Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

bản tin SHDC số 138


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 138        &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY 24-02-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách Sáng thế                              St 15,5-12.7-18
Thiên Chúa lập giao ước với Áp-ra-ham, vì ông tin Chúa
Bài đọc 2 : thư Philipphê                               Pl 3,17-4,1
Đức Kitô sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người
Bài Tin Mừng theo thánh Luca                     Lc  9, 28b-36
Đang lúc Đức Giêsu cầu nguyện, dung mạoNgười bỗng đổi khác
II- Ý Lễ : chị Tuyết Sang gk 1 : lễ tạ ơn và cầu bình an * chị Viên gk 1 : lễ tạ ơn và cầu bình an na9m mới * gđ Thành-Tuyến gk 5 : lễ bình an * cô Phương gk 7 : lễ tạ ơn và cầu bình an * chị Diệu Huệ gk 8 : lễ bình an * gđ Thanh-Huyền gk 7 : xin ơn ba Đấng / lễ cho 2 con và CLH mồ côi *gđ Duy-Hạnh gk 2 : lễ tạ ơn và cầu bình an * gđ Lộc-Anh gk 3 : lễ cho cha Đặng Trị (lương) mới qua đời * ga đình bà Bá gk 3 : lễ cho chồng, cha Phêrô Bá mới qua đời và cầu bình an * gđ Nghị Tình Tam Vinh : lễ cho Lh Matta, Đaminh và Gioan Baotixita *
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 02-3 đến 08-3 : Ca đoàn Cecilia
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo xứ An Hòa chầu lượt. Nằm trong hẻm nhỏ đường Trường Chinh, bên cạnh xí nghiệp may 29-3 cũ, gần ngã ba Huế, thuộc phường An Khê, quận Thanh Khê, nhà thờ An Hòa được xây mới thời cha cố Louis Huỳnh Nhẫn, năm 2002. Giáo dân 945 người, và đang phát triển thêm vì số nhập cư thành phố và số di dân làm ăn, công nghiệp. Có một cộng đoàn các Sơ Phaolô mở nhà trẻ tại đây. Cha quản xứ : Giuse Nguyễn kim Nhật.
2- Giáo Phận phát động giờ kinh chung gia đình :  kết quả Đại Hội Dân Chúa, tháng 10-2012, Giáo Phận nhà đã khởi xướng vợ chồng phát động mỗi gia đình phải có giờ kinh chung mỗi ngày tại nhà mình. Đây là việc làm hết sức thiết thực trong Năm Đức Tin, giúp duy trì truyền thống đạo đức,   đào tạo đức tin cho con cái. Thật ra, chẳng có gì mới lạ, so với thời kỳ trước 1975, Tuy nhiên, trong thời gian qua, vì những lý do chính trị, xã hội, nhiều gia đình phải hủy bỏ giờ kinh chung, chỉ còn sống đạo tại Nhà Thờ ngày Chúa Nhật , vì thế con cái dần dần lạc lõng, xa lạ. Không đi lễ Chúa Nhật nữa là trở thành người mất đức tin. Ngày nay tự do hơn, thì lại bị những thú vui giải trí, hoặc công việc, rồi học hành ... khiến nhiều gia đình không chú tâm tập trung con cái giữ giờ kinh chung nữa.
Năm Đức Tin, đặt lại vấn đề kinh nguyện gia đình để xây dựng lại đời sống đạo, là một quyết tâm chung và mạnh mẽ của toàn thể Giáo Phận. Để thể hiện quyết tâm này, Đức Cha Giáo Phận đã soạn ra mô hình tờ Lộc Lời Chúa đầu năm thật to, để nhắc nhở từng gia đình phải thực hiện cho bằng được việc làm nhỏ mọn này.
Về nguyên tắc : ngồi lại với nhau đọc kinh chung và lời Chúa vào một khoảng khắc trong ngày đả được cả nhà đồng ý.
 Về nội dung : theo hướng dẫn trên Lộc lời Chúa, và Giáo Phận sắp gửi đến bản văn kinh nguyện. Mỗi gia đình sẽ mua Tập sách 5 phút lời Chúa/ngày, giá 2.500đ/tháng.
Về luật đạo đức : trong cuộc họp các linh mục ngày 22-02-13, Đức Cha qui định là tội (nhẹ) nếu bỏ giờ kinh chung với gia đình. Nếu bận rộn, hoặc mệt mỏi thì gia trưởng có quyền linh động, thu xếp ngắn gọn hơn nữa, miễn là không để mất giờ phút kinh nguyện chung cả gia đình. Đi lễ ngày thường, hoặc đọc kinh giáo khóm rồi, vẫn không được bỏ giờ kinh gia đình, vì chương trình này ngắn gọn.
Vậy, giáo xứ chúng ta sẽ đi vào chương trình này bắt đầu từ mùa Chay, hay đúng hơn, từ Tết Quý Tỵ. Tập sách 5 phút lời Chúa mỗi ngày sẽ chuyển đến từng nhà, qua trung gian quý  Chức. Mỗi gia đình hăng hái góp vào Thùng Tiết Kiệm Xây Dựng Đài Đức Mẹ là xong.
Thời gian sẽ trả lời, cho thấy kết quả Ơn Chúa và Ơn Đức Tin hồi sinh nơi cộng đoàn, đặc biệt nơi người trẻ.
3- Trống Toà Thánh Phêrô,  trong tuần này, kể từ lúc  01g00 sáng thứ Sáu 01-3-2013 (theo giờ VN), do quyết định từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng, Hội Thánh không có người lãnh đạo cho đến khi có Giáo Hoàng mới. Xin nhiệt thành cầu nguyện giờ kinh chung gia đình, để Thiên Chúa ban cho Hội Thánh một vị lãnh đạo xứng hợp với trách nhiệm lớn lao này.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

bản tin SHDC số 137


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 137        &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY 17-02-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách Đệ Nhị Luật                           Đnl 26,4-10
Lời tuyên xưng đức tin của dân được Thiên Chúa tuyển chọn
Bài đọc 2 : thư gửi tín hữu Rô-ma                  Rm 10,8-13
Người tín hữu tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô
Bài Tin Mừng theo thánh Luca                        Lc 4, 1.13
Đức Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu ma quỉ cám dỗ
II- Ý Lễ : ôb Diêm-T gk 1 : lễ đầu năm cho ÔBCM * gđ Lc-Loan gk 1 : lễ cho Tổ Tiên * 1 người : lễ cho CLH vô danh và CLH * cô Thường T.Cai : lễ giỗ cha mẹ và em, Phêrô, Maria * gđ Thái-Dung gk 5 : lễ bình an và công việc * chị Lan (Long) gk 2 : lễ bình an gđ và công việc * gđ Tiên-Hải (lương dân) tạ ơn Chúa và cầu bình an * gđ Tuân-Nguyên (lương dân) lễ cầu như ý * gđ Tuyết-Huy Sg : lễ cho ÔBTT * gđ Hoàng-Tĩnh Sg : lễ cho ÔBTT và CLH * gđ Cường-Hiền T.Cai : lễ giỗ cha Phêrô, em Maria * gđ Hoa-Li gk 9 : lễ bình an và công việc * bà Tám gk 7 : lễ cho Lh Giuse, và bình an * bà Hồng gk 3 : lễ cho Lh Phêrô và Simon * ôb Quế-Hảo gk 7 : lễ cho Phêrô và Anna / lễ cho ÔBTTiên / lễ cho các thai nhi * gđ Đi-Tâm gk 1 : cầu an lành * gđ Diệp-Loan T.Xuân : thánh hóa việc làm và việc học * gđ Lc-Phương ĐN : cầu cho các thai nhi và công việc * gđ Trí-Chi gk 4 : xin bình an và thánh hóa công việc * gđ Phước-Đip T.Xuân : lễ cho ÔBTTiên và CLH *
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 23-02 đến 01-03 : Ca Đoàn Cecilia
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo xứ Hòa Khánh chầu lượt. Là giáo xứ duy nhất trong quận Liên Chiểu, với các trường Đại Học, Cao Đẳng và khu công nghiệp, Hòa Khánh thu hút dân các nơi nhập cư, và vì thế dần dần thành một giáo xứ lớn với khoảng hơn 4000 giáo dân, và có thêm hai cộng đoàn nữ tu Phaolô và Mến Thánh Giá Qui Nhơn. Cha Quản xứ : Giuse Nguyễn thanh Sơn
2- Các Linh Mục Giáo Phận tham dự tuần tĩnh tâm
năm 2013, từ ngày thứ hai 18 đến chiều thứ Sáu 22-02, tại Tòa Giám Mục. Xin cộng đoàn cầu nguyện cho các cha Giáo Phận cấm phòng sốt sắng, đạt yêu cầu nội tâm và định hướng mục vụ tốt hơn. Sáng thứ Hai, Thánh Lễ sáng lúc 5g00, và không có lễ chiều cho đến chiều tối thứ Sáu. Thầy xứ ở nhà, giúp việc chia sẻ Lời Chúa và việc rước lễ cho những người vẫn đi nhà thờ hằng ngày. Thứ Năm, chầu Thánh Thể như thường lệ. Mọi liên lạc cần với Cha quản xứ, xin thông qua thầy xứ trước, để báo về Tòa Giám Mục sau đó.
3- Lời chúc mừng của một đồng hương : qua trang mạng gxtamky.blogspot.com, anh Nguyễn Tuấn, còn được gọi là Tuấn CD, trước đây ở giáo khóm 3, gần Nhà Đèn, nay đang ở Texas, Mỹ, đã gửi ít lời chia sẻ niềm vui với giáo xứ sau khi được xem clip video trên địa chỉ mạng của giáo xứ. Nguyên văn nội dung như sau :Tuan Nguyen đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "Video Canh thức Giáng sinh 2012" :
Trọng Kính Cha Chánh Xứ, Kính Chào Ban Hội Đồng Giáo Xứ Tam Kỳ Cùng Toàn Thể Dân Chúa Giáo Xứ Tam Ky. Trước Tiên Con Kính Chúc Cha , Cùng Toàn Thê Giáo Xứ Tam Kỳ . Mùa Giáng Sinh An Lành Và Tràn Đày Hồng Ân Thiên Chúa. Một Năm Mới Dồi Dào Sức Khoe. Con Xin Cảm ơn Cha Đã tạo Điều Kiên Qua video Mừng Chúa Giáng Sinh 2012. Quá Tuyệt Vời . Đày Ý Nghĩa Trong Năm Đức Tin, Thạt là Sống Động. Con được nhìn Thấy Cha thân Yêu của con , va bà con thân thuong của con. Một Đứa Con xa xứ. 6 năm vát vả nơi đát khách quê người. Kính Thưa Cha . Quá sức tưởng tượng của con , Một Thánh Đường Khang Trang lộng Lẫy. Cộng đoàn dân Chua quá đông. 
Giờ đây Tâm hồn con đang hướng về quê nhà . nơi Thánh đường mà những năm trước đây con da và làm tất ca để phụng vụ . Con Rất vui mừng giáo xứ Tam Kỳ Được Sự dạy đổ . dìu dắc cúa Cha mới có ngày hôm nay.  Xin Cảm ơn ban quay fim rất đẹp .
 Lời sau cung Kính Chúc Cha chánh Xứ Tràn Đày Hồng Ân Thiên Chúa . Dồi Dào sức Khoe . Kính Chúc Ban Hội Đòng Giáo Xứ Một Mùa Xuân tràn đày hạnh phúc . Vững vàng Trong Năm Đức Tin.
Đứa Con Xa Xứ Tuấn CD Cúa Cha 
4- Thánh Lễ thứ Sáu hằng tuần, lúc 15g00, tại nhà nguyện Đoan Trai, rất mong ước được sự hiện diện của anh chị em lân cận như giáo khóm 5 và giáo khóm 8. Đặc biệt, các vị cao tuổi ở giáo khóm 5, gần đất xa trời rồi, nên sống gần Chúa nhiều hơn. Nếu không thể đi lễ tối ở nhà thờ xứ, thì ít ra rất nên đi lễ ở Đoan Trai, để thêm lòng đạo đức. Đường sá cũng dễ đi !

Video: Lễ khởi công xây dựng Đài Đức Mẹ Lữ hành


Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Giới thiệu bài phỏng vấn hay về giáo dục và xã hội


Xin giới thiệu với độc giả của blogger Tam Kỳ bài phỏng vấn Giáo sư tiến sĩ  Nguyễn đăng Hưng, khá hay và thấm thía về tính cách giáo dục và tổ chức xã hội bị xuống cấp rất nhiều ở Việt Nam. Tôi được biết qua ông Ngô chí Dũng, rằng Gs Nguyễn đăng Hưng quê ở xã Tam Dân, huyện Phú Ninh bây giờ, (vậy là một vinh dự của xứ Quảng đây). Ông đã vào cô nhi viện từ năm còn nhỏ, rồi được cha mẹ nuôi đưa qua Bỉ ăn học. Nay cũng phải trên 70 tuổi. Ông tha thiết với việc giáo dục ở Việt Nam, nhận lời đến giảng dạy ở một số trường Đại Học lớn, có tiếng ở Việt Nam. Thế nhưng qua bài phỏng vấn này, có thể thấy rằng ông cũng phải "ngao ngán" về tình trạng  giáo dục một chiều, về tính cách nặng phần chính trị trong giáo dục. Kết quả ngày nay nhìn nơi giới trẻ trong xã hội, chúng ta thấy thật thê thảm. Biết làm chi bi chừ nhỉ ?


Lời dẫn của GS Nguyễn đăng Hưng:

Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp:
“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!".
Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẻ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.

Khi thiện và ác đổi ngôi


Phóng Viên:
Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng.

Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy.

Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hớt ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.

Phóng Viên:
Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy.

Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.


Phóng Viên:
Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của cái ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất gia' và từ giá mới sẽ vươn lên.
Nhưng nền giáo dục của Việt Nam đang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính.

Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền của bằng địa vị và chỗ đứng của mình.

Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa, k
hi con người không được bảo vệ.

Phóng Viên:
Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ, chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình.

Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp Cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa.
Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị các em làm lại để chấm lại.
Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong.

Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn. Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết.

Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc. Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an.
Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…

Phóng Viên:
Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ cắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó.

Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng, không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…


Phóng Viên:
Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân.

Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…

Phóng Viên:
Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? .

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng, nhưng cái ác hoành hành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàng quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên.

Phóng Viên:
Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở một số nước như Philippine, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích Hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử.

Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở Việt Nam chính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.
Nền giáo dục tự hoại.


Phóng Viên:
Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn nhiều tấm gương tốt trong xã hội?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự.
Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng.

Xin kể một kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường Công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý Công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Nhưng những thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó.

Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại Việt Nam ngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.

Phóng Viên:
Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Vâng, tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp, nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần.

Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến. Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…


Phóng Viên:
Nghĩa là vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng thế. Một lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có, nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành?. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại sao mẹ không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp ?. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày, thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người.

Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãng học văn, ngán ngẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta, nhưng khi mở Ti Vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử Việt Nam. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Phóng Viên:
Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là Tổ quốc trên hết, mình vì mọi người mọi người vì mình.

Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.


Phóng Viên:
Vậy theo ông, bài học thường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người Việt Nam cũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình.

Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin', con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu Tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo:

Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con Tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc?.
Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy.

Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.


YÊN TRANG
Tân Sơn Nhất ngày 13/11/2012


Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

bản tin SHDC số 136


SINH HOẠT DÂN CHÚA Gx TAM KỲ
Số 136        &      ' 0510.3834.492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
CHÚA NHẬT 4 MÙA THƯỜNG NIÊN 03-02-2013
I- LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT :
Bài đọc 1 : sách Ngôn sứ Giêrêmia        Gr 1,4-5.17-19
Ta đặt ngươi làn ngôn sứ cho chư dân.
Bài đọc 2 : thư 1 Corintô                          1 Cr 12,31-13,13
Hiện nay Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến.
Bài Tin Mừng theo thánh Luca                Lc  4, 21-30
Như các ngôn sứ Êlia và Êlisa, Chúa Giêsu không chỉ được sai đến với dân Do Thái mà thôi.
II- Ý Lễ : ôb Khóa-Cư Tam Xuân : lễ họ mả tộc Nguyễn * gđ Dũng-Cúc gk 4 : lễ cho Lh Gioan, Maria và lễ tạ ơn * Giới Trẻ giáo xứ : lễ mừng Bổn Mạng, Thánh Gioan Boscô * a. Hưng, giới trẻ : cầu bình an đi đường * chị Huyền gk 7 : lễ cho cha mẹ Giacôbê-Maria / lễ tạ ơn và cầu bình an * chị Hậu gk 7 : lễ tạ ơn và cầu bình an * 1 người : lễ cho CLH mồ côi và CLH * ôb Diêm-Tự gk 1 : lễ cho Lh Giuse vaø Catarina* gđ bà Nguyện LýTrà : lễ cho Lh Mac-cô * a.Trường+các em : lễ cho Phêrô và Maria * gđ Tài-Giang gk 9 : tạ ơn và cầu bình an * gđ Vỹ-Oanh gk 9 : tạ ơn và cầu bình an * gđ Minh-Tín gk 5 : tạ ơn cuối năm * cô Lài gk 9 : tạ ơn và cầu bình an * ôb Hoàng Đ.Trai : tạ ơn và cầu cho ÔBCM và Lh Phêrô* cô Hải gk 1 : tạ ơn và cầu bình an* gđ Thanh-Min gk 9 : lê giỗ Bố Fx Thông* gđ Thái-Dung gk 5 : tạ ơn và cầu bình an * gđ Đó-Sơn gk 5 : tạ ơn * Cộng đoàn Giáo Khóm 2 : lễ Bổn Mạng, lễ Nến * Anh chị Tân Tòng : lễ tạ ơn * gd Khoa-Tú gk 5 : lễ tạ ơn.
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA,
từ chiều 02-02 đến 15-02 : Giáo khóm Tam Xuân
THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Giáo xứ Cẩm Lệ chầu lượt. Ở ngay đầu cầu Cẩm Lệ, thuộc quận Cẩm Lệ mới tách ra khỏi Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Nhà Thờ Cẩm Lệ được Nhà Nước trả lại, sau khi dùng làm hợp tác xã, rồi cho người ngoại làm nhà ở. Năm 2001, Nhà Thờ được xây mới và khánh thành. Vì đất hẹp, nên phải làm nhà thờ lầu. Cha Gioakim Trần Kim Thượng là Quản Xứ, Hạt Trưởng Hạt Hòa Vang. Số giáo dân khoảng 950 người.
2- Tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm nay, thuận lợi cho việc ăn tết và sống đạo ngày Chúa Nhật. Vậy như thường lệ, Thánh Lễ Chúa Nhật lúc 6g00. Cuối lễ, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ mừng tuổi chung, và tiếp tục niềm vui ngày xuân với vũ khúc thơ ngây của các em thiếu nhi. Sau đó, cha Quản Xứ đi Chu Lai dâng lễ, không thể đi thăm tết ngay được. Không có Thánh Lễ chiều. Các em thiếu nhi nghỉ Tết một Chúa Nhật.
Việc chụp ảnh gia đình xin cứ tiếp tục với qúi chức giáo khóm và anh Giuse Nguyễn Sâm là người chụp ảnh, DĐ số 0905.232.618.
2- Mùng 2 Tết : Thánh lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã qua đời, tại Nghĩa Địa Gò Trầu, lúc 7g30. Đặc biệt có thêm bài văn Tế Cầu Hồn, đăng trong Nguyệt San Hiệp Thông của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đường bêtông dẫn lên lễ đài sạch sẽ, tốt đẹp, và xin để xe theo sự sắp xếp của Ban Trật Tự.
Buổi chiều, lúc 14g30, Thánh Lễ người cao tuổi, đúng ngày 11-02, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Bí Tích Xức Dầu Thánh và cầu cho các bệnh nhân. Nhân dịp Tết, cha Quản Xứ “lì-xì”, mừng tuổi các cụ. Xin các gia đình cố gắng hết sức, đưa các cụ về dự lễ. Đây là cơ hội 1 năm 1 lần, để có cụ được trở lại Nhà Thờ giáo xứ. Không thể bỏ qua, vì đó là bất hiếu, (trừ trường hợp liệt giường). Cũng trong Thánh Lễ này, cộng đoàn giáo khóm 3 mừng kính Bổn Mạng giáo khóm, Đức Mẹ Lộ Đức.
3- Mùng 3 tết, Thánh Lễ lúc 7g00, xin mời doanh nhân, doanh nghiệp trong giáo xứ lên công bố Lời Chúa.
4- Thứ Tư Lễ Tro, mùng 4 tết : Thánh Lễ xức tro lúc 18g30. Nhớ ngày ăn chay đặc biệt để góp phần làm việc thiện. Đàng Thánh Giá Núi Sọ tại An Ngãi lúc 7g30 với Lễ Tro.
5- Năm mới, học lấy bằng lái xe gắn máy. Ai muốn ghi tên học lấy bằng môtô A1, xin giới thiệu khóa học của Trường CĐ Nghề Quảng Nam, 224 Huỳnh Thúc Kháng. Học phí 100.000đ
Hiện nay, thầy giáo Phêrô Hồ Thanh Sơn, DĐ 0935507-387, thuộc giáo khóm 7, là giáo viên của trường, đảm nhận phần dịch vụ ghi danh vào khóa học. Rất thuận lợi cho anh chị em giáo dân đến học thi lấy bằng. Thầy Sơn lại xin dâng tất cả lệ phí dịch vụ cho Đức Mẹ Lữ Hành, vì thế, xin giới thiệu khóa học này với cộng đoàn xứ đạo, để học viên được hướng dẫn tốt và đạt kết qủa. Chúng ta, trong nhà, giúp nhau ở chỗ này.