Giêrusalem kinh đô của dân Do Thái từ thời vua David
cho đến nay, và đã đi vào văn bản Kinh Thánh, cũng như tâm tình dân Do Thái. Với
người tín hữu, nhờ việc đọc và lắng nghe Lời Chúa, cũng được làm quen với tên
gọi Giêrusalem rất nhiều, mặc dù cả đời mình, chẳng dễ mấy người đến được nơi
đất thành hàng nghìn nghìn năm này.
Phải công nhận Giêrusalem là niềm tự hào của người Do
Thái, bây giờ thế giới gọi là người Israel. Chính nhờ được ghi trong Sách Thánh,
mà Giêrusalem trở thành quốc tế, tuy thuộc chủ quyền của dân tộc Do Thái, nhưng
ngay giữa nền cũ của đền thờ, lại mọc lên một ngôi đền thờ Hồi Giáo vĩ đại. Sự
cố này đã xảy ra từ thời xa xưa, cách đây 14 thế kỷ, quân Hồi Giáo đã chiếm được
thành thánh, lúc bấy giờ tan hoang, vì người Do Thái vẫn đang bị phân tán, lưu đầy biệt xứ, và thế là họ
xây dựng đền La Roca vĩ đại ngay trên nền đền thờ Giêrusalem cũ. Ngày nay, người
Do Thái chỉ còn tâm tình thương tiếc đá cũ tình xưa, với "bức tường than thở",
là nơi nhiều người hay đến để tưởng nhớ một thời huy hoàng.
Đất Thánh là nơi lưu dấu chân, cuộc đời Chúa Giêsu cùng
với các biến cố quan trọng. Cả đến những nhân vật liên hệ như Đức Mẹ Maria, bà
Êligiabét, tông đồ Phêrô, bà Mađalêna... đều còn những dấu tích, hoặc ngôi nhà
như là bằng chứng. Một lần được đến Giêrusalem, đi trên những con đường Chúa đi
xưa, tôi đã có cảm giác lâng lâng khó diễn tả, khi hình dung Chúa Giêsu đã sống
ở đây. Ngài đã đi, đã gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người, đã nói cho người ta nghe
những dụ ngôn. Những cảm giác sống động như đang gặp được Ngài.
Những hình ảnh trình chiếu trong đoạn clip này, sẽ giúp
người xem một phần nào được tiếp xúc với cảnh quan của Đất Thánh. Dù không bằng
"tận mục sở thị" được xem tại chỗ, nhưng cũng giúp bạn nhìn về Đất Thánh nơi
Đấng Cứu Thế đã đến làm người và ở giữa chúng ta.
Xin mời các bạn cùng xem cảnh quan
Đất Thánh và Đền Thờ Giêrusalem
Lm Giuse Nguyễn Trí Dũng
Gierusalem dep thiet do co phai cha chup anh lai ko zay
Trả lờiXóa