởm. Khiêm nhường là con đường hai chiều. Chúng ta nên giáo dục sự
khiêm nhường. Khi nói về sự khiêm nhường, chúng ta nên nói về việc ăn mặc, nữ
giới và nam giới đều cần. Có biết tự trọng thì mới khả dĩ tôn trọng người khác,
và đó cũng là tôn trọng nhân phẩm lẫn nhau. Khiêm nhường cũng là tự hạ - một
phụ nữ khiêm nhường là phụ nữ kín đáo và dè dặt, cách ăn mặc phản ánh điều đó.
Mặc đẹp không phải là chưng diện lòe loẹt hoặc thiếu trước hụt sau.
Cái gì cũng có mục đích,
ngay cả cách ăn mặc. Đồ này mặc lúc này, đồ kia mặc lúc khác. Rõ ràng và hợp
lý. Đó là “luật ăn mặc”. Bikini để
đi tắm biển, pyjamas để đi ngủ, đồ bộ lửng để mặc ở nhà, quần shorts để đi
chơi… Thế nhưng người ta đã “đảo lộn” tất cả, thậm chí có người còn mặc những
trang phục “ngược đời” đến những nơi tôn nghiêm! Phụ nữ tinh tế có thể “làm
duyên” bằng nhiều cách. Dùng trang phục hở hang để “làm duyên” là hạ cấp!
“Ăn cho mình, mặc cho
người” – tục ngữ Việt Nam nói
vậy. Ăn mặc nghiêm túc là tự trọng và tôn trọng người khác. Ăn mặc lố bịch
không chỉ tự hạ thấp mình mà còn coi thường người khác. Ăn mặc nghiêm túc là
gọn gàng và sạch sẽ, chứ không phải là đồ mới hoặc đồ tốt. Biết ăn mặc là người
thông minh! Người giản dị là người có “chiều sâu”. Người thích chưng diện là
người nông cạn, muốn dùng bề ngoài che giấu “cái yếu” của mình.
Kinh thánh cũng nhắc
nhở về cách ăn mặc:
– Tôi muốn người
đàn bà phải ăn mặc đoan trang, đồ trang điểm phải kín đáo, giản dị: không phải
là những kiểu tóc cầu kỳ, vàng bạc, ngọc trai hay quần áo đắt tiền,10 nhưng là
những việc lành; như thế mới thích hợp với những người đàn bà xưng mình có lòng
đạo đức (1 Tm 2:9-10).
– Ước chi vẻ duyên
dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay
ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao
giờ hư hỏng là tính thuỳ mị, hiền hoà: đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên
Chúa (1 Pr 3:3-4).
TRẦM THIÊN THU
ăn mặc văn minh hiện đại nhưng phải giữ gìn phong tục của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóakeyword: áo sơ mi giá rẻ