Trang

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Đức Giám mục viếng thăm mục vụ các họ đạo vùng Tây Tam Kỳ


Viếng thăm mục vụ các họ đạo vùng Tây Tam Kỳ

Tam Kỳ là một trong những Giáo xứ đã trải qua nhiều thăng trầm nhất của 50 năm hình thành Giáo phận Đà Nẵng theo giòng lịch sử của đất nước.
Khoảng một thập niên trước khi Giáo phận Đà Nẵng được thành lập vào năm 1963, vùng đất Tam Kỳ là một trong những địa bàn Giáo Hội Công giáo phát triển nhanh nhất. Hàng chục họ đạo được thành hình với nhà thờ được xây dựng trong thời gian này, nhưng không bao lâu sau, đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những biến cố chính trị lúc bấy giờ. Tiếp đó là những năm cao điểm của chiến tranh, giáo dân phân tán, nhiều họ đạo bị xoá sổ, kể cả một giáo xứ kỳ cựu là Thuận Yên, nằm hướng Tây-Nam Tam Kỳ. Thay vào đó, hai Giáo xứ mới được thành lập tại những khu vực an ninh hơn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo lúc bấy giờ là Chu Lai và Tín Đức. Đến năm 1975, đến lượt hai Giáo xứ này cũng bị xoá sổ vì giáo dân đa số hồi cư về quê cũ hay vào Nam sinh sống.
Sau năm 1975, việc phục hồi lại các họ đạo ngày xưa quả là một công trình dài hơi và gian khó đủ điều, đặc biệt nhờ lòng nhiệt thành của Cha Bênêđitô Nguyễn Tấn Khoá. Từ con số không sau chiến tranh, lần lượt các họ đạo Thuận Yên, Tam Thành, Tam Lộc, Tam Lãnh, Đoan Trai, Khánh Thọ, Gò Tre, Trung Đàn, Tam Mỹ được tái lập, nhà thờ được xây dựng lại. Năm 2000, Giáo xứ Thuận Yên được tái lập với 6 giáo họ trực thuộc, rồi đến năm 2006, thêm Giáo họ Tam Thành được nâng lên thành Giáo xứ với giáo họ Tam Lộc trực thuộc.
Năm 1997, Tỉnh Quảng Nam tách ra khỏi Thành phố Đà Nẵng, chon Thị xã Tam Kỳ làm tỉnh lỵ, và không lâu sau đó, được nâng lên thành Thành phố Tam Kỳ, với những phát triển và mở mang trông thấy về nhiều mặt. Tôn giáo cũng phát triển, giáo dân gia tăng, nhu cầu mục vụ và truyền giáo ngày một lớn.
Viếng thăm mục vụ các họ đạo vùng Tây Tam Kỳ lần này, Đức Giám mục Giáo phận có ý khảo sát kỹ địa hình, quan sát thực tế và thăm hỏi giáo dân về nhu cầu và sở nguyện tâm tình của họ. Nhân dịp Lễ Truyền Tin, Quan Thầy Giáo họ Khánh Thọ, Đức Giám mục Giáo phận đã về dâng Thánh Lễ tại đây. Trên đường đến Khánh Thọ, Ngài đã đến thăm và làm phép hang đá Đức Mẹ tại giáo họ Trung Đàn, sau đó đến thăm viếng và cũng làm phép tượng đài Đức Mẹ Fatima tại Giáo họ Gò Tre. Ngài đã lắng nghe giáo dân bày tỏ niềm vui những gì có được hôm nay, và cả những trăn trở thao thức hướng về tương lai.
Kết thúc chuyến viếng thăm tại Nhà thờ Khánh Thọ lúc trời đã chập tối với Thánh Lễ trọng thể mừng kính Mầu Nhiệm Nhập Thể, được tổ chức tại sân mới rộng rãi của Nhà thờ Khánh Thọ, ngay trước Núi Đức Mẹ Lộ Đức cũng vừa hoàn thành, với sự tham dự đông đảo và sốt sắng của giáo dân đến từ Tam Kỳ, Gò Tre, Trung Đàn và cả Tam Lãnh cách đây gần 20 cây số. Một số anh chị em giáo dân từ Tam Tòa, Ngọc Quang, Hoà Khánh thuộc Thành phố Đà Nẵng cũng vào thông hiệp trong Thánh Lễ tối nay.
Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Quản xứ kiêm Quản Hạth Tam Kỳ, Cha Đa-minh Phan Châu Bảo, Phó xứ, và Cha GB Trần Ngọc Tuyến, Quản lý TGM, đã đồng hành với Đức Giám mục trên suốt hành trình này. Đức Cha Giuse đã ngõ lời cám ơn sự tận tuỵ và nhiệt thành của các linh mục với đàn chiên, đồng thời cũng cám ơn sự tham gia xây dựng Giáo Hội của cộng đoàn Dân Chúa.
Ngõ lời với Dân Chúa tại đây, Đức Cha Giuse không nén được nỗi vui mừng và cảm động khi tận mắt trông thấy những đổi thay tích cực và lắng nghe tâm tình của họ. Ngài gọi đây là những cuộc “truyền tin” mới, để Giáo Hội tiếp tục “cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi” Chúa Cứu Thế để rao truyền công cuộc của Người.
Khánh Thọ có thể được nâng lên thành Giáo xứ trong một tương lai gần. Đây là tin vui Đức Cha đã đem đến cho Giáo xứ Tam Kỳ hôm nay, đặc biệt cho giáo dân ở vùng đất này.

Ban TT/TGM

GIÁO HỌ TRUNG ĐÀN













GIÁO HỌ GÒ TRE











 GIÁO HỌ KHÁNH THỌ










                                            Nguồn: giaophandanang.org

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA TẠI MỘT TÒA ÁN Ở INDONESIA


Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.

Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp

“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.


Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Bản tin Sinh Hoạt Dân Chúa số 94



SINH HOAÏT DAÂN CHUÙA Gx TAM KYØ
soá 94         &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chuùa nhaät 4 Muøa Chay naêm B 18-3-2012
I- LỜI CHÚA                         
Bài đọc 1 :   sách Sử Ký                                     Sk 36,14-16.19-23,1-17
Chúa  đày ải và giải phóng dân để tỏ cơn thịnh nộ và lòng thương xót.
Bài đọc 2 : thư gửi tín hữu Ê-phê-xô                  Ep 1,4-10
Anh em đã chết vì phạm tội, nhưng được cứu độ nhờ ân sủng.
Tin Mừng Thánh Gioan                                         Ga 3,14-21
Thiên Chúa sai con của Người xuống thế gian, để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.
II- CÁC Ý LỄ ĐÃ NHẬN :  
Giáo Khóm Trà Cai : lễ Thánh Giuse, Bổn Mạng (19-3)* chị Y Tam Xuân : lễ cho Giuse,Maria và Bình an * gđ Phước-Điệp Tam Xuân : lễ cho mẹ Têrêxa mới qua đời * gđ Ngọc-Lý T.Bình : lễ cho mẹ Maria mới qua đời * gđ Thịnh-Nhàn T.Bình : lễ bình an * gđ Liên-Cho gk 6 : lễ cho 2 con Giuse và Antôn * chị Như gk 4 : lễ tạ ơn và cầu cho chồng (lương) *  gđ Nghĩa-Nhung gk 6 : lễ cho cha Phêrô Soạn mới qua đời * bà Ngọc Trà Cai : lễ giỗ Lh Phêrô và Maria * chị Nguyệt (Giang) gk 3 : lễ bình an * chị Xuân gk 4 : lễ cho con Simon *  
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA, tuần sau
từ chiều thứ Bảy 24-3 đến thứ Sáu 30-3 : Giáo Khóm 3
IV- LỜI HẰNG SỐNG trong tuần : Chúa Giêsu nói : “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (câu 14-15)
Đặt vấn đề : chúng ta nghĩ thế nào về việc Chúa “được” giương cao ? Chắc chắn là khác với “bị” giương cao, vì theo Lời Chúa, đây là chuyện tốt, phải đưa lên cho mọi người nhận biết. Tốt khoe, xấu che là chuyện thường thấy. Ở đây, ta có thấy chuyện Chúa Giêsu chịu nạn thập giá là chuyện tốt, để ta khoe ra, hãnh diện giới thiệu với mọi người, hay ta lại mắc cỡ, sợ sệt dấu đi danh hiệu Kitô hữu của chính mình ?
 THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Thứ Hai 19-3, lễ trọng kính Thánh Cả Giuse, Bạn Trăm năm của Đức Maria, thánh lễ ban chiều tối lúc 19g00. Xin mời cộng đồng Dân Chúa họp nhau lúc 18g30, đọc kinh và rước kiệu Thánh Cả quanh Nhà Thờ và sau đó Thánh Lễ. Cộng đoàn giáo khóm Trà Cai mừng Bổn Mạng của mình nên nhận phần khiêng kiệu. Xin chia vui lễ mừng Bổn Mạng với giáo khóm Trà Cai và nhiều anh em được Thánh Giuse Bảo Trợ. Dọn mình rước lễ hai hình, như là đặc sủng của ngày lễ.
Đặc biệt, xin cộng đoàn giáo xứ cầu nguyện cho việc sửa chữa, thay ngói Nhà Thờ chống dột, được an toàn và mau chóng hoàn tất tốt đẹp. Đây là việc đã được Ban Mục Vụ phát động từ Chúa Nhật 05-02 (14 Tết), cho đến nay (1 tháng rưỡi), kể cả sự giúp đỡ của người ngoài xứ, chỉ mới nhận được 1/3 kinh phí dự trù. Cũng xin cầu Thánh Cả cho tôi, linh mục quản xứ, được ơn chữa bệnh lạ kỳ (mắt cứ lồi ra, trong khi xét nghiệm lại không thấy bệnh).
2- Chiều thứ Bảy 24-3, Đức Cha về dâng lễ mừng Bổn Mạng, Lễ Truyền Tin với cộng đoàn giáo họ Khánh Thọ lúc 18g00. Thánh Lễ tại hang đá, ngoài sân Nhà Thờ Khánh Thọ. Tại Nhà Thờ Tam Kỳ, không có Thánh Lễ chiều thứ Bảy.
Đặc biệt, trong dịp này, cha phó Bảo và anh chị em các giáo họ vừa hoàn tất việc xây dựng Tượng Đài kính Đức Mẹ tại các nhà thờ, nên Đức Cha sẽ đến từng nơi và làm phép thánh hiến. Chương trình như sau :
16g00 : tại Trung Đàn, đón Đức Cha và tham dự nghi thức làm phép Tượng Đài.
17g00 : tại Gò Tre, cũng như tại Trung Đàn
18g00 : tại Khánh Thọ, làm phép Hang Đá và Đức Cha dâng lễ đồng tế mừng Bổn Mạng.
Với niềm vui chung trong cùng một đoàn chiên, xin mời Quý Chức và ông bà anh chị em dành thời gian đến tham dự và chia vui cùng anh chị em các cộng đoàn có hang đá hoặc tượng đài kính Đức Mẹ và được chào đón Đức Cha dịp này.

Mẩu đối thoại với Thánh Giuse của Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long



Mẩu đối thoại với Thánh Giuse
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Một tâm hồn có lòng kính mến Thánh Giuse đến trước tượng ngài trong thánh đường và tâm sự với ngaì về những thắc mắc tò mò của mình như sau:
1. Con xin chào Thánh cả Giuse. Ông Bà Cha mẹ con thường nói với con về Thánh cả, nhưng chẳng ai rõ về Thánh cả bao nhiêu, ngoài hình tượng của Thánh cả trong hang đá ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh và tượng trong nhà thờ…Con Thấy người ta làm hình tượng Thánh cả sao có nhiều râu ria và chống gậy gìa qúa vậy?


Thánh Giuse: Phải chính là ta đây. Và đúng như vậy, không có sử sách nào ghi lại cuộc đời của ta cả. Trong phúc âm có ghi lại vài dòng như quê quán nơi sinh ở Bethlehem, nơi Chúa Giêsu giáng sinh trên cánh đồng; rồi sống lư u lạc với Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu bên Ai-cập sau cùng trở về sinh sống nơi làng quê miền Na-da-rét đất nước Do Thái.
Về nghề nghiệp ta làm nghề thợ mộc đóng bàn ghề, tủ đựng thức ăn chén bát, xây nhà cửa có khi lát gạch cả lối đi ngoài cổng nữa, làm kế sinh sống nuôi gia đình. Và trẻ Giêsu cũng học làm nghề này với ta cả.


Có lẽ vì thế mà xưa nay người ta tạc khắc vẽ hình tượng ta với cái cưa, cái đục, cái búa, cái bay thợ nề. Điều đó không có gì sai cả. Trái lại tốt thôi. Ta vui mùng vì người ta đã biết qúy trọng công việc làm ăn tay chân.


2. Vâng con nghe nói Thánh cả trong thời gian thành lập gia đình với Đức Mẹ Maria và cả sau khi Chúa Giêsu chào đời, thánh nhân đã trải qua những giai đoạn phức tạp khó khăn hầu như ngoài ý muốn của mình. Có phải như vậy không?
Thánh Giuse: Đúng vậy. Maria, người, ta muốn cùng xây dựng một tổ ấm uyên ương, lại có thai trước đó! Điều đó làm ta bối rối khó xử. Ta đã hằng đêm suy nghĩ mất ăn ngủ về việc này.Nhưng bỗng dưng ta có một giấc mơ lạ lùng!


3. Một giấc mơ ư?


Thánh Giuse: Phải, Thiên Chúa đã gửi đến cho ta một giấc mơ. Trong giấc mơ đó ta cảm thấy càng khó xử hơn !


4. Tại sao vậy?


Thánh Giuse: Trong giấc mơ, ta được tỏ cho biết hài nhi trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa và ngưòi cha con trẻ là Thiên Chúa, Cha chúng ta trên trời!


Ta tỉnh dậy và càng thêm bối rối sợ hãi. Nhiều thắc mắc càng đến dồn dập: Như thế nghĩa là gì? Không thể được, ta không thể là cha của hài nhi trong bụng Maria được? Ta có nên cưới Maria làm người bạn đường nữa không? Ta có cần thiết giữ vai trò gì trong việc này nữa không?…


Dẫu vậy, trong cơn bối rối lo âu ta vẫn giữ lòng trông cậy nơi Thiên Chúa. Ta hằng cầu nguyện cùng Ngài, xin ơn soi sáng giúp sức.


5. Trong Kinh thánh ghi lại: Thiên Thần Chúa hiện ra trong giấc ngủ với thánh nhân, báo tin cắt nghĩa cho thánh nhân và khuyên nhủ thánh nhân nên xử sự như thế nào rồi mà?


Thánh Giuse:Phải, đúng như vậy. Ta được Thiên Thần nói cho biết ý của Thiên Chúa về hài nhi là con Thiên Chúa trong bụng Maria và ta là cha nuôi là của hài nhi này, như chương trình của Thiên Chúa đã sắp đặt. Nhưng dẫu vậy lúc đó ta không hiểu nổi chương trình ý định của Thiên Chúa, nên ta sinh ra bối rối lo âu…


6. Sau này Thánh nhân, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu sống trong một gia đình ở miền quê Na-da-rét. Thánh nhân có thể kể cho con nghe về đời sống của gia đình thánh nhân khi xưa thế nào?


Thánh Giuse: Con trẻ Giêsu lớn lên như bao con trẻ khác trong làng xóm. Gia đình nghèo, nên ngài phải giúp ta trong công việc làm ăn sinh sống, lúc ngài còn còn trẻ. Lẽ tất nhiên ngài cũng được cắp sách đi học ở trường làng như các trẻ em khác. Trẻ Giêsu ham đọc sách kinh thánh, sách kề luật trong đạo, sách các Tiên tri, sách Thánh vịnh. Và càng ngày chúng ta càng nhận ra ngài siêng năng cầu nguyện cùng Thiên Chúa.


Maria và ta cắt nghĩa cho ngài về thiên nhiên về con người, về phong tục cuộc sống ở đời. Trẻ Giêsu chăm chú nghe và yêu thích cảnh vật thiên nhiên, yêu thích cuộc sống liên đới tình người. Chúng ta, bậc cha mẹ lẽ tất nhiên vui mừng hãnh diện về ngài lắm.


7. Chúa Giêsu khi sống còn sống bên cha mẹ ở nhà, có luôn luôn vâng lời cha mẹ không?


Thánh Giuse: Vâng, ngài haèng sống ngoan ngoãn vâng lời chúng ta. Nhưng có một lần ngài làm cho chúng ta lo âu sợ hãi. Ta không biết có phải ngài không vâng lời chúng ta lần này không?


Số là gia đình chúng ta cùng đi hành hương lên đền thánh Chúa ở Giêrusalem, lúc đó trẻ Giêsu lên 12 tuổi. Bỗng dưng ngài biến mất khỏi đoàn hành hương. Chúng ta lo lắng đi tìm ngài khắp nơi.Sau cùng tìm thấy ngài còn lưu lại nơi đền thánh đang ngồi tranh cãi với các thầy cả, các bậc thông thái về luật lệ, về Lời Chúa sôi nổi…


Là cha me, chúng ta vui mừng vui tìm thấy lại con mình, nhưng cũng buồn giận. Chúng ta trách ngài: tại sao con không cùng đi về với cha mẹ và để cha mẹ lo lắng tìm con như vậy?


Ngài nhìn chúng ta và trả lời: Cha mẹ tìm con. Con cám ơn lòng cha mẹ thương con, lo lắng cho con. Nhưng con muốn tìm hiểu học biết nhà Cha con ở trên Trời. Điều đó cha mẹ phải biết chứ!


8. Nhưng sau thời gian chung sống ở nhà với Đức Mẹ Maria và thánh cả, Chúa Giêsu lại bỏ nhà ra đi?


Thánh Giuse: Phải, đúng như vậy. Khi ngài được ba mưoi tuổi, ngài nói với chúng ta: Ngài muốn đi đây đó rao giảng về tình yêu nước Thiên Chúa cho mọi người. Từ đó cuộc đời Ngài nay đây mai đó, không chỉ rao giảng mà ngài còn làm phép lạ chữa bệnh cho nhiều người và đem lại cho tâm hồn họ niềm vui hạnh phúc.


9. Nhưng trong kinh thánh sau này không nói gì về thánh cả nữa?


Thánh Giuse: Đúng như vậy. Những người viết sách phúc âm sau này chỉ chú trọng ghi chép lại Lời rao giảng, đời sống cùng việc làm của Chúa Giêsu thôi. Ta đã hoàn thành nhiệm vụ được Thiên Chúa trao ban ủy thác cho: Nuôi nấng dậy dỗ Chúa Giêsu thành người khôn lớn. Và từ lúc đó, ta càng cảm nghiệm nhận ra lòng tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa là thế nào cho đời sống:


10. Có phải vì thế mà ngài được tôn vinh là Thánh cả và được mọi người tôn sùng yêu mến hay còn có điều gì khác hơn nữa?


Thánh Giuse: Ta không biết nhiều hơn con đâu. Vì ý Chúa nhiệm mầu. Nhưng ta nghĩ, càng ngày những người tín hữu nhận ra gía trị một đời sống đơn giản âm thầm, sống làm việc tay làm hàm nhai và có lòng tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.


Đó là đời sống của gia đình ta khi xưa với đức mẹ Maria và Chúa Giêsu. Có lẽ vì thế mà ta được tôn vinh yêu mến và chọn làm quan thầy cho người lao động thợ thuyền, cho các gia đình, cho mọi người trong Hội Thánh Chúa Giêsu ở trần gian.


11. Sao thánh nhân lại có bông hoa trên tay vậy?


Thánh Giuse: Đó là ông hoa huệ đó con. Bông hoa huệ mầu trắng biểu hiệu cho tâm hồn thanh sạch có lòng yêu mến, trông cậy phó thác nơi Thiên Chúa là Cha cuộc đời mình.


12. Thưa Thánh cả Giuse. Kinh thánh chỉ ghi lại rất ít về đời sống của Thánh cả, nhưng không ghi chép một lời nào của Thánh cả đã nói hết.


Thánh Giuse: Con biết đấy: người ta có thể không cần nói gì, mà cũng vẫn là một người tốt lành thánh thiện được, và có thể là thánh nữa.


Nói hay, nhiều người có thể làm được. Nhưng sống thực hành theo ý Chúa muốn, đó là điều quan trọng hơn.
Con cám ơn Thánh Cả đã cho con được hầu truyện thánh cả. Con xin đốt cây nến trước tòa Thánh cả. Con ra trở về nhà không quên ơn Thánh cả và xin Thánh cả đừng bỏ con. Vì con cần Thánh cả cầu bầu cùng Chúa cho đời sống con.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

NHỮNG CÂU HỎI THIẾT THỰC VỀ MÙA CHAY và TUẦN THÁNH


28 câu hỏi về Mùa Chay giúp các tín hữu hiểu rõ hơn Mùa phụng vụ, để yêu mến và không ăn chay cách thiếu hiểu biết.
1. Mùa Chay là mùa gì ?
Người ta gọi Mùa Chay là thời lỳ gồm 40 ngày, dành cho việc chuẩn bị mừng lễ Chúa Phục Sinh và là thời kỳ cao điểm của các anh chị dự tòng chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong ngày lễ Phục Sinh.
2. Người tín hữu sống Mùa Chay từ khi nào ?
Bắt đầu từ thế kỷ thứ IV, người tín hữu đã bắt đầu sống Mùa Chay như là thời gian sám hối và đổi mới cho toàn Giáo Hội nhờ vào việc ăn chay và kiêng thịt. Việc làm này thực hiện một cách hiệu quả đối với các Giáo hội Đông Phương, còn đối với các Giáo Hội Tây Phương thì việc sám hối có phần nhẹ hơn, nhưng người tín hữu vẫn giữ chay theo tinh thần sám hối và hoán cải.
3. Tại sao lại có Mùa Chay trong Giáo Hội công giáo ?
Hằng năm Giáo Hội liên kết bốn mươi ngày của Mùa Chay với mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong sa mạc. (xem. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 540).
4. Thần Khí nào của Mùa Chay ?
Đó như là một việc tĩnh tâm cộng đồng trong bốn mươi ngày mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu noi theo gương Chúa Kitô trong thời gian Người ở sa mạc, để chuẩn bị cho việc cử hành trọng thể Lễ Vượt Qua, trong việc thanh tẩy tâm hồn, thực hành đức ái hoàn hảo trong cuộc sống của người kitô hữu và trong thái độ sám hối.
5. Sám hối là gì ?
Từ « sám hối », theo bản dịch la tinh bắt nguồn từ một từ hy lạp Metanoia, có nghĩa là « trở về » ( theo nghĩa bóng : thay đổi tư tưởng) của người tội, có nghĩa là toàn bộ những hành vi bên trong cũng như bên ngoài để sửa chữa tội lỗi đã phạm và tình trạng của sự việc là hậu quả của tội nhân.Nghĩa đen là "thay đổi cuộc sống" có nghĩa là hành vi của các tội nhân trở về với Thiên Chúa sau khi đã lìa xa Ngài hoặc đã mất đức tin.
6. Những biểu hiện nào của việc sám hối ?
Việc sám hối bên trong của người Kitô hữu có thể có những biểu hiện rất khác nhau. "Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhấn mạnh trên tất cả ba hình thức: ăn chay, cầu nguyện và bố thí, mà thể hiện qua việc chuyển đổi trong mối quan hệ đối với chính mình, đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Cùng với sự thanh tẩy triệt để do Bí tích Rửa tội hoặc sự hy sinh mang lại, các tội nhân kể đó như là phương tiện để có được sự tha thứ tội lỗi, cố gắng hòa giải với tha nhân, nước mắt của sự hối cải, mối quan tâm cho sự cứu rỗi của những người khác, lời chuyển cầu của các thánh và thực hành bác ái phải "bao trùm tội nhân" (1 P 4.8) (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1434)
7. Người kitô hữu buộc phải làm việc sám hối ?
"Tất cả các tín hữu, mỗi người tùy theo những cách khác nhau của họ, buộc phải theo luật của Thiên Chúa để làm việc sám hối. Tuy nhiên, để tất cả các tín hữu có cùng một việc đền tội, Giáo Hội đã đặt ra những ngày nhất định để trong thời gian này các tín hữu dâng hiến một cách đặc biệt cầu nguyện, làm các công việc đạo đức, bác ái, và quên mình trong việc hoàn thành nghĩa vụ riêng được trao một cách trung thành tuyệt đối, và nhất là tuân giữ việc ăn chay và kiêng thịt (Giáo luật, số 1249)
8. Có những ngày và giờ nào để sám hối ?
"Trong Giáo Hội phổ quát, tất cả các buổi thứ sáu hàng năm và Mùa Chay là những ngày và thời gian để sám hối. "(Giáo Luật, số 1250)
9. Người Kitô hữu phải làm gì trong những ngày thứ sáu hằng năm ?
Để tưởng nhớ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá", mỗi thứ sáu, trừ khi trùng hợp với lễ trọng, các tín hữu buộc phải kiêng thịt, hoặc bất kỳ thực phẩm khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục; các tín hữu phải ăn chay và kiêng thịt vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. "(Giáo Luật, số 1251)
10. Mùa Chay bắt đầu khi nào ?
Mùa Chay bắt đầu vào ngày thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay lập tức trước khi Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa (Thứ Năm Tuần Thánh). Trong suốt giai đoạn này được kể như là một sự thống nhất:
1) Thứ tư Lễ Tro,
2) Các Chúa Nhật, I-II ; III, IV, V ; và Chúa Nhật Lễ Lá,
3) Lễ Truyền Dầu.
4) Các ngày lễ.
11. Thứ tư Lễ tro là ngày nào ?
Đây là sự khởi đầu của Mùa Chay, một ngày sám hối đặc biệt, trong đó người tín hữu hiển lộ lòng mong muốn cá nhân đế TRỞ VỀ với Thiên Chúa.
Bằng việc đón nhận việc xức tro trong các nhà thờ, người tín hữu chứng tỏ sự khiêm tốn và chân thành của con tim, mong muốn chuyển đổi và thực sự tin vào Tin Mừng.
12. Nguồn gốc của việc xức tro có từ khi nào ?
Nguồn gốc của việc xức tro thuộc về khuôn khổ của việc sám hối chính thức. Nguồn gốc này bắt đầu bắt buộc đối với toàn bộ cộng đồng Kitô hữu từ thế kỷ thứ mười. Phụng vụ hiện nay vẫn giữ được yếu tố truyền thống xức tro và giữ chay nghiêm ngặt.
13. Nhận phép lành và việc xức tro được làm khi nào ?
Phép lành và việc xức tro được ban trong Thánh Lễ sau bài giảng; trong trường hợp đặc biệt, các tín hữu có thể được lãnh nhận trong một buổi cử hành Lời Chúa. Các hình thức xức tro được lấy cảm hứng từ Kinh Thánh: 3 St,19 và Mac 1,15.
14. Tro lấy từ đâu ?
Theo truyền thống từ thế kỷ thứ mười hai, Tro lấy từ những lá (lá ô liu hoặc lá dừa) được làm phép trong Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước. Lời chúc lành nhắc nhớ lại tình trạng tội lỗi cho nhưng ai được nhận lãnh.
15. Có những biểu tượng nào của tro ?
Các biểu tượng của tro là như sau:
a) tình trạng suy yếu và tự mãn của con người dẫn họ tiếp cận gần đến sự chết.
b) tình trạng tội lỗi của con người.
c) Cầu nguyện và khẩn nài tha thiết để Thiên Chúa đến trợ giúp.
d) Được sống lại, vì lẽ tất cả mọi người đều được kêu gọi tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô.
16. Giáo Hội mời gọi người tín hữu điều gì trong Mùa Chay ?
Giáo Hội mời gọi chúng ta làm cho Mùa Chay trở nên một thời gian tĩnh tâm tinh thần trong đó việc cố gắng chiêm niệm và cầu nguyện phải là một nỗ lực lâu dài của cá nhân , tùy thuộc vào lòng quảng đại của mỗi tín hữu.
17. Có những hậu quả nào của một Mùa Chay Thánh ?
Nếu chúng ta sống tốt Mùa Chay, chúng ta phải có một sự chuyển đổi cá nhân thực sự và sâu sắc, và với thái độ này, Mùa Chay giúp chúng ta chuẩn bị tham dự vào đại lễ quan trọng nhất trong năm đó là Chúa Nhật Lễ Phục Sinh.
18. Hoán cải là gì ?
Hoán cải là muốn hòa giải với Thiên Chúa, xa rời sự ác, để thiết lập một mối quan hệ thân thiện với Đấng Tạo Hóa.
Điều này có nghĩa là mong muốn ăn năn và xưng thú tất cả các tội lỗi của chúng ta.
Sau khi trở lại trong ân sủng (không còn tội trọng), chúng ta phải thay đổi từ bên trong (thái độ) bất cứ điều gì không làm hài lòng Thiên Chúa.
19. Tại sao người ta nói rằng Mùa Chay là thời kỳ quan trọng và là thời kỳ sám hối ?
"Thời gian và ngày sám hối trong năm phụng vụ (Mùa Chay, mỗi thứ sáu trong việc tưởng nhớ sự chết của Chúa) là những khoảnh khắc quan trọng của việc sám hối trong Giáo Hội. Thời gian này là đặc biệt thích hợp cho việc tập luyện các bài tập thiêng liêng, cử hành phụng vụ sám hối, các cuộc hành hương như là dấu hiệu của sự ăn năn, tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí, và chia sẻ tình huynh đệ (các công việc từ thiện và truyền giáo) ". (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1438).
20. Lòng mong muốn hoán cải cụ thể của tôi thế nào ?
Trong nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn còn thực hành việc sám hối, chẳng hạn như:
1. Đón nhận Bí Tích Hòa Giải (Bí tích giải tội hoặc xưng tội) và làm tốt việc xưng thú tội: rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và đầy đủ.
2. Xóa bỏ những sự chia rẽ thông qua sự tha thứ, và phát huy tinh thần huynh đệ.
3. Thực hành những công việc của lòng thương xót.
21. Các công việc của lòng thương xót là gì?
Các công việc tinh thần của lòng thương xót là:
- Giảng dạy cho người không hiểu biết.
- Khuyên nhủ những người cần lời khuyên.
- Sửa chữa những người lạc đường
- Tha thứ cho những người nguyền rủa.
- An ủi kẻ buồn sầu.
- Kiên nhẫn chịu đựng những nghịch cảnh và yếu đuối của tha nhân.
- Cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết.
Những việc phúc đức về thể xác :
- Thăm viếng bệnh nhân.
- Cho kẻ đói ăn.
- Cho kẻ khát uống.
- Cứu kẻ bị giam cầm.
- Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
- Cho khách đỗ nhà.
- Chôn xác kẻ chết.
22. Các nghĩa vụ của một người Công Giáo trong Mùa Chay là gì?
Người công giáo phải thực hiện sắc chỉ ăn chay vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh và phải kiêng thịt mỗi thứ sáu cũng như việc xưng tội rước lễ.
23. Ăn chay là gì?
Ăn chay là ăn một bữa trong một ngày, với một chế độ ăn uống thanh đạm vào buổi sáng và buổi tối. Không nên ăn ngoại bữa, ngoại trừ trường hợp bệnh tật.
24. Ai buộc phải giữ chay?
Luật giữ chay là bắt buộc đối với các vị thành niên cho đến 59 tuổi. (x. CIC, số 1252)
25. Kiêng thịt là gì?
Kiêng thịt là việc khước từ ăn các loại thịt (đỏ, trắng).
26. Ai buộc phải kiêng thịt?
Luật kiêng thịt buộc tất cả những ai có đủ 14 tuổi tròn (x.CIC, n° 1252).
27. Các tín hữu có thể thay đổi việc giữ chay và kiêng thịt?
Các tín hữu không phải ăn chay hay kiêng cữ như việc áp đặt nhưng như là một phương tiện cụ thể mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu lớn lên trong tinh thần thực sự sám hối.
28. Những khía cạnh mục vụ nào cần nhấn mạnh trong Mùa Chay?
Mùa Chay là mùa cao điểm của phụng vụ, trong đó toàn thể Giáo Hội chuẩn bị cho việc cử hành Lễ Phục Sinh. Lễ Vượt Qua của Chúa, Bí tích Rửa tội và lời mời hòa giải, thông qua bí tích giải tội, đó là những mối tương quan quan trọng.
Nên sử dụng phương tiện mục vụ như:
1) Việc dạy Giáo Lý về mầu nhiệm Phục sinh và các Bí tích;
2) Tiếp cận và cử hành thường xuyên Lời Chúa
3) Nếu có thể được, nên tham gia hàng ngày các phụng vụ mùa
Mùa Chay, cử hành sám hối, và nhất là việc tiếp nhận bí tích giải tội.
4) Các kỳ Linh thao, các cuộc hành hương như là một dấu hiệu của sự ăn năn, sự tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí, các công việc từ thiện và truyền giáo.
Theo Catholique.org
Thiệu Chuyên chuyển dịch

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Ban Bác Ái Xã Hội - Caritas Hạt Tam Kỳ Tĩnh Huấn Mùa Chay tại giáo xứ Tam Kỳ


TĨNH HUẤN MÙA CHAY 2012 – TẠI TAM KỲ

Trong những năm trước đây, các đợt tĩnh huấn Bác Ái Xã Hội (BAXH) - Caritas được tổ chức tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, nhưng mới đây, Caritas giáo phận kết hợp với Ban BAXH-Caritas Tam Kỳ tổ chức tĩnh huấn Mùa Chay cho Ban BAXH-Caritas của 07 giáo xứ thuộc hạt Tam Kỳ bắt đầu từ chiều ngày 03 đến ngày 04/3/2012, tại Nhà Thờ Tam Kỳ - số 952 Phan Chu Trinh – Tp. Tam Kỳ.
Chiều Thứ Bảy, ngày 03/3/2012, có 51 anh chị em Ban BAXH-Caritas các giáo xứ (trong đó có Tam Kỳ: 28; Thuận Yên: 06; Tam Thành: 06; An Sơn: 02; Hà Lam: 09) đã tập họp đầy đủ. Đến 14g00, Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng - Quản Hạt kiêm Quản xứ giáo xứ Tam Kỳ đã khai mạc tĩnh huấn.
Trong đợt tĩnh huấn này, ngoài việc được học hỏi về “Đường hướng Caritas – Linh đạo Caritas và Giảm kỳ thị & phân biệt đối xử với người khuyết tật” do Ban giảng huấn Caritas trình bày. Ngoài ra, anh chị em còn được tham dự Thánh Lễ, sinh hoạt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm…. và tĩnh nguyện cuối ngày. Tất cả các hoạt động đều được tham dự viên hăng hái tham gia tích cực, phát biểu sôi nổi.
Chiều ngày 04/3/2012, sau phần lượng giá, Cha giám đốc đã phát giấy chứng nhận cho 51 tham dự viên trước khi kết thúc vào lúc16g30 cùng ngày với một chút liên hoan nhẹ.
Việc tổ chức tĩnh huấn theo từng giáo hạt lần này, đã giúp anh chị em đi lại dễ dàng hơn nên tham gia đông đủ hơn.   
Hy vọng qua những đợt tĩnh huấn tuy đơn sơ, nhưng giúp cho người làm công tác BAXH-Caritas được “đào tạo chuyên môn cần thiết” được “đào tạo con tim”được “dẫn tới gặp Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng thức tĩnh tình yêu của họ và mở lòng họ ra cho kẻ khác”. (TCTY, số 31) theo ý nguyện của Đức Giáo Hoàng Bênêdicto.                                             
                                                                                  
VP. Caritas Đà Nẵng 















Nguồn: giaophandanang.org 

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Bản tin Sinh Hoạt Dân Chúa số 93

SINH HOAÏT DAÂN CHUÙA Gx TAM KYØ
soá 93         &      ' 0510.3834492
có thể xem nơi địa chỉ mạng : gxtamky.blogspot.com
Chuùa nhaät 3 Muøa Chay naêm B 11-3-2012
I- LỜI CHÚA                         
Bài đọc 1 :   sách Xuất Hành             Xh 20,1-17
Lề luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê
Bài đọc 2 : thư I gửi tín hữu Cô-rin-tô  1Cr 1,22-25
Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người ta coi là ô-nhục, nhưng đối với những ai được kêu gọi, thì đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Tin Mừng Thánh Gioan                Ga 2,13-25
Cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.
II- CÁC Ý LỄ ĐÃ NHẬN :  
Gđ Đồng-Túc Tam Xuân : lễ giỗ cha mẹ Phêrô-Maria * Ch Hồng (Lan) gk 3 : lễ cầu bình an * gđ Tâm-Hà gk 7 : lễ cho cha mẹ và anh em, cùng Lh thai nhi * ch Tấn gk 3 : lễ cho mẹ đổ đầu Maria Khuôn * gđ Huyền-Thanh gk 7 : xin ơn mẹ  * ông Ngc Trà Cai : lễ cho mẹ Maria Khóa * anh Tiếu Thái Bình : lễ cho Lh Gioakim-Maria * ch Đào (Thuấn) gk 4 : lễ xin ơn như ý
III- VIỆC PHỤC VỤ NHÀ CHÚA, tuần sau
từ chiều thứ Bảy 17-3 đến thứ Sáu 23-3 : Giáo Khóm 2
IV- LỜI HẰNG SỐNG trong tuần : Thánh sử Gioan viết :”nhưng đền thờ Chúa Giêsu muốn nói đây là chính thân thể Người.” 2,21
Đặt vấn đề : Đền thờ Giêrusalem, được Chúa Giêsu ví von như là thân thể của Chúa, một thân thể như chúng ta mọi đàng, cũng phải ăn uống ngủ nghỉ và nhiều vui buồn. Vậy chúng ta có biết làm theo Lời Chúa, để biến thân xác mình cũng nên Đền Thờ cho Thiên Chúa ngự, hay dùng thân xác mình để làm những chuyện tội lỗi, mê ăn uống, mê xác thịt ?
 THÔNG TIN QUAN TRỌNG
1- Gây qũy giáo lý thiếu nhi : trường giáo lý thiếu nhi đã khai giảng và đi dần vào ổn định các lớp học, với đội ngũ giảng viên các lớp, là các thầy cô, những người lớn tuổi, hoàn toàn định cư tại giáo xứ. Như vậy sẽ có chiều dài thời gian làm việc, gắn bó với các em, các cháu hơn, nếu so với đội ngũ giáo lý viên trẻ nơi nhiều giáo xứ khác, cứ phải lần lượt thay thế, vì đổi chỗ ở, vì lập gia đình...
Vì vậy, xin các cha mẹ có con em từ lớp 1 đến lớp 11, phải cho em đến lớp, đi lễ chiều Chúa Nhật, và bỏ học thêm văn hóa, nếu có vào chiều Chúa Nhật. Thánh lễ buổi sáng là của người lớn, phụ huynh, không chấp nhận việc có mặt các em thiếu nhi tham dự. Xin cha mẹ lo liệu để các em đi lễ chiều, và học giáo lý.
Như mọi tổ chức hội đoàn khác, trường giáo lý thiếu nhi cũng cần một qũy chi thu để phục vụ. Trong khi chờ đợi sự góp phần của chính phụ huynh các em, thì tiền bỏ giỏ trong lễ sáng Chúa Nhật 11-3, sẽ được cha xứ ủng hộ, nhường dành cho qũy giáo lý. Trước mắt, để lo sắm khăn quàng các lớp, và các vật tư cần thiết. Sau là để hỗ trợ việc gây dựng phong trào Hùng Tâm Dũng Chí cho các em.

2- Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí :  đây là phong trào thiếu nhi đã có từ xa xưa, nhằm đào tạo kỹ năng, nhân cách, nhân bản cho giới thiếu nhi, tương tự như phong trào Hướng Đạo Sinh, nhưng khác ở chỗ Hùng Tâm Dũng Chí thuộc tổ chức của Hội Thánh, của giáo xứ, mang tính cách tôn giáo rõ rệt. Sinh hoạt Hùng Tâm Dũng Chí đã có mặt ở Tam Kỳ từ lâu trước, với nhiều ông bà xưa đã từng là huynh trưởng, hoặc là đội viên trong các cơ đội.
Phong trào HTDC hiện nay không là mới, chỉ là tái lập lại, để giúp các em vào chiều Chúa Nhật có một sân chơi lành mạnh, hợp đạo lý, và phát triển nhân cách tốt hơn. Chúng ta hãy chờ 1 thời gian, để từng bước hình thành.
3- Giáo họ Khánh Thọ sẽ long trọng mừng Bổn Mạng Lễ Truyền Tin (25-3) vào chiều thứ Bảy 24-3, lúc 18g00 với sự hiện diện và dâng lễ đồng tế của Đức Cha Giáo Phận. Nhân dịp này, Đức Cha sẽ đi thăm và làm phép khánh thánh các Tượng Đài kính Đức Mẹ của Trung Đàn (lúc 16g00), của Gò Tre (lúc 17g00) và sau đó làm phép hang đá Khánh Thọ và dâng lễ tại đó. Xin mời quí chức và cộng đoàn tham dự.